Cách Chấm điểm Và Mẹo Thi | DẠY NGHỀ LÁI XE SAO BẮC VIỆT

QUY TRÌNH VÀ CÁCH CHẤM ĐIỂM XE CHÍP  TRONG SÁT HẠCH LÁI XE HẠNG B2 – C  ________o O o________ 

1- Bật đèn xi nhan trái tại nơi xuất phát, khi nhận được tín hiệu từ phòng điều khiển vào trong xe phát lệnh xuất phát:  – Khi vượt qua vạch xuất phát không bật đèn xi nhan hoặc sau khi vượt qua vạch xuất phát qua 5 m không tắt đèn xi nhan sẽ bị trừ 5 điểm.  – Nếu quá 20 giây xe không vượt qua vạch xuất phát sẽ bị trừ 5 điểm.  – Nếu quá 30 giây xe không vượt qua vạch xuất phát sẽ bị loại. 

2- Tiếp tục bài thi nhường đường cho người đi bộ:  – Dừng xa vạch, dừng chạm vạch, không dừng xe sẽ bị trừ 5 điểm. 

3- Tiếp tục bài thi dừng xe trên dốc (trên cầu):  – Dừng xe xa vạch bị trừ 5 điểm.  – Xe tuột dốc 50 cm sẽ bị loại.  – Trong khoảng cách dừng mà không dừng sẽ bị loại.  – Sau khi dừng quá 30 giây mà xe không vượt qua dốc sẽ bị loại. 

4- Tiếp tục bài thi vệt bánh xe đường vuông góc có quy định thời gian:  – Xe không nhận được tín hiệu cảm biến bắt đầu vào đường vệt bánh xe đường vuông góc sẽ bị loại do đi không đúng quy định.  – Mỗi lần chạm vạch sẽ bị trừ 5 điểm.  – Quá thời gian 2 phút sẽ trừ 5 điểm. 

5- Tiếp tục bài thi đi thẳng qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông:  – Xe dừng xa vạch sẽ bị trừ 5 điểm, dừng chạm vạch sẽ bị trừ 5 điểm.  – Xe vượt đèn đỏ sẽ bị trừ 10 điểm, khi đèn xanh bật sáng không qua được ngã tư sẽ trừ 5 điểm. 

6- Tiếp tục bài thi đường vòng quanh co có quy định thời gian:  – Mỗi lần chạm vạch sẽ bị trừ 5 điểm, quá thời gian 2 phút trừ 5 điểm.  – Đường vòng quanh co sẽ kiểm tra xe không đúng hạng xẽ trừ 5 điểm. 

7- Tiếp tục bài thi đi thẳng qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông:  – Xe dừng xa vạch sẽ bị trừ 5 điểm, dừng chạm vạch sẽ bị trừ 5 điểm.  – Xe vượt đèn đỏ sẽ bị trừ 10 điểm, khi đèn xanh bật sáng không qua được ngã tư sẽ trừ 5 điểm. 

8- Tiếp tục bài thi cho xe vào nơi đỗ, (gara) có quy định thời gian:  – Mỗi lần chạm vạch sẽ bị trừ 5 điểm, quá thời gian 2 phút sẽ trừ 5 điểm.  – Khi lùi xe khi chưa có lệnh kiểm tra mà kết thúc bài thị đỗ xe sẽ bị trừ 5 điểm.  – Bài thi cho xe vào sân đỗ sẽ kiểm tra xe không đúng hạng sẽ bị loại. 

9- Tiếp tục bài thi đi ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông, rẽ trái qua đường ray (sắt):  – Không bật xi nhan, bật đèn xi nhan sai sẽ bị trừ 5 điểm.  – Xe dừng xa vạch, chạm vạch sẽ trừ 5 điểm.  – Xe vượt đèn đỏ sẽ bị trừ 10 điểm, khi đèn xanh sáng không qua được ngã tư sẽ trừ 5 điểm. 

10- Tiếp bài thi cho xe vượt đường ray xe lửa không rào chắn:  – Xe dừng xa vạch, chạm vạch, không dừng ở vạch sẽ bị trừ 5 điểm. 

