Cách Cấp Cứu Gấp Khi Chó Bị Ngộ độc Các Thể Loại - Pet Mart
Có thể bạn quan tâm
Chó bị ngộ độc do nhiều nguyên nhân khác nhau với các dạng trúng độc như ăn phải hóa chất, chó ăn phải bả… đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của chó. Chính vì thế, bạn cần hết sức cẩn thận và nhận biết những biểu hiện, triệu chứng khi chó bị trúng độc để có những biện pháp xử lý kịp thời khắc phục tính trạng nguy kịch khi chó bị trúng độc.
MỤC LỤC ẩn 1. Các nguyên nhân thường gặp khiến chó bị ngộ độc 1.1. Chó bị ngộ độc do thức ăn 1.2. Chó bị ngộ độc là do chó tiếp xúc với các chất độc, hóa chất 1.3. Chó có thể trúng độc do ăn phải mồi bả 2. Cách chữa chó ăn phải bả chuột khẩn cấp 2.1. Cấp cứu cho chó ăn phải bả chuột 2.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc gây nôn cho chó 3. Chó bị ngộ độc sau khi ăn Socola 3.1. Chẩn đoán dấu hiệu chó bị ngộ độc socola 3.2. Cách điều trị khi chó bị ngộ độc socola 4. Chó mèo bị ngộ độc khí gas Oxit Nitric 4.1. Quy trình cấp cứu chó bị ngộ độc Oxit Nitric 4.2. Cách điều trị ngộ độc Oxit Nitric 5. Chó mèo bị ngộ độc lân hữu cơ 5.1. Các dạng ngộ độc lân hữu cơ 5.2. Cách cấp cứu khi ngộ độc lân hữu cơ 6. Giải độc cấp cứu chó mèo bằng phương pháp “Vi lượng đồng căn” 6.1. Cho nhịn ăn 6.2. Cung cấp thực phẩm chất lượng 6.3. Chữa lành dạ dày 6.4. Giải độc gan 6.5. Liệu pháp vi lượng đồng căn 7. Cách chữa trị khi chó bị ngộ độc chung 8. Khi nào không nên gây nôn cho chó bị ngộ độc 9. Giải độc dạ dày cho chó mèo sau khi kích thích gây nônCác nguyên nhân thường gặp khiến chó bị ngộ độc
Chó bị ngộ độc do thức ăn
Thường có những biểu hiện bất thường. Bao gồm co giật, sùi bọt mép. Bước đi liêu xiêu hay lừ đừ, mệt mỏi. Nếu trước đó, bạn thấy chó ăn thứ gì không xác định thì có thể chó đã bị trúng độc.
Chó bị ngộ độc là do chó tiếp xúc với các chất độc, hóa chất
Ví dụ các loại hóa chất công nghiệp, thuộc xịt ve rận, thuốc diệt muỗi, thuốc trừ sâu. Các chai lọ , thùng đựng hóa chất có vẽ hình đầu lâu, xương chéo vạch đen đều là chất có thể gây độc.
Chó có thể trúng độc do ăn phải mồi bả
Chất độc thường được tẩm vào các loại thức ăn mà chó thích như giò chả, pate, thịt nướng… Thông thường bả được trộn với pate rồi vứt vào khu vực chó hoạt động. Xác chuột, mèo chết ở khu vực có dùng bả diệt chuột cũng là nguy cơ cao làm chó bị trúng độc. Chó uống phải nước thải, nước xả toilet, máy giặt. Nước có lẫn chất tẩy rửa cũng có thể bị ngộ độc.
Cách chữa chó ăn phải bả chuột khẩn cấp
Tại Việt Nam, tình trạng chó ăn phải bả chuột rất phổ biến, nhất là ở các vùng quê. Ngộ độc bởi thuốc diệt chuột (bả chuột) là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở chó. Gây nhiều thiệt hại cả về vật chất và tinh thần cho người nuôi. Vậy phải làm gì khi không may chó ăn phải bả chuột?
