Cách Chăm Sóc Cây Lan Chi (Cây Dây Nhện) Và Công Dụng
Có thể bạn quan tâm
Cây Lan Chi hay còn có tên gọi khác là Cây Dây Nhện. Thông thường Cây Lan Chi sẽ được trồng ở ban công, trong nhà hoặc văn phòng. Nếu bạn đang có ý định trồng cây này thì có thể tham khảo cách chăm sóc Cây Lan Chi và biết thêm về công dụng của loài cây này nhé.
-
Đặc điểm và cách chăm sóc Cây Lan Chi
Cây Lan Chi có nhiều tên gọi khác nhau như Cây Lục Thảo Trổ, Cây Mẫu Tử, Cây Điếu Lan, Cây Lan Móc, Cây Cỏ Lan, Cây Dây Nhện cũng là một trong số những tên gọi khác của cây này. Cành bên của Cây Lan Chi có thẻ mọc ra những cành leo khác, dài nên được trồng trong chậu treo ở ban công, nhìn rất đẹp mắt.
Đặc điểm của Cây Lan Chi đó là loài cây thân cỏ, lá uốn chằng chịt và khi phát triển cây mẹ sẽ mọc lên nhánh con. Loại cây này có đặc điểm đó là có khả năng hấp thụ ô nhiễm trong không khí, vì vậy nhiều gia đình lựa chọn để trồng trong nhà hoặc trong văn phòng để thanh lọc không khí.
Để Cây Lan Chi luôn xanh tốt và phát triển tốt, việc đầu tiên đó là bạn cần nắm được kỹ thuật chăm sóc cây.
Chọn giống Cây Lan Chi nên chọn những cây có phiến lá đường cong đẹp, dải màu trắng chạy dài theo lá và rõ nét, đầu lá không có biểu hiện vàng hay ố. Như vậy cây giống sẽ khỏe đẹp và phát triển tốt. Hoặc bạn có thể chọn những Cây Lan Chi có cụm lá nhỏ có rễ khí sinh và mầm dài khoảng 1cm, sau đó cắt từ dưới phần thân leo và nilong hoặc miếng xốp kích thước 5cm X 5cm X 5cm đè kẹp gốc rồi đặt vào trong cốc cố định gốc. Cũng có thể trực tiếp đem các gốc nhỏ non cắm ngập vào trong bình đựng dưỡng chất để Cây Lan Chi sinh trưởng tự nhiên.
Đất dùng để trồng Cây Lan Chi không cần quá cầu kỳ bởi cây không kén đất. Cây có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau. Đặc điểm của Cây Lan Chi đó là ưa ẩm ướt và hệ thống rễ của cây trữ nước tốt nên khả năng chịu hạn cao, vì vậy bạn tưới cây có thể phun lên lá để làm sạch lá cũng được.
Bón phân cho Cây Lan Chi nếu không đầy đủ sẽ làm cây bị vàng, khô và già ở phần lá. Vào mùa sinh trưởng tốt nhất nên bón 2 tuần một lần phân nước. Những giống có hoa nên bón một ít đạm. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường dưới 4˚C cần ngừng bón và tưới nước.
Nếu bạn muốn nhân giống Cây Lan Chi, bạn có thể giâm cành lấy từ 1 đoạn thân dài 5 – 10cm có mầm cắm vào đất, sau 7 ngày cành sẽ mọc rễ mới và sau 20 ngày có thể chuyển vào chậu, nhớ đặt nơi râm mát để cây phát triển tốt. Hoặc bạn có thể chọn phương pháp gieo hạt tuy nhiên thời gian chăm sóc hơi lâu.
Phòng chống sâu bệnh cho Cây Lan Chi đặc biệt là bệnh thối rễ. Để tránh bệnh này, bạn cần tăng cường điều tiết phân bón, không nên tưới quá nhiều nước và nên để cây thông gió. Như vậy cây sẽ tránh được sâu bệnh và tình trạng vàng lá.