11- Tiếp tục bài thi thay đổi số, tăng, giảm số trên đường:  – Tăng số ở vạch số 1 có biển bắt đầu tăng số, khi nghe tín hiệu tăng số.  + Đối với hạng xe B tăng số 1 lên 2 ( Giảm tốc độ trên 24 Km/h )  + Đối với hạng xe C tăng số 2 lên 3 ( Giảm tốc độ trên 20 Km/h )  – Nếu xe không thay đổi số đúng quy định sẽ bị trừ 5 điểm. 

12- Tình huống nguy hiểm có thể gặp trước hoặc sau khi kết thúc ở các bài thi, xe sẽ gặp 1 trong 14 bài thi nơi xảy ra tình huống nguy hiểm:  – Sau khi gặp tình huống nguy hiểm xảy ra không dừng xe được, không bật đèn ưu tiên, khi hết tình huống nguy hiểm không tắt đèn ưu tiên mà cho xe chạy tiếp tục bài thi sẽ bị trừ 10 điểm. 

13- Tiếp tục bài thi qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông, rẽ phải về kết thúc:  – Không bật đèn xi nhan, bật đèn xi nhan sai trừ 5 điểm.  – Xe dừng xa vạch, dừng chạm vạch bị trừ 5 điểm, vượt đèn đỏ bị trừ 10 điểm.  – Khi đèn xanh sáng xe không qua được ngã tư bị trừ 5 điểm. 

14- Tiếp tục kêt sthúc bài thi:  – Không bật đèn xi nhan, bật đèn xi nhan sai trừ 5 điểm.  – Khi chưa hoàn thành bài thi kết thúc nếu quá thời gian quy định của tổng thời gian thi thì cứ 3 giây trừ 1 điểm.   BẠN ĐÃ ĐẠT.- Sau khi qua vach kết thúc, nếu tổng số điểm 80 trở lên;   – 79 điểm trở xuống bạn sẽ không đạt.  + Hạng B 20 phút – 24 Km/h.  + Hạng C 25 phút – 20 Km/h. 

15- Các lỗi trong quá trình sát hạch sẽ bị trừ điểm:  – Mỗi lần tắt máy sẽ bị trừ 5 điểm.  – Mỗi lần vượt quá tốc độ động cơ sẽ bị trừ 5 điểm.  – Không thắt dây an toàn sẽ bị trừ 5 điểm.  – Khoảng cách tại mỗi điểm dừng không quá 50 cm 

Các nguyên tắc của học và thi.

Đối với ôtô:

Bộ đề học lý thuyết lái xe ôtô gồm 300 câu hỏi được đánh số thứ tự từ 1 đến 300. Trong đó:

+ từ câu 1-18: những quy định chung  + từ câu 19 – 99: quy tắc giao thông đường bộ  + từ câu 100 – 105: kỹ thuật lái xe ôtô  + từ câu 106 – 131: cấu tạo và sửa chữa xe ôtô  + từ câu 132 -150: nghiệp vụ vận tải  + từ câu 151 – 250: biển báo hiệu đường bộ  + từ câu 251 – 300: giải các thế sa hình

Đối với môtô

Bộ đề học lý thuyết lái xe môtô gồm 100 câu hỏi được đánh số thứ tự từ 1 đến 100. Trong đó:

+ từ câu 1 – 50: những quy định chung và quy tắc giao thông  + từ câu 51- 80: biển báo hiệu đường bộ  + từ câu 81 – 100: giải các thế sa hình

PHẦN THI

Đối với ôtô:

Bộ đề thi lý thuyết lái xe ôtô các hạng gồm 30 câu hỏi, trong đó:

+ Những quy định chung : 2 câu  + Quy tắc giao thông đường bộ : 8 câu  + Kỹ thuật lái xe ôtô : 1 câu  + Cấu tạo và sửa chữa xe ôtô : 2 câu  + Nghiệp vụ vận tải : 2 câu  + Biển báo hiệu đường bộ : 9 câu  + Giải các thế sa hình : 6 câu

Thời gian thi và điểm đạt khác nhau đối với các hạng, cụ thể như sau:

Hạng B: 25 phút, đúng tối thiểu 26 câu là đạt.  Hạng C: 25 phút, đúng tối thiểu 28 câu là đạt.  Hạng D, E: 20 phút, đúng tối thiểu 28 câu là đạt.

Đối với môtô

Bộ đề thi lý thuyết lái xe môtô các hạng gồm 15 câu hỏi, trong đó:

+ Những quy định chung và quy tắc giao thông : 7 câu  + Biển báo hiệu đường bộ : 5 câu  + Giải các thế sa hình : 3 câu  Thời gian thi là 10 phút, đúng tối thiểu 12 câu là đạt.

