Cách Cân đối, Quản Lý Các Khoản Chi Tiêu Trong Gia đình Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Kỹ năng quản lý chi tiêu trong gia đình là việc làm cần thiết để giúp tối ưu chi phí sinh hoạt, hạn chế rủi ro liên quan về tài chính. Nhưng làm thế nào có thể quản lý chi tiêu trong gia đình một cách khoa học và đảm bảo nhất? Cùng Ngân hàng số Timo by BVBank tìm hiểu cách thực hiện và tạo lập, theo dõi hũ chi tiêu gia đình đơn giản và hiệu quả nhất.
Tìm hiểu thêm về:
- 10 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân của người thành công
- Học 5 cách tiết kiệm tiền của người Nhật để sớm giàu có
- 6 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Chi tiêu trong gia đình là gì?
Chi tiêu trong gia đình là các khoản chi phí cần chi ra nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt của từng thành viên. Các khoản chi này bao gồm: Ăn uống, đi lại, học tập, giải trí, sức khỏe,… Để giúp cuộc sống cân bằng và hạn chế những rủi ro tài chính, bạn nên cân đối khoản chi thấp hơn khoản thu vào bằng cách lập kế hoạch và theo dõi hủ chi tiêu gia đình.
Tại sao nên lập kế hoạch cho chi tiêu trong gia đình?
Việc lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình một cách rõ ràng, khoa học và chi tiết nhất để kiểm soát tốt hơn. Bên cạnh đó, điều này còn giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản và lập quỹ dự phòng khi có ốm đau, bệnh tật hoặc kinh tế đi xuống do thất nghiệp, làm ăn không tốt…
Thông thường, bạn nên tạo và theo dõi các hũ chi tiêu gia đình để tạo bản kế hoạch. Các hũ này chia trên mức chi tiêu và tiết kiệm sao cho hợp lý nhất
>>Xem thêm:
- Cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp
- Gửi tiết kiệm tích lũy ngân hàng nào?
- Ngân hàng số là gì? Top ngân hàng số tại Việt Nam uy tín nhất
Những khoản chi tiêu trong gia đình cơ bản nhất
Các khoản chi tiêu trong gia đình sẽ thay đổi tùy để phù hợp với thực trạng của gia đình bạn. Tuy nhiên, các khoản chi tiêu thông thường sẽ được phân chia vào 6 nhu cầu chính sau:
- Ăn uống, nhà ờ, sinh hoạt phí (ăn uống, tiền điện, internet,…)
- Đi lại
- Bảo vệ sức khỏe
- Giải trí
- Học tập
- Giao tiếp xã hội
Xem thêm: Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Nguyên tắc giúp việc quản lý chi tiêu trong gia đình trở nên hiệu quả hơn
- Thống nhất về kế hoạch chi tiêu: Việc quản lý chi tiêu gia đình là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong gia đình chứ không phải của riêng một cá nhân. Chính vì thế, điều này cần sự thống nhất và phối hợp của tất cả mọi người. Hãy cùng nhau chia sẻ về các khoản thu nhập, các khoản sẽ phải chi ra và khoản sẽ tiết kiệm, từ đó cùng nhau đi đến một kế hoạch chi tiêu phù hợp với từng gia đình.
- Lập bảng kế hoạch chi tiêu chi tiết: Đây là một việc làm quan trọng giúp kế hoạch chi tiêu diễn ra suôn sẻ. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp bạn cân đối được các khoản chi tiêu, vạch ra kế hoạch một cách hợp lý.
- Phân chia trách nhiệm với các thành viên: Như đã nói, đây là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong gia đình. Vì thế, để việc quản lý chi tiêu hiệu quả, các thành viên đều cần phải thực hiện chung với nhau. Ví dụ như các chi phí sinh hoạt chung: tiền nhà, tiền điện, ăn uống,… sẽ do cha mẹ đảm nhận. Bên cạnh đó, các con cũng có trách nhiệm biết tiết kiệm để giảm bớt chi tiêu. Việc thực hiện một mục tiêu chung cùng nhau sẽ khiến mỗi thành viên đỡ áp lực và trở nên gắn kết hơn.
