Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 8 - Đại Học
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Cách cân bằng phương trình Hóa học lớp 8
- Phương pháp “chẵn – lẻ”
- Hướng dẫn cân bằng phản ứng
- Hướng dẫn cân bằng phương trình
- Phương pháp đại số
- Hướng dẫn cân bằng phản ứng
- Hướng dẫn giải chi tiết
- Phương pháp “chẵn – lẻ”
Cách cân bằng phương trình Hóa học lớp 8
3 bước để cân bằng phương trình Hóa học lớp 8:
Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Bước 3: Viết phương trình hóa học
Một số phương pháp cân bằng phương trình Hóa học lớp 8 cụ thể:
Phương pháp “chẵn – lẻ”
Cân bằng phương trình Hóa học lớp 8 bằng phương pháp “chẵn – lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình phản ứng sau
Al + HCl → AlCl3 + H2
Hướng dẫn cân bằng phản ứng
Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl.
Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2
Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2
Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Ví dụ 2: Cân bằng phương trình phản ứng sau:
P + O2 → P2O5
Hướng dẫn cân bằng phương trình
Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng
P + O2 → P2O5
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố/nhóm nguyên từ
Vế trái: 1 nguyên tử P, 2 nguyên tử O
Vế phải: 2 nguyên tử P, 5 nguyên tử O
Làm chẵn số nguyên tử O là nguyên tố có nhiều nhất ở vế trái phản ứng, cân bằng số nguyên tử O ở hai vế, thêm hệ số 5 vào O2 và hệ số 2 vào P2O5 ta được:
P + O2 ——-→ 2P2O5
Cân bằng số nguyên tử P haii vế, thêm hệ số 4 vào P ta được
4P + 5O2 ——-→ 2P2O5
Bước 3. Viết phương trình hóa học
4P + 5O2 → 2P2O5
Phương pháp đại số
Cân bằng phương trình Hóa học lớp 8 bằng phương pháp đại số chúng ta tiến hành thiết lập phương trình hóa học theo các bước dưới đây:
Bước 1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … vào trước các công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn là các hệ số a, b, c, d, e, f, g….
Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.
Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng hóa học để hoàn thành phản ứng.
Chú ý:
Phương pháp đại số giải các ẩn số này được áp dung cho các phản ứng phức tạp và khó có thể cân bằng bằng phương phương pháo cân bằng nguyên tố lớn nhất, học sinh cần nắm chắc phương pháp cơ bản mới áp dụng được phương pháp đại số.
Các hệ số thu được sau khi giải hệ phương trình là các sô nguyên dương tối giản nhất.
Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau
Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (1)
Hướng dẫn cân bằng phản ứng
Bước 1: Đặt các hệ số được kí hiệu là a, b, c, d, e vào phương trình trên ta có:
aCu + bH2SO4 đặc, nóng → cCuSO4 + dSO2 + eH2O
Bước 2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).
Cu: a = c (1)
S: b = c + d (2)
H: 2b = 2e (3)
O: 4b = 4c + 2d + e (4)
Bước 3: Giải hệ phương trình bằng cách:
Từ pt (3), chọn e = b = 1 (có thể chọn bất kỳ hệ số khác).
Từ pt (2), (4) và (1) => c = a = d = 1/2 => c = a = d = 1; e = b =2 (tức là ta đang quy đồng mẫu số).
Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh.
Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Ví dụ 2. Thiết lập các phương trình hóa học dưới đây
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
Hướng dẫn giải chi tiết
Bước 1: Đưa hệ số được kí hiệu a, b, c, d, e vào trước công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng ta được
aCu + bHNO3 → cCu(NO3)2 + dNO2 + eH2O
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở cả hai vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn, a, b, c, d, e ở trên
Cu: a= c (1)
H: b = 2e (2)
N: b = 2c + d (3)
O: 3b = 6c + 2d + e (4)
Bước 3. Giải hệ phương trình bằng cách:
Ở bước này, ta sẽ gán hệ số bất kì bằng 1, sau đó dựa vào các phương trình cuả hệ để giải ra các ẩn.
Chọn: a = c = 1, từ phương trình (2), (3), (4) ta rút ra được hệ số phương trình
b = 2+ d => 3b = 6 + 3d
3b = 6 + 2d + e 3b = 6 + 2d + e
<=> 3d = 2d + e => d= e = 1/2b (5)
Từ phương trình (4), (5) ta có phương trình:
3b = 6 + 2.1/2b + 1/2b <=> 3b = 6+3/2b <=> 3/2b=6 <=> b = 4
Thay vào ta có d = e = 2
Giải hệ phương trình cuối cùng ta có: a = 1, b = 4, c = 1, d = 2, e = 2
Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Từ khóa » Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 8
-
Cách Viết Và Cân Bằng Phương Trình Hoá Học - Hoá Lớp 8 - Hayhochoi
-
Phương Pháp Cân Bằng Phương Trình Hóa Học - Thầy Đặng Xuân Chất
-
13 Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Nhanh Và Chính Xác
-
Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 8 Có đáp án
-
Các Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 8 Bạn Cần Biết
-
[Chuẩn] Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 8 Dễ Nhất!
-
PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC - LỚP 8
-
Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 8 Có đáp án
-
12 Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 8 ...
-
Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 8 Có đáp ... - Tài Liệu 24h
-
12 Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 8 ... - Nhadep247
-
Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 8 - Mobitool
-
Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 8