Cách Cầm Vợt Bóng Bàn để Tránh Chấn Thương Cổ Tay - GOODFIT

0 (0)

Trong thi đấu hoặc luyện tập hàng ngày, nếu người chơi không có cách cầm vợt bóng bàn đúng, sẽ dễ khiến cho nhanh mỏi phần cổ tay, bóng đi không đúng hướng. Hậu quả tệ hơn là chấn thương tay trong một số trường hợp nhất định. Bởi vậy, mời bạn học ngay cách cầm vợt chuẩn mực và sử dụng lực phù hợp cùng Goodfit nhé!

1. Có mấy cách cầm vợt bóng bàn?

Bóng bàn là một môn thể thao cần đến sự phản xạ nhanh, kết hợp cả mắt, tay và chân. Bên cạnh đó là những kinh nghiệm, phán đoán đúng đường đi và lối đánh của đối thủ. Nhưng nếu là người mới tập chơi, thì lời khuyên quan trọng nhất là hãy cầm vợt cho đúng. Cầm vợt đúng không chỉ giúp cổ tay của bạn thêm phần linh hoạt, dễ dàng di chuyển đỡ bóng và phản công. Hơn nữa, lợi ích đến khi nâng cấp, học các lối đánh mới cũng nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Phân chia lối cầm vợt bóng bàn thì có 2 kiểu cơ bản là cầm ngang và cầm dọc. Mỗi kiểu lại chia làm 2 thế cầm chuyên sâu hơn. Thông tin cụ thể thì như sau:

Cách cầm vợt bóng bàn ngang

Cách cầm vợt bóng bàn để tránh chấn thương cổ tay
Cách cầm vợt ngang nông cơ bản nhất

Hình thành ở châu Âu và phổ biến dần ra châu Á và các nước lân cận. Cách cầm vợt này thông dụng và cơ bản hơn cách còn lại. Tay người chơi sẽ nắm chắc chắn vào phần cốt vợt. Có 2 kiểu cầm vợt ngang là tay dọc sâu và tay ngang nông.

2 kiểu này không quá khác biệt, nên để nhận ra cần quan sát kỹ một chút:

  • Kiểu cầm tay ngang nông: Ngón tay cái thả lỏng trên phần lưỡi dao – vị trí giao nhau giữa tay cầm và mặt vợt. Đây là kiểu cơ bản, giúp bạn linh hoạt khi điều chỉnh lực đánh thích hợp.
  • Kiểu cầm tay ngang nắm sâu: Vị trí ngón tay cái lúc này lại thoải mái để trên phần cao su của mặt vợt. Cách cầm này mang đến cảm giác chắc chắn, kiểm soát vợt tốt hơn.

Cách cầm vợt bóng bàn dọc

Cách cầm vợt bóng bàn để tránh chấn thương cổ tay
Cầm vợt dọc cho các thế đánh hóc búa

Cách cầm vợt bóng bàn dọc nhìn thì có vẻ khó hơn cầm vợt ngang, nhưng lại thích hợp để triển khai các phong cách đánh đa dạng, có độ xoáy bóng lớn. Cách cầm vợt bóng bàn này xuất phát từ kiểu để tay như khi cầm bút. Tưởng tượng như phần chuôi vợt là chiếc bút thì ngón trỏ và ngón cái sẽ đặt ở phía trước và 3 ngón tay còn lại đỡ phía sau.

Chỉ với riêng cách cầm vợt bóng bàn dọc đã chia thành 3 kiểu khác nhau:

  • Cách cầm vợt bóng bàn dọc kiểu Trung Quốc: Lưỡi vượt hướng xuống đất, 3 ngón tay đỡ phía sau thường co lại.
  • Cầm vợt dọc kiểu Nhật Bản: 3 ngón tay lúc này duỗi thẳng, giúp tăng thêm lực đánh cho các cú phản công.
  • Cách cầm vợt bóng bàn dọc, đánh trái tay bằng mặt trái.

2. Ưu nhược điểm của cách cầm vợt bóng bàn dọc, ngang là gì?

Nếu bạn vẫn chưa biết lựa chọn lối cầm vợt nào để học theo và sử dụng, Goodfit có so sánh về ưu nhược điểm của 2 cách này.

Ưu điểm của từng cách cầm vợt bóng bàn

Cách cầm vợt bóng bàn để tránh chấn thương cổ tay
Cầm vợt ngang sâu cho những di chuyển chắc chắn

Với cầm vợt ngang, đó là kiểu thông dụng nên ưu điểm đầu tiên là dễ học theo, dễ đánh với người mới.

