Cách Chăm Sóc Cây Cọ Nhật, Khô Héo Bao Ngày Bỗng Tươi Tốt Trở Lại
Có thể bạn quan tâm
Cọ Nhật là loại cây dễ trồng với khả năng thích ứng tốt trong mọi điều kiện môi trường, do đó, việc chăm sóc cũng như phòng bệnh cho cây không còn là trở ngại đối với người sở hữu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn phương pháp chăm sóc cây hiệu quả cùng kỹ thuật hồi sinh cây nhiều khi dân chuyên cũng chưa chắc đã biết đâu nhé.
1. Đặc điểm của cây cọ Nhật
Cây cọ Nhật hay cây kè nhật có tên khoa học là Licuala grandis thuộc họ Arecaceae, xuất hiện lần đầu ở những vùng có khí hậu ôn đới.
Về đặc điểm, thân cọ Nhật cao không quá 2m, màu xám và có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá cọ thường mọc nhiều ở đỉnh theo dáng quạt dài từ 0,6 - 1,2m. Mép lá xẻ răng cưa không sâu, bề mặt xếp thành nếp. Cây cọ Nhật cũng ra hoa, hoa cọ có màu vàng, thường mọc thành cụm và tập trung nhiều ở nách lá.
2. Công dụng của cây cọ Nhật
Cọ Nhật có hình dáng lạ mắt, khả năng phát triển tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau như thiếu sáng, nhiệt độ thấp. Do đó, cây rất thích hợp làm cây cảnh trong văn phòng, dùng để trang trí nhà ở, công ty,... Nhờ đặc tính thân cao, lá hẹp dài nên cọ Nhật được ứng dụng nhiều trong trồng cây công trình, hòn non bộ, tiểu cảnh. Bên cạnh công dụng trang trí, cọ Nhật còn có khả năng loại bỏ chất ammonia, giảm được kim loại nặng trong không khí, xua đuổi côn trùng, tạo cho bạn một không gian sạch sẽ, thoáng mát và trong lành. Chính nhờ những công dụng tuyệt vời như vậy, cây cọ Nhật để bàn thường được dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân và đối tác với ý nghĩa là thay cho những lời chúc tốt đẹp.
3. Ý nghĩa cây cọ Nhật
Không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao, cọ Nhật còn là bảo bối cho những gia đình mong muốn sự tiền tài, giàu sang. Hình ảnh cây cọ Nhật với chiếc lá quạt xòe tròn khiến nhiều người liên tưởng đến hình cái phễu thu hút may mắn, tài lộc. Ngoài ra, những tán lá xanh thi nhau vươn lên cao mang ý nghĩa mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp, gia chủ không ngừng thăng tiến.
4. Cây cọ Nhật hợp tuổi nào?
Cây cọ Nhật được cho là hợp với người tuổi Dậu. Người tuổi Dậu đặt cây này trong nhà sẽ tránh được khỏi khó khăn bất trắc trong công việc đồng thời giúp họ luôn được bình tĩnh tỉnh táo.
5. Cách chăm sóc cây cọ Nhật
- Đất: Đất trồng cọ Nhật tốt nhất phải là đất tơi xốp như đất mục, đất phù sa. Nên trộn đất với phân sinh học, phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng và thực hiện bón lót phân bắc.
- Ánh sáng, nhiệt độ: Vì thuộc giống cây ưa sáng nên bạn cần đặt cây ở những nơi có đủ ánh sáng chiếu vào. Nếu bố trí được ở vị trí có khoảng 2, 3 giờ chiếu sáng tự nhiên là hoàn hảo nhất. Việc này sẽ giúp cây quang hợp tốt, tạo màu xanh đẹp và cây thích nghi được với nhiệt độ.
- Nước: Cây cọ Nhật có đặc điểm không cần quá nhiều nước. Khi nào thấy gốc khô, bạn hãy tiến hành tưới nước 1 lần/tuần. Khi tưới, hãy nhớ cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ bởi nếu tưới quá nhiều cây sẽ úng rễ và chết. Cách tốt nhất để tưới cho cây là sử dụng bình phun nước do cây vừa được tưới nước lại được làm sạch lá, góp phần cho cây quang hợp tốt.
- Phòng bệnh: Ưu điểm của cọ Nhật là ít sâu bệnh nên chúng rất phù hợp với những người có ít thời gian chăm sóc, tỉ mẩn. Tuy nhiên, đừng lơ là việc chăm sóc chúng, thỉnh thoảng hãy cắt bỏ lá úa, lá vàng. Ngoài ra, cây còn gặp bệnh phấn trắng, hãy dùng khăn và cồn để lau. Điều này sẽ giúp cây phát triển bình thường. Trong trường hợp cây bị bệnh nặng, chú ý để cây ra ngoài rồi tiến hành trị bệnh.
- Kỹ thuật phục hồi cây bị khô héo: Khi phát hiện cây có hiện tượng khô héo, rụng lá, vàng úa,... bạn cần có những biện pháp kịp thời chăm sóc để cây phục hồi sức sống. Trong thời điểm này, hạn chế tối đa việc ánh sáng mặt trời chiếu sáng trực tiếp khiến cây chết do mất nước. Hãy đem cây đến nơi mát mẻ, không khí trong lành để cây có điều kiện hồi sinh tốt nhất. Trong thời gian đầu nuôi dưỡng, chớ nên tác động vào đất trồng bởi lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Lúc này, chỉ nên loại bỏ lá vàng úa, khô héo, đảm bảo tưới nước đầy đủ. Ngoài ra, thực hiện pha đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cây, mỗi tuần một lần. Dần dần tăng lượng sau mỗi tháng, tăng nồng độ sau 2 - 3 tháng.
Cây tài lộc còn được gọi là cây "Thần Tài", đặt ở đâu lộc chảy về chỗ đó Đúng như tên gọi, cây tài lộc là "Thần Tài" mang đến may mắn, tài lộc, giúp gia chủ làm ăn sáng suốt, thuận lợi. Chính vì thế, cây được dùng phổ biến... Bấm xem >>Từ khóa » Cây Cọ Nhật Có độc Không
-
Cây Cọ Nhật – đặc điểm Và Những ý Nghĩa Thú Vị - Thích Làm Vườn
-
Không Trồng Cây Cọ Nhật Trong Nhà Sẽ Phí Cả đời Vì Những Tác Dụng ...
-
Cây Cọ Nhật - Cây Cảnh Phong Thủy Trang Trí Văn Phòng Đẹp Và ...
-
Ý Nghĩa Cây Cọ Nhật - Vật Tư Nông Nghiệp Đồng Thành Công
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Cọ Nhật Và Chăm Sóc Cây Hiệu Quả Nhất 2020
-
Những Nét Đặc Trưng Thú Vị Của Cây Cọ Nhật Mà Bạn Nên Biết
-
Tổng Hợp Những điều Nên Biết Về Cây Cọ Cảnh Nhật
-
Công Dụng Và Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Cọ Nhật Chuẩn Nhất
-
Cây Cọ Nhật - Cây Cảnh Văn Phòng độc Lạ - Ngoại Thất Xanh
-
Cây Cọ Nhật – Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc - Mobitool
-
Cây Cọ Nhật - Cây Hoa Cảnh
-
Cây Cọ Nhật, đặc điểm Cách Chăm Sóc Kích Thước Và Giá Bán
-
Cây Cọ Nhật Hợp Với Mệnh Nào, Cách Trồng Và Chăm Sóc