Cách Chăm Sóc Bé Sơ Sinh Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
1. Hướng dẫn bế trẻ sơ sinh đúng cách
Khi bế bé lần đầu tiên, người mẹ thường có chút lúng túng nhưng hãy nhẹ nhàng, sau vài ngày, mẹ sẽ biết bé thích được bế ở tư thế nào nhất. Mỗi bé sẽ thích được bế ở một tư thế riêng, có bé thích vác vai, có bé thích được ẵm ngửa...Trước khi bế bé lên, người mẹ cần lên tiếng cho bé biết là sẽ bế bé. Hãy nhìn và âu yếm trò chuyện với bé, nhẹ nhàng luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông bé để bế bé lên một cách nhẹ nhàng. Điều này giúp bé không giật mình, khóc hoảng vì bất ngờ bị nhấc lên khỏi chỗ nằm. Với những bé mới lọt lòng, tư thế bế trẻ an toàn và dễ dàng nhất là cho bé nằm ngang. Mẹ cố gắng giữ cho phần đầu và cổ của bé nằm trên một đường thẳng, bụng bé ép vào bụng mẹ, mặt bé quay vào ngực mẹ.
2. Hướng dẫn cho bé sơ sinh bú đúng cách
Nên sớm bắt đầu cho trẻ bú ngay giờ đầu sau sinh. Những giọt sữa non đầu tiên chưa thực sự dồi dào nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, rất cần thiết cho bé. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ có thể chứa được 30 - 90ml sữa mỗi cữ bú, và cứ 2-3 tiếng bé sẽ bú một lần. Tùy từng trường hợp sẽ có bé bú nhiều hơn hoặc ít hơn. Mẹ cũng cần chú ý đến dấu hiệu bé đói. Một số bé khóc rất to, một số khác lại chỉ mút tay, chép môi, quay đầu tìm sữa mẹ.
Cần chọn tư thế bú sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái, Nguyên tắc đơn giản nhất khi cho con bú mà các mẹ cần nhớ là giữ đầu và lưng của bé thẳng hàng, mặt của bé hướng thuận vào bầu vú; như thế sẽ tạo ra tư thế bú đúng và con sẽ bú dễ dàng, thoải mái nhất, có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm.
Hãy lựa chọn tư thế bú mẹ đúng để trẻ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết
Nên cho bé bú hết một bầu sữa rồi mới chuyển qua bầu còn lại, việc này vừa giúp bé có thể bú được sữa cuối (lượng sữa giàu dinh dưỡng nhất) vừa kích thích giúp vú sản sinh ra lượng sữa mới. Nếu sau khi bú sạch 1 vú mà bé vẫn khóc, hãy cho bé bú vú bên kia. Nếu bé bú chưa hết mà đã no thì các mẹ nên vắt sữa còn dư trữ lạnh. Sau vài ngày mẹ sẽ biết được nhu cầu bú của bé. Vào các cữ bú sau có thể vắt bỏ một ít sữa đầu để bé bú sữa có nhiều năng lượng hơn.
Cho trẻ bú mẹ cả ngày lẫn đêm theo nhu cầu, thông thường trẻ bú mẹ sau mỗi 2 đến 3 giờ, mỗi lần từ 15 đến 30 phút. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, thậm chí ngủ quên ăn. Nên mẹ cứ cách 2-3 tiếng phải đánh thức bé dậy bú, nếu không bé đói sẽ bị hạ đường huyết. Khi đánh thức bé, tuyệt đối không lay người bé, vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh non nớt của bé. Thay vào đó, mẹ cù chân nhẹ nhàng để bé thức giấc. Một lưu ý nữa là tuyệt đối không để bé vừa ngủ vừa bú, và không bú nằm vì sẽ khiến bé bị sặc rất nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh cần được ợ hơi sau mỗi cữ bú để không bị khó chịu trong bụng. Cách đơn giản nhất cho bé ợ hơi là mẹ bế bé lên tựa vào vai mình, một tay đỡ mông chân bé, tay kia vỗ nhẹ lên lưng bé.
