Cách Chăm Sóc Cây Mai Sau Tết đơn Giản Tại Nhà, để Năm Sau Chơi ...

Sau Tết, cây mai cần được chăm sóc tốt để tạo nền tảng cho cây ra hoa vào năm sau. Việc chăm sóc mai khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Tham khảo ngay mẹo chăm sóc cây mai sau Tết để năm sau hoa mai lại nở rực rỡ nhé!

1Cách chăm sóc mai trong ngày Tết

Mai trồng trong chậu trong nhà

Bạn nên chăm lo tưới nước mỗi ngày hoặc tưới cách ngày 1 lần, nên tưới thẳng vào gốc và xịt nước tia nhỏ lên khắp tán lá. Tưới sáng sớm trước 9 giờ sáng hoặc lúc chiều mát để mai tươi tốt hơn.

Nếu có thể mỗi ngày đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt nhưng phải để mai trong bóng râm chứ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để cung cấp năng lượng cho cây.

Mai trồng trong chậu trong nhà

Mai trồng ở ngoài

Những chậu mai được chưng ngoài sân do được sống trong môi trường khá giống với tự nhiên nên sẽ không cần phải mất quá nhiều công sức để chăm sóc như chậu mai để chưng trong nhà, chỉ cần bón phân và chăm bón cho cây mỗi ngày để cây ra hoa đều và đẹp.

Mai trồng ở ngoài

2Cách chăm sóc mai sau Tết

Mai trồng trong chậu

Sau Tết, việc đầu tiên mà người chơi mai cần làm là xử lý cây mai, phục hồi cho nó. Đem chậu mai ra ngoài sân nơi có ánh sáng nhẹ và thoáng mát để phơi khoảng 3-5 ngày. Lưu ý tránh để cây nơi ánh nắng gắt, bởi có thể làm cháy lá, khô cành.

Tiếp theo, cây mai nào có hoa chưa tàn hoặc nụ chưa nở thì dùng kéo bấm cắt bỏ, tránh hoa tạo hạt. Đồng thời, những cành quá dài hoặc nhiễm nấm, sâu bệnh cũng cần bị loại bỏ. 

Dùng kéo bấm cắt bỏ, tránh hoa tạo hạt

Sang đầu tháng 2, hãy dùng dụng cụ chuyên dụng tỉa bớt rễ già hoặc nhiễm nấm cho cây. Tỉa rễ bằng cách cắt móc xuống đất một vòng tròn quanh gốc, nhẹ nhàng để tạo bầu.

Tỉa bớt rễ già hoặc nhiễm nấm cho cây

Sử dụng kéo bén để cắt những cộng rễ còn quá dài bên dưới bầu, chú ý giữ lại rễ cám để hút chất dinh dưỡng. Nên nhẹ tay đánh rơi bớt đất trong bầu cũ để rễ cây con mới có thể phát triển.

Bên cạnh đó, nên chuẩn bị chậu và đất trồng mới để thay chậu đổi đất cho cây. Chậu mới cần lớn hơn chậu cũ và là chậu cạn càng tốt.

Chuẩn bị chậu và đất trồng mới

Nếu trồng cây mai ngoài vườn thì nên lựa khoảng đất trên cao, thoáng và không bị ngập hay lẫn sạn, gạch đá.

Mai trồng ở ngoài

Tỉa cành cây

Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20 tháng Giêng. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp, có thể là tỉa theo dáng cây thông - cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.

Tỉa cành cây

Bạn dùng khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa, còn nếu không thì bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì. 

Khi thấy cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc.

Khi cây đã hồi lại thì bạn đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh.

Khi cây đã hồi lại thì bạn đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần

Lưu ý: ở thời điểm này do mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây, vì vậy cần pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu sau khi tỉa cành.

Việc tỉa tán rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá - chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ.

Vệ sinh cây

Sau khi tỉa cành mai xong thì công việc tiếp theo chính là vệ sinh cây.

Cách làm rất đơn giản có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc.

Vệ sinh cây

Chú ý: tuyệt đối không để phân u-rê chảy xuống gốc (bạn có thể dùng túi ni-long để che gốc). Sau khi phun được khoảng 10 phút, dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra.

Vệ sinh cây

3Một số mẹo để nuôi dáng mai đẹp

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ.

Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn, làm mất đi dáng hình cũ.

Không được bỏ qua công đoạn thay đất khi chăm sóc cây mai, thay thế bằng loại đất mới cho cây. Việc làm này nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng.

Không được bỏ qua công đoạn thay đất

Bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt, sau đó cho một ít lớp đất trồng vào rồi mới tiến hành cho cây vào nén chặt.

 Xem thêm: 
  • 7 bước cắm hoa tươi lâu hết 3 ngày Tết vẫn chưa tàn
  • Cách chọn và giữ hoa mai tươi, lâu rụng cánh, chơi suốt Tết vẫn đẹp
  • Cách chọn và giữ hoa đào tươi lâu suốt tết cần lưu ý điều gì?​

Công việc chăm sóc mai sau Tết vậy là coi như hoàn chỉnh. Các việc trên các giúp chuẩn bị thật tốt cho cây mai để cây tích luỹ chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp vào Tết năm sau.

Từ khóa » Chăm Sóc Mai Vàng Tháng 11 Năm 2020