Cách Chăm Sóc Cây Hồng Môn - Gspace
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn muốn trồng một cây nội thất nhưng lại muốn cây có hoa thì chắc chắn không thể bỏ qua cây hồng môn. Để cây luôn ra hoa cũng cần phải có cách chăm sóc. Vì vậy, Gspace xin chia sẻ tới bạn bí quyết chăm sóc giúp cây hồng môn ra hoa.
Đặc điểm của cây hồng môn
Cây hồng môn có tên khoa học là Anthurium Andraeanum, cây còn có tên là vĩ hoa tròn, môn hồng, buồm đỏ,...Dựa vào kích thước hoa và cây, hồng môn được chia làm ba loại: đại hồng môn, trung hồng môn, tiểu hồng môn, trong đó đại hồng môn được ưa chuộng nhất. Đây là một loại cây bụi sống lâu năm, thân thảo màu xanh, lá lớn dạng bầu dục đầu thuôn nhọn, gốc hình tim, lá có màu xanh bóng, gân chân vịt màu xanh nhạt nổi. Hoa mọc thành cụm dạng mo, mo đỏ tươi hình bầu dục như lá, cụm hoa mọc trên cuống chung màu vàng nhạt. Cây hồng môn có ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu, sự tin tưởng, ấm áp, hạnh phúc. Cây được ứng dụng nhiều trong khuôn viên gia đình, phòng khách, đặt tại sảnh khách sạn, quầy lễ tân, văn phòng công sở, bàn làm việc...
Điều kiện sinh trưởng của cây hồng môn
Ánh sáng: cây ưa bóng bán phần, ưa ánh sáng nhẹ. Cây không chịu được nơi thiếu sáng, khiến hoa không nở, cây sinh trưởng chậm. Cây cũng không chịu được nắng gắt trực tiếp làm lá bị cháy.
Nhiệt độ: thích hợp 15-300C. Dưới 150C cây phát triển chậm, trên 300C cây sẽ bị thối lá và chết.
Độ ẩm: Cây cần độ ẩm từ 70-80%. Nếu không đủ ẩm sẽ khiến lá cây bị nhạt màu, nếu độ ẩm quá cao khiến cây dễ mắc bệnh đặc biệt là thối rễ thân.
Đất trồng: Nên chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp như trộng đất phù sa và xơ dừa hoặc trấu hun.
Cách chăm sóc cây hồng môn
Về ánh sáng, cây ưa bóng bán phần, cần đặt cây gần cửa kính, cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên để cây ra hoa, có thể đặt cây trong nhà dưới đèn điện từ 6-10 tiếng/ngày nhưng cần cho cây hấp thụ ánh sáng tự nhiên từ 2-3h/tuần. Khi cây có biểu hiện thiếu sáng (vàng rụng lá, không có búp non) cần chuyển cây đến nơi có ánh sáng tự nhiên.
Về độ ẩm, cây hồng môn thích hợp với đất ẩm, khô nhẹ; cây dễ bị thối thân rễ khi đất ẩm nhão. Tưới nước 2 lần/tuần, tưới phun nhẹ từ từ đủ ẩm bề mặt đất.
Về dinh dưỡng, Cây có hoa nên yêu cầu dinh dưỡng cao, bón phân NPK 2-3 lần/ tháng, bổ sung vi lượng 1 lần/2 tháng. Có thể sử dụng thêm phân vi sinh; phân trùn quế; B1 cho cây để cây phát triển tốt hơn. Sau 5-6 tháng trồng trong chậu nên đảo đất hoặc thay đất.
Cắt bỏ lá, hoa vàng úa, thường xuyên lau lá cây để lá có màu xanh sáng bóng
Sâu bệnh hại trên cây hồng môn
Bệnh thối cây do vi khuẩn
Thường do môi trường ẩm thấp, đất quá ẩm khiến tạo môi trường tốt cho bệnh bùng phát. Cần kiểm tra đất, điều chỉnh chế độ tưới, sử dụng chế phẩm phòng trừ vi khuẩn gây thối thân. Giảm tối đa lượng đạm bón cho cây tăng cường thêm kali, lân, các loại vitamin và yếu tố vi lượng để giúp cây khỏe chống lại bệnh tật.
Nhện, rệp
Nhện, rệp trích hút nhựa cây khiến cây vàng lá, rụng lá, thiếu sức sống và chết dần. Sử dụng Ortus 5EC; Pegesus 500EC; Comite 73ND; Ofatox 400WP,...
Để được hỗ trỡ thêm về kĩ thuật hãy liên hệ với chúng tôi, tại đây.
Từ khóa » Chăm Sóc Cây Hồng Môn Ra Nhiều Hoa
-
Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc Cây Hồng Môn Trong Phong Thủy Tốt Cho ...
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Môn Cho Hoa đẹp
-
Mẹo Chăm Sóc Cây Hồng Môn Ra Hoa Bền Và Sống Lâu Hơn
-
Cách Chăm Sóc Để Cây Hồng Môn Ra Nhiều Hoa
-
Một Vài Kinh Nghiệm Nhỏ Khi Chăm Sóc Cây Hồng Môn - YouTube
-
Cách Chăm Sóc Cây Hồng Môn Tại Nhà đúng Cách Ra Nhiều Hoa
-
Làm Sao để Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Môn Xanh Tươi Ra Hoa đẹp?
-
Cách Chăm Sóc Hồng Môn Chậu - Hoa Tươi Dalat Hasfarm
-
Bí Quyết Chăm Sóc Cây Hồng Môn Cực đơn Giản Tại Nhà - My Garden
-
Cách Chăm Sóc Cây Hồng Môn Ra Hoa Nhiều Như Thế Nào?
-
Cây Hồng Môn !! Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc đúng Cách - WikiOhana
-
Cách Chăm Sóc Cây Hồng Môn - Shop Hoa Tươi 360
-
Cách Trồng Cây Hồng Môn Trong Nước để Bàn đẹp
-
Cách Chăm Sóc Cây Hồng Môn - Chợ Hoa Online