-
Công dụng của Cây Lan Chi
Nhắc đến Cây Lan Chi, chúng ta đều biết đây là cây có khả năng thanh lọc không khí. Trong lá của Cây Lan Chi có chứa chlorophyll. Đây là chất có khả năng hút tia điện tử có hại từ máy tính và các thiết bị điện tử nói chung. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của NASA đã được công bố, màu xanh của lá cây dây nhện được được chứng minh có thể giúp tăng thêm 20% trí nhớ và tăng 10% hiệu quả công việc. Chính vì thế, cây dây nhện rất được ưa dùng làm cây cảnh để bàn làm việc hay đơn giản là bày trong phòng làm việc bởi tác dụng đặc biệt này.
Không chỉ giúp không khí trong lành, Cây Lan Chi còn biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Thân Cây Lan Chi có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm. Dùng thân cây giã nát, đắp ngoài vết thương có tác dụng làm lành vết thương.
Trong phong thủy, Cây Lan Chi mang ý nghĩa may mắn và an lành cho gia chủ. Đặt Cây Lan Chi trong văn phòng sẽ giúp có luồng khí tốt lưu thông khí văn phòng, mang đến sự bình yên và may mắn cho người sở hữu nó. Lá của Cây Lan Chi có tô điểm những sọc trắng thể hiện cho sự thông suốt và sáng lạn. Thân cây tỏa về bốn hướng thể hiện cho ý chí mạnh mẽ và vươn xa, vì vậy rất nhiều người làm kinh doanh yêu thích trồng cây này là vậy.
Nếu bạn kinh doanh riêng, bạn nên bày một Cây Lan Chi trong nhà vơi ý nghĩa thu hút tài lộc, may mắn, giúp cửa hàng đông khách, làm ăn ngày một phát đạt. Cây Lan Chi cũng được làm quà tặng với ý nghĩa chúc may mắn, mong người đó có cuộc sống không lo âu, cuộc sống luôn vui vẻ, bình yên và lạc quan.
Có thể nói, Cây Lan Chi hợp với mọi không gian như ban công, cửa sổ, phòng khách, phòng làm việc. Cây Lan Chi thường được trồng trong chậu gốm sứ nhỏ, hoa văn họa tiết đẹp mắt và dùng để trang trí ngôi nhà, những nơi dễ nhìn thấy. ngoài trồng trong đất, Cây Lan Chi còn được trồng thủy sinh. Cây Lan Chi trồng trong nước có vẻ đẹp thanh tao, nho nhãn và mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng cho không gian văn phòng và nhà ở.
Cây Lan Chi không những giúp thanh lọc không khí mà còn tạo tính thẩm mỹ và mang màu xanh thiên nhiên cho không gian văn phòng, cải thiện phong thủy. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc Cây Lan Chi và hiểu rõ hơn về công dụng của cây này để chăm sóc cây tốt hơn, giúp cây phát triển tốt và xanh đẹp quanh năm.
Từ khóa » Cây Cỏ Mẹ Bồng Con
-
Cây Lọc Không Khí, Cây Phong Thủy Mẹ Bồng Con ( Cây Dây Nhện) Cả ...
-
Cây Mẫu Tử (cây Dây Nhện, Cỏ Lan Chi) - Totoro Garden
-
LeNguyen Farm - Cỏ Lan Chi Hay Cây Mẹ Bồng Con Có Tác Dụng...
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mẫu Tử - Hoa đẹp
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Cây Mẫu Tử - Cây Việt
-
Cây Lộc Vừng Lâu Năm Dáng Mẹ Bồng Con Mới 100%, Giá
-
Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Cây Mẫu Tử - CMT Garden
-
Cây Lan Chỉ: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Cây Dây Nhện Thủy Sinh Và Cách Trồng Cỏ Lan Chi Thủy Sinh
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm ... - Kỹ Thuật Canh Tác | Latest Post
-
Cây Kiểng Mẹ Bồng Con Rất đẹp - YouTube
-
Cây Mẹ Bồng Con | Shopee Việt Nam
-
Cây Cỏ Lan Chi Hợp Mệnh Gì