Chương trình cho phép tạo bộ đề thi một cách ngẫu nhiên nên có thể luyện thi nhiều lần mà không bị trùng đề.

PHẦN 2: Mẹo thi lý thuyết.  A. Chú ý:

1. Phân biệt:

Bộ GTVT

+ Tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ.

+ Siêu trường siêu trọng

Chính phủ

+ Dùng xe vận tải chở hàng hóa để chở người

+ Quy định và cấp giấy phép danh mục hàng nguy hiểm

UBND Cấp tỉnh:

+ Quy định đường cấm, đg 1 chiều, cấm dừng, cấm đỗ…

Cơ quan quản lý GT có thẩm quyền:

Cấp giấy phép cho xe chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ

2. Tốc độ (km/h): chú ý các từ:

– Trong khu vực đông dân cư:

+ Trên (40)  + Đến (50)

– Ngoài khu vực đông dân cư:

+ Xe gắn máy: 50 km/h  + Xe môtô: 60 km/h  + Trên: 70 km/h  + Đến: 30 km/h

3. Vòng xuyến:

+ Quyền ưu tiên bên trái, phía trong.

4. Còi:

+ Không dùng còi từ 22h đến 5h sáng.  + Không nhỏ hơn 65 dB(A) và không lớn hơn 116 dB(A)

5. Độ rơ vành tay lái:

– Xe con: 10 độ  – Xe khách: 20 độ  – Xe tải: 25 độ

6. Thể tích:

– VC: 1  – VH: 2  – VS: 3

7. Nghiệp vụ vận tải:

– Chống mưa: 3  – Nghiệp vụ còn lại: 2

8. Phần trả lời đúng (đã sắp thứ tự ưu tiên):

– Tất cả  – Tuyệt đối cấm, tuyệt đối không  – Cấm  – Bắt buộc  – Cả hai, cả ba  – Không  – Câu dài nhất

Với dạng câu hỏi lý thuyết, cứ hễ nhìn thấy ý cuối là: “Tất cả các ý trên”, “Tất cả các quy định trên” “Tất cả các trường hợp trên”, đánh luôn vào khỏi phải suy nghĩ đảm bảo đúng.

9. Chú ý, đề thi hay bẫy ở những chỗ hết sức “vớ vẩn”, như kiểu, ý 1: Biển 2, ý 2: Biển 3, ý 3: Biển 1, nhưng hấp tấp không chú ý là mất điểm.

10. Cứ gặp câu hỏi cách đường ray bao nhiêu, thì là 5 mét.

11. Hễ gặp nồng độ cồn, thì là 40 và 80 hay nhớ luôn là 4 và 8. Khí thở loãng hơn là 4, máu thì đặc hơn, chắc chắn là 8. Do vậy 40 trên khí thở, 80 trên máu.

12. Khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước: thì lấy tốc độ lưu hành lớn nhất trừ đi 30 (ví dụ: 100 km/h đến 120 km/h thì lấy 120 – 30 = 90m).

13. Cắt ngang đoàn xe, đoàn người đi lại có tổ chức, bao gồm cả đoàn xe tang: cấm chỉ, do vậy cứ hễ gặp đoàn người đoàn xe là ôtômatích không có cắt ngang qua.

14. Những câu ngoại lệ:

* Những câu sau chọn là 1:

– Khái niệm “Phần đường xe chạy”  – Khái niệm “Đường cao tốc”  – Điều khiển xe ra khỏi đường cao tốc  – Nêu công dụng của hộp số.  – Nêu yêu cầu của hệ thống lái  – Phương pháp khắc phục các giclơ  – Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng  – Câu hỏi khoảng cách về mét

* Những câu sau chọn là 2:

– Xăng không đưa được vào buồng phao của bộ chế hòa khí  – Nêu công dụng của cơ cấu trục khuỷu  – Câu hỏi về tuổi

* Những câu ngoại lệ còn lại:

– Xe sau xin vượt: 3  – Điều khiển xe tăng số: 1  – Điều khiển xe giảm số: 2  – Đánh lửa sớm: 1  – Đánh lửa muộn: 2  – Thế nào là động cơ 2 kì: 1  – Thế nào là động cơ 4 kì: 2

– Khi qua nơi giao nhau xe chữa cháy được ưu tiên đi trước

– Đư ờng sắt giao với đường bộ: quyền ưu tiên thuộc đường sắt  – Khi chở hàng quí hiếm đòi hỏi phải có người áp tải

– Khi 2 xe kéo nhau mà thắng của xe được kéo mất hiệu lực thì ta phải dùng thanh nối cứng để kéo.

