Cách Chăm Sóc Cây Mai Vàng Sau Tết Theo Từng Tháng Trong Năm

Mai vàng là đặc trưng không thể thiếu trong cái tết của người dân Nam bộ nói chung và khắp cả nước nói riêng, nó mang cả tâm hồn của dân tộc. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, hoa mai nở vàng rực đầu năm là gia đình sẽ phát tài phát lộc, sung túc cả năm.

Nhưng sau những ngày chơi Tết, cây mai như vắt kiệt sức để bung nở những cánh hoa vàng rực rỡ nhất cho ngày Xuân, sau đó bắt đầu kiệt sức, yếu đi và cần được chăm sóc để cây mai vẫn phát triển, sinh trưởng tốt và năm sau lại cho hoa đúng theo ý mình. Hãy cùng Lala tìm hiểu ngay kỹ thuật chăm sóc cây hoa mai vàng sau Tết Nguyên đán 2022 để Tết năm sau hoa mai vàng lại vẫn nở rực rỡ nhé!

Mai vàng là đặc trưng không thể thiếu trong cái tết của người dân Nam bộ nói chung và khắp cả nước nói riêng

Mai vàng là đặc trưng không thể thiếu trong cái tết của người dân Nam bộ nói chung và khắp cả nước nói riêng

Mục lục

  • Tập nắng cho mai
  • Cắt tỉa cành
  • Vệ sinh thân cây
  • Thay đất
  • Phòng trừ sâu bệnh cho mai
  • Tưới nước cho mai
  • Bón phân cho mai

Tập nắng cho mai

Mai trồng trong chậu thường được đặt trong nhà suốt những ngày Tết. Do đó, mai rất cần nắng để quang hợp. Từ mùng 8 tết, bạn nên mang mai ra ngoài và để ở nơi có bóng râm để mai tập thích ứng lại với nắng. Sau khoảng từ 3 - 5 ngày, bạn có thể mang mai ra khỏi bóng râm và đưa đến khu vực bắt nắng tốt để mai vàng thể quang hợp tốt nhất.

Còn với mai đã trồng ở ngoài thì không cần tập nắng.

Cắt tỉa cành

Dùng kéo hoặc kìm chuyên dụng để cắt bỏ toàn bộ hoa, nụ hoa, để tránh hoa tạo hạt và tập trung tối đa dinh dưỡng vào cây. Trong quá trình này, bạn cũng nên loại bỏ luôn những cành quá dài hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Khi cắt tỉa cành, nếu vết cắt quá lớn, bạn nên dùng nước vôi để sát khuẩn vết cắt, hoặc dùng keo chuyên dụng bao bọc vết cắt không bị vi khuẩn xâm nhập.

Tỉa cành cho cây mai là hết sức quan trọng, sẽ giúp tạo lại tán lá cho cây

Tỉa cành cho cây mai là hết sức quan trọng, sẽ giúp tạo lại tán lá cho cây

Vệ sinh thân cây

Thân cây là nơi lý tưởng cho rong rêu, nấm mốc phát triển, do đó cần được vệ sinh định kỳ. Bạn phun nước lên cây rồi dùng bàn chải chà để loại bỏ chúng đi.

Nếu bạn thường phun thuốc và phân hóa học lên thân cây để kích thích cây phát triển. Bạn cần định kỳ dùng vòi phun nước thật mạnh vào thân cây để rửa sạch lượng phân thuốc còn sót lại nhé. Vì đó là nguồn dinh dưỡng lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nếu là cây mai mua ngoài, bạn cũng nên thực hiện việc này, vì thợ trồng mai thường phun rất nhiều thuốc để kích thích mai phát triển.

Với mai trồng trong chậu, khi phun nước vào thân mai, bạn nên chú ý đến phần nước chảy vào gốc mai. Nếu nước chảy vào quá nhiều, bạn nên tìm cách thoát bớt nước, để tránh việc úng nước trong đất làm hư bộ rễ.

Xịt nước và dùng bàn chải để vệ sinh thân mai

Xịt nước và dùng bàn chải để vệ sinh thân mai

Thay đất

Với mai trồng trong chậu, nếu xảy ra các trường hợp sau thì bạn sẽ cần phải thay lại đất: đất nghèo dinh dưỡng, cây èo ọt không phát triển dù bón phân đầy đủ, bộ rễ bị hư.

Bạn chuẩn bị đất thay bằng cách trộn đất với mụn dừa, tro trấu, phân trùn quế với tỷ lệ 4:3:2:1. Nếu bạn không tìm được nguyên liệu để trộn, bạn có thể tìm mua đất tại các nơi chuyên bán cây kiểng. Bên cạnh đó, nếu mai còn trong giai đoạn phát triển và có thể còn lớn hơn nữa, bạn có thể cân nhắc đổi chậu lớn hơn nếu cần thiết.

Bạn bốc cây ra khỏi chậu, rồi gạt cẩn thận lớp đất cũ khỏi rễ. Sau đó dùng kéo để cắt bỏ những phần rễ già hoặc bị hư nếu có. Cho khoảng ⅔ lượng đất mới vào chậu, đặt cây vào chậu và giữ cố định, sau đó cho phần đất còn lại vào.

Thay đất cho cây mai nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng

Thay đất cho cây mai nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng

Sau khi thay đất xong, bạn đặt cây trong mát khoảng 1-2 tuần để rễ có thời gian làm quen với đất mới.

Lưu ý: Sau khi thay đất xong, bạn tuyệt đối không bón thêm phân nhé, nước vẫn có thể tưới đều đặn 2-3 ngày 1 lần. Rễ cần thời gian để thích ứng với đất mới, việc bón phân có thể khiến cho rễ bị sốc. Bên cạnh đó, nếu bạn có cắt tỉa rễ thì phân bón sẽ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, từ đó tấn công vào vết cắt trên bộ rễ. Sau khoảng 1 tháng, bạn có thể bắt đầu bón phân cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho mai

Mai rất dễ bị các loại côn trùng như sâu, kiến… tấn công. Cách tốt nhất là bắt chúng bằng tay. Đối với các loại không thể bắt bằng tay, bạn có thể dùng vòi nước xịt mạnh để cuốn bớt chúng đi. Chỉ nên dùng thuốc nếu không thể xử lý bằng những cách trên.

Bắt và phòng ngừa sâu bệnh cho mai

Bắt và phòng ngừa sâu bệnh cho mai

Tưới nước cho mai

Khi tưới nước, tốt nhất là dùng nước sông. Nếu nước sông không sạch hoặc không có nước sông, bạn có thể chuyển sang dùng nước máy. Nếu dùng nước máy, bạn để xả nước ra và để khoảng 2-3 ngày để bay hết Clo trước khi dùng để tưới mai.

Tưới nước cho mai vàng

Tưới nước cho mai vàng

Bón phân cho mai

Mai sau khi ra hoa cần rất nhiều dinh dưỡng để phục hồi và phát triển. Bạn nên bón phân urê và phân trùn quế để bổ sung dưỡng chất cho cây.

Nếu mai thay đất sau khoảng 1 tháng, bạn có thể sử dụng thêm thuốc kích rễ để bộ rễ hồi phục nhanh hơn.

Xem thêm: Cách chăm sóc cây mai vàng trong chậu nở hoa đúng Tết

Bón phân cho mai

Bón phân cho mai

Trên đây là hướng dẫn chăm sóc mai vàng sau Tết. Chúc bạn thành công chăm sóc cây mai khỏe mạnh, và trổ hoa thật đẹp vào Tết năm sau.

Từ khóa » Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết 2021