Cách Chăm Sóc Cây Dây Nhện | Quang Cảnh Xanh
Có thể bạn quan tâm
Cây dây nhện có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây lục thảo trổ, cây mẫu tử, cây điếu lan, lan móc, cỏ lan, chiết hạc lan. Cây dây nhện là một loài thân cỏ, sống lâu năm, lá uốn chằng chịt. Khi cây phát triển, từ cây mẹ mọc lên nhánh con, tỏa rộng như mạng nhện. Lá cây dài và mảnh như hoa lan, mọc men theo chậu và rủ ra ngoài. Hoa màu trắng, thời kỳ ra hoa là khoảng giữa mùa xuân và mùa hè.
Cây dây nhện có thể hấp thu, làm sạch hết những chất khí có hại trong nhà chỉ trong một thời gian ngắn. Cây còn được gọi là “máy lọc không khí” vì khả năng hấp thu 80% formaldehyde, 95% khí CO2, phenylethylene, benzen do máy photocopy, máy in thải ra, hay nicotine trong khói thuốc lá.
Ngoài ra, cây còn có thể hấp thu tia bức xạ máy tính. Nhờ khả năng của mình, cây biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Thân cây dây nhện có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm. Dùng thân cây giã nát, đắp ngoài vết thương có tác dụng làm lành vết thương.
Đặc điểm sinh trưởng của cây dây nhện
Tập tính: Cây dây nhện ưa sống trong môi trường nóng, ẩm, bóng râm bán phần. Cây có khả năng chịu khô hạn tốt, chịu lạnh ở mức độ vừa phải.
Ánh sáng: Cây dây nhện ưa bóng râm bán phần. Vào mùa xuân và mùa thu nên tránh để cho ánh nắng chiếu trực tiếp. Vào mùa hè, vì ánh nắng rất gay gắt chỉ nên để cây hấp thụ ánh nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Ban ngày nên che nắng 50% – 70%. Nếu không, lá cây sẽ nhỏ và khô.
Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của cây là 15 — 25°c. Khi nhiệt độ cao hơn 30°c, lá cây sẽ bị khô, vàng. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp hơn 5°C cây dễ bị tổn thương do lạnh.
Đất trồng: Cây thích hợp vớí loại đất trồng tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Trong trường hợp trồng trong chậu cảnh, có thể phối trộn đất trồng như sau: 3 phần đất lá mục, 2 phần phân hữu cơ và 5 phần đất vườn.
Cách chăm sóc cây dây nhện
Tưới nước: Cần phải giữ cho đất trong chậu luôn ở trạng thái ẩm ướt. Mùa hè cần phải tưới đủ nước. Vào khoảng giữa trưa và chập tối, cần phải tưới phun sương vào lá cây, để ngăn ngừa lá bị khô.
Bón phân: Cứ cách khoảng nửa tháng thì tưới 1 lần nước phân loãng cho cây. Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, cứ cách 10-15 ngày lại tưới một lần nước phân loãng. Chủ yếu là bón phân đạm, đồng thời bón thêm một lượng vừa phải phân lân và phân kali.
Cắt tỉa: Cần phải thường xuyên cắt bớt những chiếc lá khô, cắt tỉa những nhánh con quá dài, giữ cho lá sạch và xanh.
Nhân giống: Có thể nhân giống cây dây nhện bằng phương pháp tách cây. Trừ mùa đông thời tiết giá lạnh không thích hợp với việc tách cây thì các mùa còn lại đều có thể tiến hành tách cây để nhân giống. Nhấc cây từ trong chậu ra, cắt hết gốc già, trên gốc sau khi được tách ra phải giữ lại 3 cành, sau đó có thể lần lượt đem trồng.
- Nếu chọn nhân giống bằng phương pháp giâm cành, bạn hãy lấy một đoạn cây thân dài 5 – l0 cm có mầm non cắm vào trong đất, sau 7 ngày cành sẽ mọc rễ mới, sau 20 ngày có thể chuyển vào chậu, tưới đẫm nước sau đó đặt ở nơi râm mát.
- Nếu chọn phương pháp gieo hạt thì vào tháng 3 hàng năm, rắc hạt mầm, phủ lên 0.5cm đất, giữ ở nhiệt độ 15°c, sau 2 tuần hạt có thể nảy mầm.
Phòng chống sâu bệnh: Ở cây dây nhện thường gặp nhất là bệnh thối rễ, để khắc phục cần tăng cường điều tiết phân bón. Nên đặt cây ở nơi thoáng gió. Kỵ tích nước trong chậu. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, kịp thời lau những côn trùng vảy sắt trên lá.
Hướng nắng: Cây dây nhện không đòi hỏi nhiều ánh sáng, thông thường cây ưa sống trong môi trường có ánh sáng vừa phải. Cây cũng có khả năng chịu được ánh sáng yếu. Nếu trồng cây dây nhện ở trong nhà, thì cần chú ý điều chỉnh ánh sáng. Vào mùa đông, nên đặt cây ở cửa sổ hướng nam, để cây nhận được nhiều ánh sáng, từ đó mới giúp cho lá cây mềm mượt xanh tươi. Nếu thiếu ánh sáng trầm trọng, lá cây sẽ mất đi vẻ bóng mượt, thậm chí còn bị khô héo. Vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu, phải tránh để cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây, nếu không khí hanh khô, hoặc để ánh sáng mạnh chiều trực tiếp vào cây, có thể khiến cho cây sinh trường kém với biểu hiện là lá cây ngắn và nhỏ, đầu lá khô. Đặc biệt là loại cây dây nhện có hoa, chúng rất sợ ánh nắng mạnh. Loại cây dây nhện có lá viền vàng sẽ đẹp hơn nếu sinh sống trong môi trường ánh sáng yếu, viền vàng trên lá cũng nổi rõ hơn, lá cũng bóng mượt hơn.
Từ khóa » Trong Cay Nhen
-
Top 2 Cách Trồng Cây Dây Nhện Siêu Dễ Bạn Nên Thử | Nông Nghiệp Phố
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Dây Nhện - Làm Thợ
-
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DÂY NHỆN Thanh Lọc Không Khí ...
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Dây Nhện Tại Nhà - Tài Nguyên Thực Vật
-
Cây Dây Nhện Có Tác Dụng Gì, Có Mấy Loại, đặc điểm Và Cách Trồng
-
4 Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Dây Nhện Thủy Sinh Đúng
-
Cách Chăm Sóc Cây Lan Chi (Cây Dây Nhện) Và Công Dụng
-
Cách để Chăm Sóc Cây Nhện - WikiHow
-
Cách Trồng Cây Dây Nhện Trong Nước Từ Cây Con (trồng Thủy Sinh)
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh Và Cách Trồng Cỏ Lan Chi Thủy Sinh
-
Cây Dây Nhện – Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Dây Nhện đúng Cách
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh để Bàn Làm Việc: ý Nghĩa, Tác Dụng
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Dây Nhện Giúp Thanh Lọc Không Khí, Tốt Cho ...
-
Ý Nghĩa Cây Dây Nhện Trong Phong Thủy Và Tác Dụng