– Những xe ưu tiên theo luật định được chạy quá tốc độ ghi trên biển  – Nồng độ cồn trong máu cấm v ượt quá 80mg/1ml máu  – Nồng độ cồn trong khí thở cấm vượt quá 40mg/1lít khí thở.

15. Giải sa hình:

* Thứ tự ưu tiên các loại xe :

– Xe đi lố trong ngả 3, 4.  – Xe chữa cháy.  – Xe công an, quân sự.  – Xe cứu thưong.  – Xe thuộc đèn xanh.  – Xe thuộc đèn phụ.  – Xe thuộc đường chính: xét biển báo  – Đường đồng qưyền, đồng cấp.

o Ưu tiên bên phải trống.  o Rẽ phải.  o Đi thẳng.  o Rẽ trái.

* Vạch kẻ đường:

– Vạch liên tục: không được quyền lấn vạch để vượt.  – Vạch đứt khúc: được quyền lấn vạch để vượt.

16. Biển báo: 5 loại

a. Biển báo cấm:

– Biển 115 – 118: xe ưu tiên theo luật định cũng không được phép vào.

– Biển 119 – 120: xe chở hàng vượt quá phía trước và phía sau thùng xe mỗi phía 100% chiều dài toàn bộ xe mặc dù tổng chiều dài cả xe và hàng nhỏ hơn trị số ghi trên biển cũng không được phép vào.

– Biển 112 (stop): khi gặp biển này tất cả các loại xe đều phải dừng lại kể cả xe ưu tiên theo luật định.

– Biển 123a: cấm rẽ trái à cấm luôn quay đầu.

– Biển 124a: cấm quay đầu nhưng được phép rẽ trái.

– Biển 125: cấm vượt (cấm xe con, xe khách, xe tải vượt).

– Biển 126: cấm tải vượt ( xe con, xe khách được vượt).

* Thứ tự các loại xe:

Xe máy < môtô < xe con = xe lam = xe 3 bánh < xe khách < xe tải < xe máy kéo < sơmirơmoóc < xe kéo moóc (cấm ở đâu là cấm từ đó trở đi không được vào).

b. Biển báo nguy hiểm:

– Biển 204: phía trước là đường hai chiều.  – Biển 234: phía trước giao nhau với đường hai chiều.  – Biển 208: giao nhau với đường ưu tiên ( xe trên đường này nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên).  – Biển 207: giao nhau với đường không ưu tiên ( xe trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau).  – Biển 224: người đi bộ cắt ngang, xe phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ.

c. Biển chỉ dẫn:

– Biển 401: bắt đầu đường ưu tiên ( xe trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau).  – Biển 410: biển chỉ dẫn khu vực quay xe , không được phép rẽ trái.  – Biển 411: hướng đi của mỗi làn xe theo vạch kẻ đường.  d. Biển hiệu lệnh:  – Biển 301b,c,i: qui định đặt sau ngã 3, 4. Phạm vi tác dụng của biển là trước mặt biển.  – Biển 301a,d,e,f,h: qui định đặt trước ngã 3, 4. Phạm vi tác dụng của nó là sau mặt biển.  – Riêng 301h: ngoài 2 hướng bắt buộc phải theo là đi thẳng và rẽ trái còn được phép quay đầu đi theo hướng ngược lại.

e. Biển phụ:

– Đi kèm với biển chính để thuyết minh và bổ sung cho biển chính.  – Trừ biển 509a, b không phải là biển phụ mà là chỗ đường bộ giao với đường sắt không có rào chắn.

CHÚ Ý THÊM:

1. Biển cấm xe kéo moóc (biển 108) không cấm sơmi rơmoóc, khi gặp

2. Biển cấm rẽ trái (Biển 123a), cấm luôn cả quay đầu, trong khi đó biển 124a, cấm quay đầu nhưng không cấm rẽ trái.

3. Nhường đường cho xe bên trái chạy trong vòng xuyến (Biển 303, nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến)

4. Biển 439 “tốc độ cho phép trên đường cao tốc”, duy nhất chỉ có một câu đề cập đến nó là câu 248, đánh vào ý 4 là đúng.