Cấp cứu cho chó ăn phải bả chuột
Ngay khi phát hiện chó bị ngộ độc, việc quan trọng nhất là bạn cần bình tĩnh để cấp cứu cho chó. Nhanh chóng gọi điện cho cơ sở thú y gần nhất để được hướng dẫn. Nếu chó vừa ăn bả chuột, gây nôn cho chó có thể giúp kéo dài thời gian trong lúc chờ bác sĩ.
Để gây nôn cho chó, bạn cần có dung dịch Oxy già (hydrogen peroxide) mới nguyên. Không nên sử dụng dung dịch cũ vì hiệu quả thấp. Cần có chỉ dẫn của bác sĩ về cách cho chó uống dung dịch với liều lượng an toàn. Oxy già dẫn vào quá mức có thể gây tử vong. Thông thường, cứ mỗi 2 – 3kg cân nặng, bạn cần đong một thìa dung dịch Oxy già cho chó.
Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong vòng 2 giờ kể từ lúc chó ăn bả chuột. Và không đưa dung dịch vào quá ba lần. Mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút và không quá ba thìa dung dịch. Nếu cún không nôn ra sau liều thứ ba, bạn không được tiếp tục sử dụng phương pháp này nữa. Hay làm bất cứ việc gì khác để giúp chó nôn ra nếu không có lời khuyên của bác sĩ thú y.
Lưu ý khi sử dụng thuốc gây nôn cho chó
Không được dùng thuốc gây nôn nếu thú cưng bất tỉnh, khó thở. Hay có dấu hiệu đau đớn hoặc sốc. Dù cún có nôn được ra hay không, bạn cần nhanh chóng đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất sau khi sơ cứu. Không nên làm gì khi bạn chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Việc bạn làm cún nôn ra không hẳn là điều hay trong lúc này, nên cần cẩn thận. Việc cấp cứu sai cách có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn. Trước khi đưa thú cưng của bạn đến cơ sở thú y, bạn cần thu thập các thứ sau:
- Bao bì bả (nếu có).
- Bả còn dư (nếu còn).
Sau đó ước chừng về lượng chất độc và thời gian chó bị ngộ độc. Sau khi làm nôn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thích hợp cho cún. Trong một số trường hợp, một hoạt chất được đưa qua đường miệng là than hoạt tính có tác dụng ngăn chất độc thấm qua thành ruột. Dựa vào thời gian trúng độc và lượng độc tố, cần thực hiện chuẩn đoán và điều trị bổ sung.
Chó bị ngộ độc sau khi ăn Socola
Socola được sản xuất từ hạt cacao, chứa một loại chất kích thích tự nhiên được gọi là theobromine. Con người có thể hấp thụ và tiêu hóa chất này dễ dàng. Tuy nhiên đối với loài chó, quá hình tiêu hóa theobromine diễn ra rất chậm. Và trong lúc đó, mức độ độc tố cơ thể sẽ không ngừng tăng lên. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Lượng socola gây ngộ độc khác nhau ở từng giống chó. Chó cỡ lớn cần lượng lớn hơn chó cỡ nhỏ mới gây ngộ độc. Một chút socola sẽ chỉ khiến cún cưng bị tức bụng, đi kèm với nôn mửa hay tiêu chảy. Ăn quá nhiều socola, chó bị ngộ độc sẽ bắt đầu co giật, liệt rung. Rối loạn nhịp tim, chảy máu trong hoặc trụy tim. Theo đó là các dấu hiệu lên cơn tăng động. Trong trường hợp xấu nhất, ngộ độc socola thậm chí có thể gây tử vong.
Chẩn đoán dấu hiệu chó bị ngộ độc socola
Mức độ chó bị ngộ độc socola được chẩn đoán dựa theo những triệu chứng gặp phải cùng với lượng socola nạp vào. Tỉ lệ so với giống chó lớn hay nhỏ. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vòng 4 – 24 giờ sau khi cún cưng ăn phải socola.
Khi thấy cún cưng xuất hiện một hoặc một số các triệu chứng chó bị ngộ độc socola, bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y càng nhanh càng tốt. Chúng sẽ được bổ trợ bằng thuốc tiêu hóa cho chó giúp bảo vệ hệ tiêu hóa ngay sau khi được chẩn đoán bị ngộ độc.