  • Khi bạn cầm vợt ngang nông, cổ tay trở nên linh hoạt, tăng khả năng xoay, xoáy cũng như độ mạnh của bóng. Cảm giác chung là cân bằng, dễ chịu, phù hợp cả đánh thuận tay hay trái tay.
  • Còn lúc cầm vợt ngang nắm sâu, cảm giác sẽ chắc chắn hơn, tuy thiếu chút linh hoạt. Cách đặt tay này phù hợp với những cú đánh cần độ chính xác cao mà không tập trung về lực.

Còn xét sang cách cầm vợt dọc, cổ tay bạn lúc này sẽ linh hoạt hơn rất nhiều. Độ xoáy bóng và các cú chặn, đẩy bóng sẽ mượt mà hơn rất nhiều. Và khắc phục được điểm yếu lớn nhất là điểm giao nhau của cách cầm vợt ngang.

Nhược điểm của cách cầm vợt ngang – dọc

Đánh giá về nhược điểm cầm vợt ngang, thì như phía trên có đề cập, đó là điểm giao nhau. Hiểu đơn giản là trạng thái do dự không biết nên sử dụng tay thuận hay trái tay, tấn công hay phòng thủ. Nếu đối thủ bắt được điểm yếu này thì sẽ dễ dàng dành chiến thắng trước bạn.

Còn khi cầm vợt dọc, sẽ khó khăn khi chuyển qua các cú đánh trái tay. Khi muốn thi triển, bạn cần phải xoay cánh tay liên tục. Điều này làm hạn chế chất lượng của các cú đánh, nhanh chóng tiêu hao thể lực.

3. Hướng dẫn cách cầm vợt bóng bàn đúng cho người mới học chơi

Cách cầm vợt bóng bàn để tránh chấn thương cổ tay
Hình ảnh 2 cách cầm vợt đúng

Hiểu được tầm quan trọng của cách cầm vợt đúng thì bây giờ, mình cùng đi học từng bước thôi nhỉ?

Hướng dẫn cầm vợt ngang

  • Bước 1: Đặt cán vợt vào chính giữa khoảng cách ngón cái và ngón trỏ. Gập 3 ngón tay còn lại quanh tay cầm. Hãy tưởng tượng như bạn đang bắt tay với cái cán vợt vậy.
  • Bước 2: Ngón trỏ mở rộng để đỡ được mặt ngoài của vợt. Chú ý đừng cuộn ngón tay này lại, giúp giữ ổn định cho vợt. Vị trí ngón cái có thể gập lại ở mặt trước nếu cầm vợt ngang nông. Hoặc đỡ ở phần cao su cho cách cầm ngang sâu.
  • Bước 3: Tập di chuyển tay lên xuống, sử dụng lực thoải mái tác động lên cán vợt. Tránh cầm vợt quá chắc làm tay nhanh mỏi và cổ tay không linh hoạt được.

Hướng dẫn cầm vợt dọc

Cách cầm vợt bóng bàn để tránh chấn thương cổ tay
Nên học cách cầm vợt đúng cách
  • Bước 1: Vẫn đặt cán vợt giữa ngón tay cái và ngón trỏ của bạn, nhưng tay cầm lúc này hướng lên trên. Hãy tưởng tượng cán vợt lúc này như một cây bút, và nhiệm vụ của bạn là giữ “cây bút” đặc biệt này chắc chắn.
  • Bước 2: 3 ngón tay còn lại có thể giữ ở tư thế thẳng hay cong ở mặt còn lại của vợt. Tùy biến đó tạo thành kiểu cầm Trung Quốc hoặc Nhật Bản.
  • Bước 3: Thử di chuyển xung quanh theo chuyển động như khi cầm bút viết.

Hy vọng bằng những chia sẻ phía trên, Goodfit có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình học và chơi bóng bàn. Bạn hoàn toàn có thể thử mọi cách cầm vợt bóng bàn khác nhau để tìm ra kiểu thế mạnh của mình. Đừng quên cầm vợt đúng và điều chỉnh lực để duy trì đánh được lâu, tốt cho cổ tay.

Goodfit.vn

Đánh giá của bạn

Submit Rating

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Categories: LUYỆN TẬP HIỆU QUẢ

Từ khóa » Cách Cầm Vợt Bóng Bàn Ngang