5. Biển cho phép quay đầu 409 và 410, chỉ cho quay đầu mà cấm rẽ trái, chú ý ở các câu 188, 189.

B. PHẦN MẸO:

Trong 300 câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, sau đây là những mẹo để trả lời chúng 1 cách nhanh nhất mà em tổng hợp lại và post lên cho tất cả các bác cùng tham khảo===> trong các câu hỏi đáp án trả lời sẽ là những câu có từ sau:

1. Đường bộ: bến phà đường bộ.

2. Công trình đường bộ: thiết bị phụ trợ khác.

3. Phần đường xe chạy: ko có câu dải đất dọc hai bên đường.

4. Làn đường: có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

5. Khổ giới hạn của đường bộ: chiều cao, chiều rộng.

6. Đường cao tốc: ko giao cắt cùng mức với đường khác.

7. Phương tiện giao thông đường bộ: cơ giới và thô sơ.

8. Phương tiện giao thông cơ giới: tàn tật.

9. Phương tiện giao thông thô sơ: xe súc vật kéo.

10. Người tham gia giao thông phải làm gì để đảm bảo ATGT: nghiêm chỉnh.

11. Xe quá tải: tải trọng trục đơn.

12. Người tham gia GT phải đi như thế nào là đúng qui tắc giao thông: bên phải, đúng, chấp hành.

13. Điều khiển xe ra khỏi đường cao tốc: chuyển dần.

14. ĐK xe trên đường cao tốc thì: ko được cho xe chạy ở phần lề đường.

15. ĐK phương tiện GT trong hầm: xe thô sơ phải có đèn.

16. Xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có tín hiệu còi, cờ, đèn…:hoặc tình trạng khẩn cấp…

17. Khi có tín hiệu xe ưu tiên: tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải…

18. Xe kéo nhau trên đường đèo dốc…: dùng thanh nối cứng.

19. Vận chuyển hàng bằng xe ôtô phải chấp hành các quy định: mui, bạt, tấm che đậy.

20. Hàng siêu trường, siêu trọng: có kích thước hoặc trọng lượng thực tế…

21. Đường bộ trong khu vực đông dân cư: nội thị xã và những đoạn đường bộ…

22. Xe máy kéo, công nông, lam, lôi máy…: tốc độ 30km/h.

23. ĐK xe dừng trên dốc lên: đạp nhẹ phanh, về số 1 (một).

24. ĐK xe trên đường trơn: ko đánh lái ngoặt và phanh gấp.

25. ĐK xe qua cầu hẹp: Dùng số thấp giữ đều ga.

26. Bảo dưỡng thường xuyên: giữ gìn được hình thức bên ngoài.

27. Nguyên nhân làm cho xăng ko được đưa vào buồng phao của bộ chế hoà khí: tắc bầu lọc xăng…

28. Phương pháp khắc phục giclơ: khí nén.

29. Nguyên nhân thông thường khi đ/c diezel không nổ: nhiên liệu lẫn không khí.

30. Đánh lửa:

+ Muộn sang sớm: Muộn thì ngược  + Sớm sang muộn: sớm thì theo

31. Độ rơ góc tối đa của vô lăng lái: Con, khách, tải: 10, 20, 25

32. Công dụng của động cơ ôtô: nhiệt năng được biến đổi thành cơ năng.

33. Công dụng hệ thống làm mát của động cơ: làm giảm nhiệt độ của các chi tiết bị nóng

34. Công dụng cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền: biến chuyển động tịnh tiến…

35. Công dụng cơ cấu phân phối khí: vào các xy lanh ở kỳ hút.

36. Công dụng của hệ thống cung cấp nhiên liệu đ/c xăng: hoà trộn xăng với KK sạch…

37. Công dụng hệ thống truyền lực ôtô: Dùng để truyền mômen quay…

38. Công dụng ly hợp: truyền hoặc ngắt truyền động…

39. Công dụng của hộp số: đảm bảo cho ôtô chuyển động lùi.

40. Công dụng của hệ thống lái: ko có câu đảm bảo ôtô chuyển động lùi.

41. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt: tuyến biểu đồ vận hành.