- Quản lý chi tiêu hàng ngày: Bạn đừng nên tập trung vào mục tiêu lớn mà hãy chia nhỏ mục tiêu ra từng ngày. Ví dụ, bạn đặt ra mục tiêu một tháng gia đình chi ra 3 triệu đồng cho việc ăn uống. Thay vì ăn uống thoải mái vào những ngày đầu tháng và tiết kiệm hơn vào những ngày cuối tháng, hãy chia đều đặn mỗi ngày 100.000 VND cho tiền ăn. Việc chia nhỏ như vậy sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu chặt chẽ và giảm bớt áp lực
Phương pháp quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả
Thiết lập mục tiêu tài chính cho gia đình
Mục tiêu tài chính như một la bàn chỉ đường cho gia đình. Khi có mục tiêu tài chính rõ ràng, việc quản lý chi tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn sẽ đạt được những thành quả bất ngờ
Các mục tiêu như dự định sẽ có thêm em bé, mua nhà, mua xe, chi phí cho con chuẩn bị lên lớp 1,… Ngoài ra, hãy dự phòng cả những chi phí có thể phát sinh ngoài kế hoạch. Tính năng Mục tiêu cá nhân (Goal Save) của Timo by BVBank sẽ giúp bạn thiết lập mục tiêu tài chính dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần có tài khoản của Timo by BVBank thì có thể ngay lập tức sử dụng tính năng này với các bước đơn giản để tạo một hoặc nhiều Goal Save cùng lúc cho gia đình.
>> Xem thêm:
- Cách quản lý chi tiêu hợp lý trong 1 tháng
- Các bước giúp đạt được tự do tài chính chi tiết nhất
Sử dụng các phương pháp tạo và theo dõi hũ chi tiêu gia đình
Phương pháp sử dụng phong bao
Bạn có thể chia các hóa đơn và chi phí hàng tháng thành các phong bao khác nhau (ví dụ: tiền nhà, tiền điện, tiền ăn, tiền xăng, tiền tiêu vặt…). Ưu điểm của phương pháp này là dễ hình dung và quản lý, giúp bạn kiểm soát chi tiêu từng khoản mục. Tuy nhiên, bạn khá thấy bất tiện khi mang theo nhiều phong bao và dễ thất lạc tiền mặt.
Sử dụng ứng dụng/app quản lý tài chính trên smartphone hoặc máy tính
Bạn sẽ dử dụng các ứng dụng trên điện thoại/máy tính để ghi chép chi tiêu, lập ngân sách và theo dõi các khoản thu chi. Sử dụng app này khá tiện lợi, đơn giản, có thể tạo báo cáo chi tiết, đồng bộ hóa dữ liệu trên nhiều thiết bị. Điều cần làm là có kết nối internet và thường xuyên cập nhật ứng dụng để có nhiều tính năng mới.
Quản lý chi tiêu gia đình bằng Excel
Với ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện, việc quản lý chi tiêu bằng Excel là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Bạn hoàn toàn có thể lập bảng chi tiêu theo tháng, theo ngày và quản lý một cách cực kỳ dễ dàng. Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp này chính là bạn cần phải mất thời gian nhập liệu cũng như phân chia chi tiêu theo các mục một cách hợp lý.
Bảng kế hoạch chi tiêu gia đình theo tháng bằng bằng tính Excel (Nguồn: Timo by BVBank)
Quy Tắc 50/30/20
Hãy chia thu nhập thành 3 phần: 50% cho các chi phí sinh hoạt thiết yếu, 30% cho các nhu cầu cá nhân và 20% để tiết kiệm và đầu tư.Đây là phương pháp dễ nhớ và áp dụng, giúp bạn cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm. Hạn chế là có thể không phù hợp với mọi gia đình, cần điều chỉnh tùy theo tình hình tài chính cụ thể.
Phương pháp JARS (6 chiếc hũ)
Với phương pháp này, bạn cần chia số tiền kiếm được làm 6 phần tương ứng với 6 mục tiêu khác nhau (theo dõi hũ chi tiêu gia đình). Bạn nên ưu tiên cho các khoản cố định hàng tháng trước, sau đó mới đến các chi phí không thiết yếu. Chẳng hạn như các khoản cố định là tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước, хăng хe,… Còn lại các khoản không thiết yếu như giải trí, mua sắm.
>> Xem chi tiết quy tắc 6 chiếc lọ tài chính
STT | Các hũ chi tiêu | Tỷ lệ | Chi tiết |
1 | Thiết yếu | 55% | Được dành cho các chi tiêu thiết yếu hàng ngày:– Ăn uống– Đi lại– Thuê nhà– Chi phí điện, nước |
2 | Tiết kiệm(Quỹ này không phải tiết kiệm dành cho khi khó khăn) | 10% | Để thực hiện các mục tiêu trong tương lai:– Mua nhà– Mua xe– Lấy vợ– Nuôi con |
3 | Giáo dục | 10% | Rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày:– Khóa học– Sách, tài liệu |
4 | Hưởng thụ | 10% | Phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí:– Xem phim– Trò chơi– Du lịch |
5 | Cho đi | 5% | Số tiền này dành cho người khác, thể hiện trách nhiệm xã hội:– Từ thiện– Hoạt động cộng đồng |
6 | Tự do | 10% | Sống một cuộc sống như mong muốn mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc vào người khác, giúp đạt được tự do tài chính:– Nghỉ hưu sớm– Du lịch |
> Xem thêm:
- 8 sai lầm về tài chính của vợ chồng mới cưới
- Cách tiết kiệm tiền của người Nhật với phương pháp Kakeibo
>> Xem thêm: Gửi Tiết Kiệm Ngân Hàng Online Có Kỳ Hạn, Lãi Suất Cao
TRẢI NGHIỆM GOAL SAVE NGAY!