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Gia tăng nhiệt độ cơ thể
- Gia tăng phản xạ toàn thân
- Căng cứng cơ
- Thở gấp
- Tăng, rối loạn nhịp tim
- Huyết áp thấp
- Co giật
- Trụy tim, kiệt sức hoặc hôn mê
Cách điều trị khi chó bị ngộ độc socola
Đầu tiên, bác sĩ sẽ khiến chúng nôn ra tất cả thức ăn trong bụng để ngăn chặn độc tố Theobromine ngấm sâu vào cơ thể. Sau đó, các bác sĩ sẽ sử dụng than hoạt tính để hấp thụ lượng độc tố còn lại ra ngoài. Trong lúc này, cún cưng sẽ được truyền dịch để hạn chế co giật và duy trì nhịp tim.
Để đề phòng những hậu quả không hay xảy đến cho cún cưng, không còn cách nào khác là bạn phải chú ý không cho cún đến gần các loại bánh, kẹo socola. Lựa chọn những loại thức ăn cho chó phù hợp để tránh xảy ra những điều đáng tiếc.
Chó mèo bị ngộ độc khí gas Oxit Nitric
Carbon Monoxide (CO) là khí gas không màu. Nếu hít phải CO, sẽ kết hợp với Hemoglobin trong máu tạo thành Carboxyhemoglobin (HbCO). Nó khiến chức năng vận chuyển Oxy của máu bị rối loạn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc việc vận chuyển, chuyển giao Oxy. Gây thiếu Oxy mô cấp tính, hô hấp, tuần hoàn và hệ thần kinh bị tổn thương.
Chó bị ngộ độc nhẹ sẽ có những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đánh trống ngực, nôn mửa và tầm nhìn mơ hồ. Trúng độc mức độ vừa sẽ có nổi mẩn và kết vảy ở da, hô hấp và nhịp tim gia tăng. Tứ chi căng thẳng, gặp trở ngại trong ý thức, phản xạ với ánh sáng của đồng tử, phản xạ giác mạc sẽ chậm hơn.
Ngộ độc nặng dẫn đến hôn mê sâu, môi đỏ, xanh xao, chân tay lạnh, ra mò hôi, giãn đồng tử, co giật xảy ra nhanh chóng. Chó bị ngộ độc, ngay lập tức đưa khỏi hiện trường, đặt ở nơi có không khí trong lành, nẳm ngừa, rồi nhanh chóng đưa đến gặp bác sĩ thú y.
Quy trình cấp cứu chó bị ngộ độc Oxit Nitric
Đầu tiên cần đo lượng Carboxyhemoglobin trong máu để đưa ra lời khuyên điều trị. Chó bị ngộ độc nhẹ thông thường có nồng độ Carboxyhemoglobin bão hòa khoảng 10% ~ 20%. Trúng độc nặng thường trên 50%. Nhưng hàm lượng Carboxyhemoglobin bão hòa và độ nặng nhẹ của triệu chứng lâm sàng không phải hoàn toàn có mối qua hệ song song.
- Sau khi nhập viện chăm sóc theo quy định của khoa nội.
- Duy trì đường hô hấp thông suốt, làm sạch miệng mũi, dịch tiết trong cổ.
- Bằng liệu pháp Oxy, ngay lập tức nâng đến nồng độ cao, để hít thở 8 – 10 lít/phút. Nếu có điều kiện có thể điều trị bằng Oxy Hyperbaric. Chó mèo có hiện tượng suy hô hấp ngay lập tức đặt nội khí quản, kích thích hô hấp.
- Đường truyền tĩnh mạch, cung cấp những loại thuốc theo lời dặn của bác sĩ thú y. Ví dụ như Mannitol, Dexamethasone. Kết hợp phòng và điều trị phù não, cải thiện sự trao đổi chất của não.
- Nếu sau khi giải cứu chó mèo vẫn tiếp tục hôn mê, sốt cao và co giật thường xuyên nên làm mát cơ thể. Nếu bệnh nặng có thể dùng liệu pháp ngủ đông nhân tạo.