42. Tuyến vận tải khách: địa danh này, địa danh khác.

========================= Sách cũ mới có phần dải phân cách ở trong TP và ngoài TP  Sách mới bây giờ quy định

Cho ô tô từ 4 đến 30 chỗ,xe tải đến 3,5 tấn  50KM/H trong TP  80KM/H ngoài khu dân cư

Cho ô tô trên 30 chỗ,xe tải trên 3,5 tấn  40KM/H trong TP  70KM/H ngoài khu dân cư

Cho mô tô  40KM/H trong TP  60KM/H ngoài khu dân cư

Vụ Pháp chế trả lời như sau:

1. Về độ tuổi của người lái xe

Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định:

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Như vậy, những người 60 tuổi, có sức khoẻ phù hợp, đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1, B2 được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển.

2. Về việc cấp giấy phép lái xe:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT.

Trường hợp bị mất giấy phép lái xe và mất hồ sơ gốc, bạn cần lập hồ sơ theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Thông tư số 15/2011/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

17. Sửa đổi Điều 45 như sau:

“Điều 45. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp

Hồ sơ do người lái xe lập 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, gồm:

1. Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29;

2. Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (đối với trường hợp giấy phép lái xe bị mất, có hồ sơ gốc);

3. Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

4. Bản sao chụp giấy phép lái xe (đối với trường hợp còn giấy phép lái xe);

5. 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm kiểu giấy chứng minh nhân dân.

Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe xuất trình giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu.”

Cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe căn cứ quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 15/2011/TT-BGTVT để xác định trường hợp của bạn và thực hiện các quy định khác có liên quan để cấp lại giấy phép lái xe cho bạn.

“15. Sửa đổi Điều 43 như sau: Điều 43. Cấp lại giấy phép lái xe

1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

a) Quá từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, được dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

b) Quá từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

2. Người có giấy phép lái xe bị mất

a) Còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng và còn hồ sơ gốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 01 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe;

b) Còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 01 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe;

c) Quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm và còn hồ sơ gốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

d) Quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm và không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, được dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

đ) Quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

3. Người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, nếu có nhu cầu, được dự học lại Luật Giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, được kiểm tra và có chứng nhận của cơ sở đào tạo đã hoàn thành nội dung học và nộp đủ hồ sơ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

4. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại (phục hồi), được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.

5. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới.

Khi cấp lại giấy phép lái xe, cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ (nếu có).

6. Người dự sát hạch lại có nhu cầu ôn tập, đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập, phải nộp phí ôn tập theo quy định của Bộ Tài chính, không phải học lại theo chương trình đào tạo.

7. Việc tổ chức sát hạch lại để cấp giấy phép lái xe do bị quá hạn, mất, tước quyền sử dụng không thời hạn thực hiện như sau:

a) Ban quản lý sát hạch rà soát, kiểm tra các điều kiện theo quy định, lập danh sách thí sinh sát hạch lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định tổ chức cùng với kỳ sát hạch lái xe;

b) Trường hợp chưa có kỳ sát hạch lái xe phù hợp, có thể thành lập hội đồng, tổ sát hạch lái xe theo quy định cho các đối tượng này; thành phần hội đồng sát hạch, tổ sát hạch không có thành viên của cơ sở đào tạo;

c) Khi sát hạch lái xe ô tô ở các địa phương chưa có trung tâm sát hạch lái xe loại 1 hoặc loại 2: nếu chỉ sát hạch lại phần lý thuyết thì có thể tổ chức sát hạch tại địa phương, nếu sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành thì phải sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe của địa phương khác theo quy định.

8. Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.

Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đã cấp giấy phép lái xe), gồm:

a) Đơn đề nghị lập lại hồ sơ gốc theo mẫu quy định tại Phụ lục 29;

b) Bản sao chụp giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân.

Cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc.”

Như vậy, không phải tất cả các trường hợp bị mất giấy phép lái xe đều phải dự sát hạch lý thuyết mới được cấp lại.

“Điều 22. Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Hạng A1, A2, A3: không thời hạn.

2. Hạng A4, B1, B2: 10 năm, kể từ ngày cấp; (trước đây là 05 năm)

3. Hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE: 05 năm, kể từ ngày cấp.(trước đây là 03 năm).

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Từ khóa » Tính điểm Thi Sa Hình B2