Đặt giới hạn mức chi tiêu
Các khoản chi tiêu đều nên lập ra giới hạn nhất định. Hãy cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng tổng thu nhập của gia đình cũng như mức độ ưu tiên của từng khoản.
Cho sinh hoạt chung của gia đình
Vợ chồng cần thống nhất về mục tiêu tài chính và các khoản chi tiêu chung cho gia đình. Đồng thời, cần phân rõ trách nhiệm tài chính của mỗi người như việc thống nhất 1 người giữ hết thu nhập và đứng ra chi trả cho các chi tiêu chung, hay các thành viên trong gia đình sẽ độc lập tài chính và chia nhau chi trả các chi tiêu trong gia đình. Từ đó sẽ đặt ra hạn mức cho các chi tiêu chung trong gia đình. Một số cách đặt giới hạn chi tiêu cho ngân sách gia đình hiệu quả như: Bỏ thói quen mua sắm theo cảm hứng, lên danh sách cụ thể những món thật sự cần mua, không nên chiều con quá mức và đáp ứng mọi yêu cầu của con, cắt giảm những chi phí sinh hoạt như ăn ngoài,… Kế hoạch và thói quen quản lý chi tiêu cần phải được thực hiện một cách đều đặn và lâu dài để mang lại kết quả tốt nhất.
Cho các thành viên trong gia đình
Tùy theo thực trạng của gia đình mà việc phân chia này sẽ khác nhau. Thông thường, hạn mức chi tiêu cho những thành viên đã đi làm sẽ bao gồm chi phí ăn uống, đi lại, giao tiếp xã hội. Còn những thành viên đang đi học sẽ có giới hạn mức chi tiêu khác nhau tùy theo độ tuổi và nguồn thu nhập của gia đình.
Ví dụ: Gia đình 4 người có tổng thu nhập là 30 triệu đồng/ tháng. Bao gồm 2 nguồn thu nhập chính là bố: 15 triệu đồng và mẹ: 15 triệu đồng; và 2 đứa trẻ: 1 bé 15 tuổi và 1 bé 10 tuổi. Giới hạn mức chi tiêu chung cho gia đình là 23 triệu đồng (đã bao gồm tiền tiết kiệm và quỹ dự phòng). Vậy giới hạn chi tiêu mỗi tháng cho các thành viên sẽ được phân chia như sau:
- Bố: Nhu cầu giao tiếp xã hội cao, mang theo cơm trưa và tốn chi phí đi lại nên hạn mức chi tiêu là 3.700.000 đồng.
- Mẹ: Nhu cầu giao tiếp xã hội trung bình, mang theo cơm trưa và tốn chi phí đi lại nên hạn mức chi tiêu là 3.000.000 đồng.
- Bé 15 tuổi: Nhu cầu giao tiếp xã hội cao nhưng chi phí ăn uống, đi lại đều được tính vào chi phí chung cho gia đình nên hạn mức chi tiêu là 250.000 đồng.
- Bé 10 tuổi: Nhu cầu giao tiếp xã hội thấp, chi phí ăn uống, đi lại đều được tính vào chi phí chung cho gia đình nên hạn mức chi tiêu là 50.000 đồng.
Đánh giá tình hình tài chính gia đình
Dù tình hình tài chính của gia đình bạn đang ở mức độ nào thì cũng nên thường xuyên xem xét và đánh giá cụ thể. Việc này giúp bạn kịp thời biết được ngân sách của gia đình đang ở mức độ an toàn hay thiếu hụt để điều chỉnh thu chi hợp lý.
Hàng ngày, bạn hãy ghi lại một cách chi tiết và khoa học các khoản chi tiêu vào một cuốn sổ hoặc ghi chú. Cuối mỗi ngày, tuần và tháng, bạn cần tổng kết lại con số tổng thu nhập và tổng thu chi của gia đình mình. Những con số thống kê sẽ cho bạn biết kết quả về thói quen chi tiêu của bản thân và gia đình rõ ràng hơn.
>> Xem thêm: 6 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân bằng App và Excel
Như vậy bài viết trên đã đề cập đến các cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc sắp xếp, ổn định cuộc sống hôn nhân hơn. Nếu bạn đang mong muốn sinh lời hiệu quả hơn cho khoản quỹ chung của gia đình, việc gửi tiết kiệm là giải pháp vô cùng tối ưu.