- Chú ý đến việc tăng cường dinh dưỡng. Duy trì lượng nước, điện giải và cân bằng axit – bazo.
- Trong quá trình cứu hộ, giải cứu chó mèo nên theo dõi chặt chẽ những thay đổi của bệnh tình và những dấu hiệu quan trọng.
Cách điều trị ngộ độc Oxit Nitric
Nhanh chóng để chó bị ngộ độc được hít Oxy. Tốt nhất hít Oxy có chứa 5%~7% CO2. Nếu có điều kiện cho thú cưng điều trị bằng Oxy Hyperbaric. Nó sẽ có hiệu quả cao hơn bình thường. Đặc biệt đối với ngộ độc cấp tính được điều trị sớm có hiệu quả trên 95%. Có thể cho nó 50% Glucose với liều lượng 50ml thêm vào 2~4g Vitamin C tiêm vào tĩnh mạch. Vitamin C là một chất giảm tế bào Oxy hóa, có thể cải thiện sự trao đổi chất.
Thú cưng bị áp lực trong sọ cao có thể truyền 0.5~1g/kg Mannitol 25% nhỏ giọt trong nửa giờ. Cũng có thể cung cấp Dexamethasone. Như những trường hợp bị tắc nghẽn đường hô hấp hoặc dịch tiết đường hô hấp quá nhiều, có thể chọc khí quản hoặc mở khí quản. Hôn mê, sốt cao có thể dùng liệu pháp ngủ đông nhân tạo, máy hô hấp cho thú cưng suy hô hấp.
Chó mèo bị ngộ độc lân hữu cơ
Hợp chất lân hữu cơ có thể thông qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc da để vào cơ thể và gây cho chó bị ngộ độc. Nếu nuốt phải thực phẩm dính thuốc trừ sâu chứa photpho. Uống nhầm nước bị ô nhiễm hoặc khi điều chế hoặc phân phối lân hữu cơ, bột hoặc dung dịch làm ô nhiễm những nơi phụ cận, bị gió thổi về nơi chó ở, thức ăn, bị chó liếm phải, hoặc hít phải, đều sẽ dẫn đến ngộ độc.
Do độc tính, lượng xâm nhập của lân hữu cơ qua các tuyến đường có trạng thái cơ thể khác nhau. Biểu hiện lâm sàng và sự phát triển của ngộ độc cũng đa dạng. Nhưng phần lớn trong một vài giờ sau khi chó mèo con hít, ăn hoặc da dính lân hữu cơ sẽ đột nhiên phát bệnh. Thời kỳ chó bị ngộ độc lúc đầu tinh thần sẽ lo âu, co thắt cơ. Phần cơ thịt từ mí mắt đến cơ mặt đều rất nhanh mở rộng đến phần cổ, thân, cơ bắp toàn thân bị run rẩy, co giật, tứ chi co quắp.
Các dạng ngộ độc lân hữu cơ
Chó bị ngộ độc lân hữu cơ được biểu hiện dưới 2 dạng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ để đưa ra phương pháp cấp cứu chó mèo cụ thể và phù hợp.
Mức độ nhẹ
- Tăng tiết dịch tiêu hóa, nước bọt, mồ hôi.
- Đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy.
- Mạch chậm, huyết áp hạ, có rối loạn dẫn truyền trong tim.
- Đồng tử co, màng tiếp hợp đỏ, chảy nước mắt, giảm thị lực, có lúc nhìn đôi.
- Co thanh quản đột ngột, tăng tiết đờm dãi rất mạnh.
Khi bị ngộ độc nặng
- Yếu cơ, rung cơ, sau cùng liệt cơ dẫn đến liệt hô hấp.
- Rối loạn nhịp tim, rung thất, ngừng tim.
- Ảnh hưởng đến thần kinh trung ương
- Hôn mê, ức chế hô hấp.
- Co giật.
- Ức chế trung tâm vận mạch gây suy tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Cách cấp cứu khi ngộ độc lân hữu cơ
Sử dụng Atropin tiêm tĩnh mạch từ 1 – 5mg trong vòng 5 -10 phút. Tiêm liên tục cho đến khi nào có dấu hiệu ngấm Atropin. Da khô nóng đỏ, mạch nhanh 120 lần/1 phút. Thần kinh hơi vật vã giãy giụa. Nếu tiêm 5 -10mg trong 10 phút vài lần mà không thấy dấu hiệu ngấm thì phải tăng liều Atropin hoặc rút ngắn thời gian dùng thuốc xuống còn 5 phút.