Bé sơ sinh cũng hay bị nấc. Mẹ đừng quá hoảng hốt vì đây là hiện tượng bình thường do các cơ quan của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Nôn trớ cũng vậy, mẹ đừng quá lo lắng nhé. Nếu bé nôn trớ nhiều kèm khóc liên hồi không dứt thì phải đưa bé đến bệnh viện khám ngay.
3. Hướng dẫn tắm rửa, vệ sinh cho trẻ sơ sinh
Bao lâu thì nên thay tã cho trẻ sơ sinh?
Mẹ có thể cho bé dùng tã vải hay tã giấy hoặc dùng xen kẽ cả hai loại tã để tiết kiệm. Khi chọn tã giấy cho con, nên chọn loại có kích cỡ thích hợp, có tính năng chống hăm, ngứa. Nếu cho con dùng tã vải, nên chọn loại có chất liệu cotton mềm, thấm nước tốt. Trẻ bú sữa mẹ có xu hướng đại tiện nhiều hơn trẻ bú sữa công thức, do chất dinh dưỡng trong sữa công thức tiêu hóa lâu hơn, nên trẻ bú sữa công thức đại tiện ít hơn. Trẻ bú sữa mẹ thường đại tiện 4 lần hoặc nhiều hơn, trong khi đó trẻ bú sữa công thức đại tiện khoảng 1-3 lần tùy từng bé. Nếu phân của bé có chứa chất nhầy màu trắng hoặc sọc hoặc đốm màu đỏ, mẹ cần đưa bé đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm.
Nên thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Khi thay, phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Nên thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi mặc tã mới cho trẻ.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh
Bé vừa mới sinh không nhất thiết phải tắm mỗi ngày. Trước khi tắm cho bé, hãy tắt quạt, tắt máy lạnh, tiến hành massage cho bé. Dùng nước sạch pha với nước sôi để tắm cho bé. Nước có nhiệt độ khoảng 36 - 38 độ C (tùy theo từng mùa) là thích hợp để tắm cho trẻ. Nếu không có nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm, bạn có thể dùng cùi chỏ tay để thử nước tắm cho bé. Lưu ý là trong khi tắm cho bé, nên trò chuyện âu yếm với trẻ để trẻ cảm nhận được tình yêu thương. Khi tắm, chú ý vệ sinh cơ thể bé ở những phần có nhiều nếp gấp da như cổ, nách, chân, sau gáy, bẹn… Sau khi tắm xong, cần lưu ý cách chăm sóc trẻ theo các bước sau nhằm giữ ấm cho bé: lau khô người bé bằng khăn bông mềm, mặc quần áo, nhỏ mắt mũi, lau tai. Khi tắm cho bé, hãy đảm bảo phần cuống rốn của bé phải được giữ càng khô càng tốt để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoăc nữ hộ sinh để biết cách chăm sóc phần rốn này cho đến khi nó rụng một cách tự nhiên trong khoảng 10 ngày.
4. Hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Rốn là một trong số những phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sơ sinh nên cần đặc biệt chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên mà không có bất kỳ tổn thương nào. Nếu không chú ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, chảy dịch,...
Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải được làm hằng ngày và vệ sinh theo các bước sau:
- Trước khi chăm sóc rốn cho trẻ, mẹ cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90 độ.
- Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra.
- Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.
- Lau rốn bằng bông gòn với nước sạch, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
- Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.
- Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
- Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.
- Luôn giữ cho rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.
Không sử dụng nước thơm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.
Khoảng 1-2 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé.