Hiện nay, lãi suất tiết kiệm tại Timo by BVBank đang thuộc top cạnh tranh trên thị trường, lên đến 6,0%/năm. Bạn có thể mở tài khoản Timo by BVBank miễn phí qua hình thức online chỉ với 5 phút bằng công nghệ định danh eKYC và gửi tiết kiệm trực tiếp trên ứng dụng. Bên cạnh những ưu đãi miễn phí như rút tiền tại các cây ATM Napas, chuyển khoản, mở sổ tiết kiệm,…. Timo by BVBank vẫn luôn luôn cố gắng giúp khách hàng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hàng đầu và có những trải nghiệm tốt hơn.
Tải app Timo by BVBank Digital Bank ngay để gửi tiết kiệm với mức lãi suất hấp dẫn!
TẢI ỨNG DỤNG TIMO <span style="font-weight: 400;">BY BVBANK</span>!
Timo by BVBank Term Deposit – Gửi tiết kiệm có kỳ hạn Lãi suất tiết kiệm cao, cạnh tranh
Thủ tục mở sổ đơn giản, nhanh chóng. Chia nhỏ sổ tiết kiệm, rút vốn linh hoạt, bảo toàn lãi suất. Tất toán sổ online, tiền vốn và lãi chuyển ngay vào thẻ. Tiết kiệm càng dài, lãi suất càng cao ngay trên ứng dụng Timo by BVBank! MỞ TIẾT KIỆM NGAY!
—————————————————————————————————————————
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG SỐ TIMO BY BVBANK
Timo by BVBank là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, được đảm bảo và đồng phát triển bởi Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank). Timo by BVBank hoạt động dựa trên ứng dụng điện thoại/website, cho phép người dùng thực hiện hầu hết các giao dịch như mở tài khoản, gửi tiết kiệm, chuyển tiền,… như tại một ngân hàng thông thường theo hình thức trực tuyến và miễn phí hoàn toàn, không phí ẩn.
Timo by BVBank đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín, bao gồm:
- Giải thưởng “Ngân hàng kỹ thuật số phát triển nhanh nhất” do THE GLOBAL ECONOMICS trao tặng trong 2 năm liền.
- TOP 8 ngân hàng số uy tín tại Châu Á năm 2021 do Tạp chí PaySpace và Seasia bầu chọn.
- Vinh danh là “Ngân hàng tiên phong kết nối cộng đồng và phát triển bền vững” tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2022.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline: 1800 6788
Email: care@timo.vn
Địa chỉ:
- Timo by BVBank Hangout TP.HCM: 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3
- Timo by BVBank Hangout Hà Nội: 318 Phố Huế, Phường Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng
- Timo by BVBank Hangout Đà Nẵng: 23 Nguyễn Văn Linh, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu
- Timo by BVBank Hangout Cần Thơ: 79A Trần Phú, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
THEO DÕI NGÂN HÀNG SỐ TIMO BY BVBANK
- Fanpage: https://www.facebook.com/yourtimo
- Youtube: https://www.youtube.com/@timodigitalbank8356
- Linkedin: https://www.linkedin.com/company/timo-digital-bank/
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@timodigitalbank
Từ khóa » Thu Nhập Của Gia đình Là Gì Lấy Ví Dụ Cụ Thể
-
Nêu Các Nguồn Thu Nhập Của Gia đình Và Cho Ví Dụ? - HOC247
-
Thu Nhập Hộ Gia đình Là Gì? Ưu điểm Của Thu Nhập Hộ Gia đình?
-
Thu Nhập Gia đình Là Gì? Cho 10 Ví Dụ? - Hoc24
-
MÔN: CÔNG NGHỆ 6Câu 1: Thu Nhập Của Gia đình Là Gì? Cho Ví Dụ ...
-
Chức Năng Cơ Bản Của Gia đình Là Gì ? Các Chức Năng Xã Hội Cơ Bản ...
-
[DOC] Hướng Dẫn Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập
-
Những Biến đổi Của Gia đình Việt Nam Hiện Nay Và Một Số Khuyến ...
-
20+ Học Cách Tiết Kiệm Tiền Và Quản Lý Chi Tiêu Tốt Nhất
-
[PDF] Vai Trò Của Lương Và Thu Nhập Như Là động Lực Thúc
-
Thuế Thu Nhập Cá Nhân Và Những Thông Tin Cần Nắm được
-
Trách Nhiệm Chu Cấp Tài Chính Cho Cha Mẹ - BBC News Tiếng Việt
-
Gia đình – Wikipedia Tiếng Việt