Phải duy trì tình trạng thấm Atropin suốt trong quá trình thông khí. Ngừng thông khí nhân tạo khi đã tiến triển tốt, có khi phải đến ngày thứ 10. Muốn duy trì tình trạng này phải thăm dò lượng Atropin cần thiết. Khi có PAM lượng Atropin giảm đi rất nhiều có khi chỉ còn vài chục mg hoặc vài trăm mg.
Khi đã có dấu hiệu ngấm Atropin thì giảm liều PAM. Ngừng PAM sau 2 – 4 ngày điều trị. PAM bản chất là một Oxim (2- Pyridin Aldoxim Methylcloride) còn có nhiều loại khác trên thị trường như Praliđoxim, Contrathion, Obiđoxim…
Dùng tiêm tĩnh mạch 200 – 500 mg trong vòng 10 phút. Không tiêm trong vòng 5 phút vì cơ thể không chịu nổi, dễ gây truỵ mạch. Thể nặng phải tiêm nhiều lần. Sau liều đầu 1 giờ mới tiêm nhắc lại liều thứ hai và sau đó có thể tiêm 30 phút một lần. Thể nhẹ và trung bình 2 giờ 1 lần. Với chó bị ngộ độc nặng phải thông khí trước. Tiến hành tiêm Atropin trước rồi mới tiêm PAM.
Giải độc cấp cứu chó mèo bằng phương pháp “Vi lượng đồng căn”
Giải cứu chó mèo thoát khỏi các chất độc trong cơ thể được xem là một phương pháp hữu hiệu. Việc này có thể giúp thú cưng mau lành bệnh. Độc tố tích tụ trong cơ thể cún có thể là do việc sử dụng các loại thuốc Corticosteroid. Thuốc kháng viêm không Steroid NSAIDs. Thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm quá liều hay do bệnh mãn tính.
Với việc sử dụng thảo dược, liệu pháp “Vi lượng đồng căn” và các loại thuốc dạng dinh dưỡng bổ sung. Bác sĩ thú y có thể giúp giải cứu chó bị ngộ độc bằng cách làm sạch độc tố trong cơ thể. Giúp tăng khả năng chữa lành bệnh.
Cho nhịn ăn
Một trong những phương pháp giải quyết chó bị ngộ độc là cho vật nuôi nhịn ăn từ 12 đến 24 giờ. Trong thời gian này, chỉ cho vật nuôi uống nước. Lưu ý, không áp dụng phương thức này mà không có sự giám sát của bác sĩ thú y.
Cung cấp thực phẩm chất lượng
Để đảm bảo sức khỏe lâu dài của cún, bạn cần cung cấp các loại thực phẩm có chất lượng hơn. Bạn cũng có thể cho cún ăn thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn sống. Tuy đơn giản nhưng đây là một trong những bước cơ bản để giảm thiểu độc tố tích lũy trong cơ thể cún. Hãy trao đổi thêm với các bác sĩ thú y để áp dụng chế độ ăn uống hợp lý cho cún. Sau khi áp dụng phương pháp giải độc cho chó bị ngộ độc bằng cách nhịn ăn.
Chữa lành dạ dày
Sự tổn thương ở dạ dày là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc hấp thụ thêm các độc tố. Do đó, việc chữa lành chó bị viêm dạ dày được coi là một bước quan trọng. Nên áp dụng đầu tiên khi thực hiện việc chữa trị chó bị ngộ độc. Bạn nên sử dụng thức ăn có chứa chất tiền trợ sinh của lợi khuẩn Prebiotics. Thành phần chính lợi khuẩn Probiotics). Vi khuẩn hữu ích và nấm men giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Glutamine một acid amin giúp nuôi dưỡng các tế bào đường ruột khỏe mạnh. Tăng miễn dịch cơ thể giúp chữa lành dạ dày bị tổn thương của cún.
