Cách Chấm Công Trên Bảng Chấm Công Làm Thêm Giờ Trên Excel 2018

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về mẫu bảng chấm công làm thêm giờ được quy định theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cách xây dựng bảng chấm công này trên Excel như thế nào? Cách ghi, chấm công trên bảng chấm công này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

Bảng chấm công làm thêm giờ được quy định theo mẫu số 01b- LĐTL

Mục đích

Theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị.

Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) có phát sinh làm thêm ngoài giờ làm việc theo quy định thì phải lập bảng chấm công làm thêm giờ.

  • Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.
  • Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày (Từ giờ…đến giờ…) từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.
  • Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng.
  • Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.
  • Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, tết.
  • Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm vào buổi tối (tính theo quy định của pháp luật) không thuộc ca làm việc của người lao động.

Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, tổ nhóm…) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào số giờ làm thêm thực tế theo yêu cầu công việc của bộ phận mình để chấm giờ làm thêm cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

Cuối tháng, người chấm công, phụ trách bộ phận có người làm thêm ký và giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt vào bảng chấm công làm thêm giờ và chuyển bảng chấm công làm thêm giờ cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để thanh toán (trường hợp thanh toán tiền). Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Tải mẫu bảng chấm công làm thêm giờ trên Excel theo thông tư 133 mới nhất tại địa chỉ: http://bit.ly/2FVqlbz

Xem thêm: Cách tạo mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo thông tư 133 trên Excel mới nhất 2018

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!

Bạn có nghĩ rằng làm kế toán tổng hợp trên Excel quan trọng không, bởi trên Excel bạn có thể nắm được cách tổ chức, quản lý dữ liệu kế toán, đồng thời tự tay xây dựng công thức lên các báo cáo tài chính. Khi đó bạn có thể dễ dàng kiểm tra kết quả, biết được những thay đổi dữ liệu trong sổ NKC sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kết quả trong các báo cáo.

Từ khóa » Bảng Chấm Công Làm Thêm Giờ Trong Excel