Cách Cải Tạo đất Sét Bền Vững Với Chi Phí Thấp Trong Thời Gian Ngắn

Đất sét là loại đất phổ biến ở nước ta. Đất sét với kết cấu là các hạt sét mịn, dính chặt vào nhau. Điều này khiến cho đất sét dẻo quánh khi ngấm nước và nứt nẻ, vón cục khi khô hạn.

Vì đặc điểm này nên đất sét có nhiều nhược điểm. Khả năng thoát nước của đất sét rất kém, vào mùa mưa thường bị ngập úng gây thối rễ. Vào mùa nắng hạn lại khô cứng khiến rễ cây bị đứt, thiếu nước. Đất nén chặt nên không khí lưu thông trong đất ít, cây hô hấp kém. Cây ra ít rễ vì lớp đất cứng, khó xuyên qua.

Để canh tác tốt trên đất sét, nhà vườn cần nắm rõ cách cải tạo đất sét, cải thiện những nhược điểm của loại đất này.

Đối với một mảnh đất sét nếu thực hiện theo biện pháp thông thường thì cần mất tới 5 năm để có thể cải tạo, nhưng với quy trình của WAO, nhà vườn chỉ mất 2 năm đã có thể biến đổi mảnh đất hiện tại thành mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu.

Kết quả cải tạo đất sét
Đất sét trước và sau khi cải tạo

Hãy cùng WAO tìm hiểu cách cải tạo đất sét qua bài viết này!

Quy trình cải tạo đất sét diễn ra theo 3 bước:

Nội dung bài viết

  • Bước 1: Bổ sung hữu cơ để cải tạo đất sét
  • Bước 2: Trồng cây cải tạo đất sét
  • Bước 3: Bổ sung WAO BOOM cải tạo đất

Bước 1: Bổ sung hữu cơ để cải tạo đất sét

Bổ sung phân hữu cơ

Các loại phân hữu cơ nhà vườn sử dụng để cải tạo đất sét là phân chuồng, phân xanh, phân rác nhà bếp,… Đây là dạng hữu cơ ngắn hạn nên sẽ giúp cải thiện tính chất đất nhanh và cần bổ sung định kỳ.

Đất sét có kết cấu nén chặt, hạt mịn, thô dính nên việc bổ sung phân hữu cơ sẽ cải thiện kết cấu đất, tách rời các hạt sét mịn, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, đất thoát nước tốt hơn vào mùa mưa, giữ nước lâu hơn vào mùa khô. Đồng thời bổ sung và trộn đều dinh dưỡng cho cây trồng hấp thu tối ưu.

Lượng bổ sung: 80-320m3/ha.

Cải tạo đất sét bằng phân hữu cơ
Bổ sung phân hữu cơ để cải tạo đất sét

Bổ sung vật liệu hữu cơ

Các loại vật liệu hữu cơ mà nhà vườn có thể bổ sung vào đất như lá cây, cành cây cắt nhỏ, rơm rạ, thân ngô đậu, bèo lục bình, cỏ lào, dã quỳ,… Đây là dạng hữu cơ dài hạn, thời gian phân hủy chậm.

Việc bổ sung vật liệu hữu cơ sẽ cung cấp thức ăn cho các sinh vật đất, nuôi dưỡng giun, dế, vi sinh vật. Khi hoạt động sinh học đất diễn ra mạnh, các tính chất đất sẽ biến đổi dần. Sinh vật trong đất như các công nhân hoạt động ngày đêm để cày xới, vận chuyển vật liệu hữu cơ trộn lẫn cùng lớp đất cứng.

Đồng thời dinh dưỡng trong các vật liệu này sau khi giải phóng sẽ được cây trồng hấp thu.

Bổ sung vật liệu hữu cơ để cải tạo đất

Bước 2: Trồng cây cải tạo đất sét

Bước tiếp theo trong quy trình cải tạo đất sét là trồng các loại cây cải tạo đất.

Loại cây, cỏ ưu tiên trồng để cải tạo là cây, cỏ có hệ thống rễ cọc ăn sâu và rộng như chuối, cỏ vetiver, muồng vàng,…

Các loại cây này như những mũi khoan giúp phá vỡ các hạt sét kết dính, đưa nước và không khí vào sâu bên trong, mở đường cho sinh vật đất hoạt động. Đây còn là nguồn sinh khối hữu cơ dài hạn.

Trồng vetiver cải tạo đất
Trồng các loại cây cải tạo đất như chuối, vetiver,….

Bước 3: Bổ sung WAO BOOM cải tạo đất

Đất sét thô cứng, nén chặt, cằn cỗi, chai cứng thiếu nước vào mùa khô; nhão nhoẹt, úng nước vào mùa mưa khiến cây phát triển kém. Đất nén khiến rễ bị bó chặt, không ra rễ mới, thường bị đứt rễ, thối rễ. Cây vàng lá, cây còi cọc, không ra đọt mới. Bón nhiều dinh dưỡng nhưng cây không thể ăn, gây ngộ độc. Cây hay mắc bệnh, ra hoa đậu trái kém.

Bên cạnh việc bổ sung các loại phân hữu cơ, vật liệu hữu cơ, trồng các loại cây cải tạo đất thì việc bổ sung đồng thời bộ giải pháp WAO BOOM sẽ giúp đẩy nhanh quá trình cải tạo, rút ngắn thời gian cải tạo đất thông qua việc:

Bổ sung vi sinh vật giúp phân giải hữu cơ nhanh, trộn đều hữu cơ với đất, tăng độ mùn giúp đất tơi xốp, thoáng khí.

Phục hồi lại hệ vi sinh vật trong đất đã bị mất đi theo thời gian và sau quá trình dài canh tác hóa học.

Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây, giảm lượng phân bón, hạn chế ngộ độc phân, tiết kiệm phân bón.

Nâng cao và ổn định chỉ số pH đất.

Giúp rễ tơ ra nhiều, khỏe, to, mập, ăn sâu, vươn xa giúp cây đi đọt mạnh, xanh lá, cây phân tầng tán tốt.

Lượng bổ sung: Bổ sung định kỳ 3 tháng 1 lần (giảm dần số lần bổ sung theo từng năm).

Đất sét là loại đất chứa nhiều khoáng chất nên việc cải thiện những nhược điểm và kết hợp với các ưu điểm sẽ tạo ra một loại đất rất tốt.

Hy vọng với cách cải tạo đất sét mà WAO chia sẻ, bạn sẽ có một mảnh đất màu mỡ, nuôi dưỡng cây trồng khỏe mạnh, cho năng suất và chất lượng cao.

>>Tìm hiểu thêm:

Muồng vàng giúp cải tạo đất và che nắng chắn gió cho vườn trồng

Cỏ Vetiver và ứng dụng của Vetiver trong canh tác nông nghiệp

Những lợi ích mà loài hoa dại dã quỳ mang đến cho nông nghiệp

Cỏ Lào – Loài cỏ hoang dại đa tác dụng

Từ khóa » Cách Xử Lý đất Sét để Trồng Cây