CÁCH CHĂM SÓC CÂY SON MÔI - Gspace
Có thể bạn quan tâm
Cây son môi cho hoa màu đỏ, có hình dáng giống thỏi son nên được gọi là Hoa Son Môi. Lan Son Môi là một trong những loại cây nội thất hoàn hảo và được ưa chuộng bởi hình dáng lạ và khả năng sinh trưởng tốt. Vậy chăm sóc son môi thế nào để cây luôn xanh tốt và ra hoa đẹp. Sau đây, Gspace xin được chia sẻ cách chăm sóc cây son môi.
Đặc điểm của cây son môi
Hoa son môi là một loại dây leo nhiệt đới ẩm, cây mọc buông rũ và ra hoa dài, lá của cây son môi có màu xanh, hình trứng hoặc hình mũi mác, mọc đối xứng.
Hoa son môi có đặc điểm là hương hơi nồng nhưng hình dáng và sắc hoa độc đáo nên nhìn vẫn rất ấn tượng.
Đây là loài hoa trang trí nội thất xuất sắc và hoàn hảo cho các giỏ treo.
Cây son môi trồng chậu treo
Điều kiện sinh trưởng của cây son môi
- Cây hoa son môi phát triển tốt trong môi trường đất rừng ẩm ướt và thông thoáng
- Nhiệt độ: Son môi ưa mát, chịu nắng nóng và rét kém. Nhiệt độ phù hợp với cây là 18-26 độ C, cây sẽ lụi đi khi rét hoặc nắng quá. Không treo son môi dưới máy điều hòa.
- Ánh sáng: Cây Son Môi là cây ưa sáng bán phần, không ưa nắng gắt. Chúng sinh trưởng và phát triển mạnh khi được đặt ở những nơi râm mát, có độ ẩm cao
- Độ ẩm: Cây ưa ẩm nhẹ, không chịu được đất nhão, ngập úng, khô hạn.
Cách chăm sóc cây son môi
- Đất trồng: tốt nhất là hỗn hợp gồm đất thịt và các chất hữu cơ như xơ dừa, vỏ trấu… có thể lót xỉ than hoặc than củi dưới đáy chậu để tăng thêm sự thoát nước cho cây.
- Vị trí đặt cây: cây ưa sáng bán phần, thích hợp đặt cây tại vị trí gần cửa sổ hướng tây hoặc phía nam có ánh sáng khuếch tán. Không đặt cây tại vị trí có ánh nắng trực tiếp.
- Tưới nước: Cần tưới 1-3 lần/tuần, tưới phun nhẹ đủ ẩm.
- Dinh dưỡng: Cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, bón phân NPK định kì 2 lần/tháng, bổ sung vi lượng 1 lần/2 tháng, đặc biệt tăng lượng dinh dưỡng cho cây vào thời kì cây ra hoa. Có thể sử dụng thêm phân vi sinh; phân trùn quế; B1 cho cây để cây phát triển tốt hơn. Sau 6-8 tháng trồng trong chậu nên đảo đất hoặc thay đất.
- Vệ sinh: Cắt bỏ hoa, lá cành héo úa, phun nhẹ sạch lá.
Bệnh hại: Khi cây bị ngập úng có thể dẫn đến hiện tượng thối thân rễ . cần cắt bỏ đoạn thân bị bệnh, thoát nước cho cây hoặc có thể thay đất cho cây.
Son môi trồng trong chậu gắn tường
Các sâu bệnh gây hại cho cây thường là các loại nhện ve,rệp sáp hoặc bọ trĩ. Hãy sử dụng thuốc diệt côn trùng để cây có thể phát triển hoàn toàn khỏe mạnh. Để được hỗ trợ chăm sóc cây hãy liên hệ với chúng tôi, tại đây.
Từ khóa » Hoa Son Môi
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Son Môi Cho Hoa Quanh Năm
-
Hoa Son Môi – Hoa Chậu Treo đẹp Cho Không Gian Nhà Bạn
-
Cây Son Môi - Loài Cây Tượng Trưng Tình Yêu Hạnh Phúc
-
Hoa Son Môi Như Môi Son Thiếu Nữ
-
Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Son Môi | Vườn Sài Gòn
-
Cây Son Môi
-
Hoa Son Môi - Cây Cảnh Hà Nội
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Son Môi
-
Hoa Son Môi - Làm đẹp Không Gian Chưa Bao Giờ Dễ đến Thế
-
Cây Son Môi Hợp Mệnh Gì
-
CÂY HOA SON MÔI - Công Ty Hạt Giống Sạch
-
CÂY Hoa Son Môi Hoa đẹp - Độc Đáo Cho Không Gian Nhà Bạn
-
Cây Hoa Son Môi – Mang Lại Vẻ đẹp Cho Ban Công Nhà Bạn