5. Hướng dẫn chăm sóc da cho trẻ mới sinh
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc chăm sóc da cho bé cần phải được chú trọng. Việc chăm sóc và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Tránh việc cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da:
- Chọn quần áo cho trẻ là các loại vải mềm;
- Chú ý tránh cọ xát, kể cả cọ xát nhẹ trên da bé vì có thể gây tổn thương làn da của trẻ;
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô bởi các sản phẩm này thường có độ kiềm cao, dễ làm kích thích da của bé;
Giữ da bé có độ ẩm thích hợp:
- Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều quá có thể khiến da bé mất nước. Mẹ nên thoa kem dưỡng da ở những vùng da khô hay bong tróc cho bé.
- Việc không thay tã thường xuyên cộng với thời tiết nóng ẩm có thể gây nhiễm nấm, nhiễm trùng ở trẻ. Vì vậy, cần thường xuyên rửa sạch khu vực mang tã của trẻ bằng các chất làm sạch có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng;
Hạn chế làm thay đổi sự cân bằng của các loại vi khuẩn trên da bé:
Các chủng vi khuẩn thường trú trên da bắt đầu có ngay từ khi trẻ ra đời. Chúng hiếm khi gây bệnh trừ khi trên da có vết thương hở hoặc độ axit tự nhiên trên da trẻ bị phá hủy. Do vậy, các mẹ cần phải:
- Giữ sạch cuống rốn và các vết thương hở của bé;
- Làm sạch da bé với sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH cân bằng, phù hợp với sinh lý của da.
6. Hướng dẫn chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh đôi mắt còn rất mong manh và yếu ớt và đặc biệt rất nhạy cảm. Để giúp mắt trẻ phát triển một cách tốt nhất cha mẹ nên chú ý cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh. Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh như sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ
- Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý chuyên biệt cho vệ sinh mắt trẻ sơ sinh, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.
- Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.
Bạn nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đừng quên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người.
7. Cách cho trẻ sơ sinh ngủ
Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thông thường, trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú (2-3 giờ/ lần). Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên bé có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm (8-9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm). Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn.
Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm
Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.
Ban ngày, khi bé còn thức:
- Chơi với bé càng nhiều càng tốt.
- Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày.
- Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.
- Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt…
- Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.
Ban đêm:
- Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.
- Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với bé nhiều.
Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.
BS. Phạm Thị Thuận - Khoa Nhi Bệnh viện TWQĐ 108
Từ khóa » Cách Nuôi Dạy Bé Sơ Sinh
-
62 Cách Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh 0-12 Tháng Tuổi Thông Minh Khỏe ...
-
Cẩm Nang Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh Từ 0-12 Tháng Cực Chi Tiết - KidsPlaza
-
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Từ 0 - 6 Tháng: Cần Chăm Con Thế Nào Cho đúng?
-
Nuôi Con Theo Phương Pháp EASY: Bé Khoẻ, Mẹ Nhàn Tênh | Huggies
-
Cách Nuôi Trẻ Sơ Sinh đúng Trong 3 Tháng đầu - MarryBaby
-
Nuôi Dạy Con Thông Minh Từ Thưở Bé Mới Sinh - MarryBaby
-
Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Sơ Sinh Từ 0 - 6 Tháng Tuổi đơn Giản Nhất - Eva
-
45 Chiêu Giúp Trẻ Sơ Sinh Thông Minh Hơn Người - VietNamNet
-
Làm Sao để Dạy Trẻ Sơ Sinh Theo Từng Tháng Hiệu Quả? - Kynaforkids
-
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh đến Khi đầy Tháng | Vinmec
-
Cách Chăm Sóc Nuôi Dạy Trẻ Sơ Sinh Từ 0-12 Tháng - Fitobimbi
-
Cẩm Nang Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Dành Cho Người Mới Làm Cha Mẹ
-
Học Và Chơi Cùng Bé Từ 1 đến 3 Tháng Tuổi - Y Học Cộng Đồng
-
Dạy Bé Sơ Sinh 0-1 Tháng Tuổi - TheAsianparent