Giải độc gan
Gan là cơ quan chính thực hiện việc giải độc. Một khi gan bị tổn thương, có thể dẫn đến việc tích tụ chất độc trong cơ thể của cún. Do đó việc giải độc cho gan cũng hết sức quan trọng. Milk Thistle hoặc Silybum Marianum được xem là loại thảo dược hữu ích mà bạn có thể dùng để giải độc và chữa lành gan bị tổn thương cho cún yêu. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để sử dụng liều lượng phù hợp cho việc chữa bệnh cho thú cưng.
Liệu pháp vi lượng đồng căn
Liệu pháp vi lượng đồng căn là phương pháp chữa trị chó bị ngộ độc bằng các dược thảo thiên nhiên. Thường được áp dụng trong việc giải độc cho chó mèo từ từ cho toàn bộ cơ thể vật nuôi. Lymphomyosot là một loại thuốc giải độc cơ thể. Berbeirs họ cây hoàng liên gai và strychnos nux- vomica hạt đậu khấu là những dược chất thường được sử dụng cho việc giải độc cho hệ niệu sinh dục, hệ tiêu hóa, máu và bạch huyết.
Nếu cún của bạn bị bệnh và đã trót dùng thuốc quá liều, giải độc có thể là phương pháp thích hợp vào lúc này. Hãy tìm một bác sĩ thú y lành nghề để trao đổi và bổ sung thêm các phương thức giải độc cho chó mèo hợp lý vào phác đồ điều trị chó bị ngộ độc để giúp cho việc chữa trị tiến triển thuận lợi hơn.
Cách chữa trị khi chó bị ngộ độc chung
Khi chó bị ngộ độc, bạn cần phải nhanh chóng giúp cho chó bị nôn ra chất độc đó. Nếu để lâu, chất độc sẽ được hấp thụ qua dạ dạy vào ruột non. Đến lúc đó thì thực sự rất khó chữa. Cần biết rõ chó đã ăn phải loại độc chất nào. Vì cách giải độc khác nhau với từng dạng trúng độc.
Cấp cứu gây nôn cho chó bằng những cách sau đây:
- Gây nôn khẩn cấp bằng cho uống nước Oxy già H2O2 3%. Pha 1 thìa cafe/ 5 kg trọng lượng cơ thể. Cứ 15 phút cho uống một lần đến khi chó nôn ra được các chất độc đã ăn vào.
- Thụt rửa dạ dày bằng ống xông với một lượng nước lớn hòa loãng chất độc. Xử lý giải độc đặc hiệu nếu biết rõ chất độc. Truyền dịch đường gluco 5% vào tính mạch. Các liệu pháp này do bác sĩ thú y chỉ định và thực hiện.
- Gây nôn bằng dấm chua. Bơm vào xilanh rồi banh mồm chó ra để bơm vào trong miệng chó được dễ dàng hơn. Cách này có thể làm chó nôn nhanh hơn.
- Cho chó uống sữa hoặc nước trà xanh, nước chanh đường… để giải độc. Nếu cún không chịu uống thì cạy miệng nó ra đổ vào. Nếu chó uống thì 80% là sống.
- Kích thích dạ dày gây nôn khi chó mèo bị ngộ độc. Lấy 1 cái ít lòng trắng trứng pha ít dầu ăn ép ăn. Trong trường hợp cơ hàm cứng đơ rồi thì có thể sử dụng 1 ống tiêm cạy miệng để bơm trực tiếp vào. Tiếp theo để hỗ trợ trong việc kích thích dạ dày co bóp để nôn bả ra.
Khi nào không nên gây nôn cho chó bị ngộ độc
Không phải lúc nào chó bị ngộ độc là bạn có thể gây nôn luôn cho chó, đôi khi bạn cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của chó khi bị trúng độc để có quyết định gây nôn độc cho chó hay không, hay là sử dụng những biện pháp khác. Sau đây là một số những trường hợp bạn không nên gây nôn chó chó khi bị trúng độc nhé.
- Chó đã tự nôn ra được, đang liên tục nôn.
- Chó đang ở trạng thái hôn mê, khó thở trụy tim mạch.
- Chó ăn phải các chất : acide, alkaloid, chất tẩy rửa gia dụng, sàn phẩm hóa dầu.
- Các loại thuốc có ghi trên nhãn ” Không được gây nôn”.
- Có triệu chứng có giật do tổn thương thần kinh: Dùng nhóm thuốc an thần Diazepam ( Valium ) hoặc nhóm Barbiturate truyền vào tĩnh mạch phải do bác sĩ thú y khám và chỉ định.
- Có tiêu chảy và xuất huyết tiêu hóa cấp tính : Bù nước và điện giải bằng truyền dịch Lactated Ringer, kháng sinh…thận trọng khi dùng thuốc cầm tiêu chảy giảm nhu động ruột như Atropin…phải do bác sĩ thú y khám và chỉ định.
Giải độc dạ dày cho chó mèo sau khi kích thích gây nôn
Bước tiếp theo sau các biện pháp kích thích gây nôn. Cho mèo uống nước đậu xanh và nước gừng để nguội thay phiên nhau. Việc uống nước đậu xanh và nước gừng giúp giải độc rất tốt những chất độc còn lại trong dạ dày. Có thể lấy bã đậu xanh và gừng lúc nãy nấu đem giã nhuyễn ra rồi cho mèo ăn kèm. Nếu cho uống thì 80% có cơ hội sống sót.
Sau khi sơ cứu nếu hiệu quả thì mèo bị trúng độc sẽ trở lại trạng thái bình thường. Mèo không còn bị co giật và sủi bọt mép nữa. Lúc này nên cột lại cố định 1 chỗ. Sau đó theo dõi tình trạng sức khỏe. Quan sát xem triệu chứng đã bị hết hoàn toàn chưa. Lấy chăn sưởi ấm tránh tình trạng bị hạ thân nhiệt.
Lưu ý khi giải độc cho chó mèo, bạn nên cách ly những con còn lại tránh xa con đang bị trúng độc vì chó mèo khi thấy đồng loại của mình bị thương thì thường hay có hành động liếm láp. Hoặc nó có thể sẽ ăn trúng chất bả đã nôn ra. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm vì nó sẽ làm cho những con khác bị trúng đôc theo.
Sau khi sơ cứu cần khẩn trương đem chó mèo đến gặp bác sĩ thú y để súc ruột và điều trị thêm. Lúc này thì chó mèo của bạn đã hoàn toàn an toàn và không có bị di chứng phụ gì kèm theo nữa.
Hy vọng với những kiến thức về cách xử lý khi chó bị ngộ độc hay trúng bả chó bạn có thể xử lý tình huống một cách nhanh nhất giúp chó thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Chúc các bạn may mắn!
4.9/5 - (104 bình chọn)Từ khóa » Chó Bị Ruồi Bu
-
Bệnh Nhiễm ấu Trùng Ruồi Trâu (bệnh Giòi) ở Chó - Trùm Boss
-
Nguyên Nhân Chó Bị Giòi? - Hướng Dẫn Mi Dog
-
Giòi Có Thể Làm Cho Một Con Chó Bị Bệnh? - Mi Dog Guide
-
Cách để Xử Lý Ruồi Bu Quanh Bát Thức ăn Của Chó - WikiHow
-
10 Dấu Hiệu Chó Bị Bệnh Cảnh Báo Bạn Cần đưa đến Bác Sĩ Thú Y
-
Phát Hiện Và điều Trị Khi Chó Bị Ung Thư Và Có Khối U - Pet Mart
-
Cách đặc Trị Ve Rận, Ghẻ, ấu Trùng Ruồi ở Mèo (phần 1) - Pet's Home
-
CÁC CĂN BỆNH DA LIỄU HAY GẶP Ở CHÓ - Hachiko Petshop
-
Dấu Hiệu điển Hình Khi Chó Bị Bệnh Dại - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bệnh Giòi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bệnh Nhiễm Ký Sinh Trùng Dòi Maggost
-
10 Cách Diệt Ve Chó Trong Nhà Tận Gốc Bằng Mẹo Dân Gian đơn Giản