Cách Chăm Sóc Cây Trúc Mây (mật Cật, Trúc Xanh) - Gspace
Nếu bạn đang tìm kiếm cây nội thất đặt phòng khách hay hành lang, một cây nội thất tốt cho phong thủy lại dễ chăm sóc thì xin đừng bỏ qua cây trúc mây. Cách chăm sóc cây trúc mây rất đơn giản, chỉ cần tìm hiểu một chút thôi bạn có thể tự tay chăm sóc cây trúc xanh mướt rồi.
Đặc điểm của cây trúc mây
Cây trúc mây có tên khoa học là Rhapis excelsa, ngoài ra cây còn có tên mật cật, trúc xanh. Cây mọc dạng bụi, chiều cao 1-2m, gốc cây có nhiều rễ phụ và chồi bên, thân có nhiều bẹ khô do lá để lại, lá dạng kép chân vịt. Cây trúc mây trong thiết kế cảnh quan được đặt tại phòng khách, hành lang hoặc phòng họp nhỏ, sảnh lễ tân, ...Cây được xếp vào top cây dễ chăm sóc nhất, không yêu cầu kĩ thuật chăm sóc đặc biệt, khả năng chống chịu sâu bệnh hại cực tốt.
Điều kiện sinh trưởng của cây trúc mây
Ánh sáng: Cây ưa bóng bán phần, có thể chịu được nơi thiếu sáng toàn phần trong thời gian ngắn.
Nhiệt độ: Cây có biên độ nhiệt rộng từ 15-30 độ C.
Độ ẩm: Cây trúc mây ưa ẩm, cây bị vàng khô đầu lá nếu thiếu nước.
Đất trồng: Cây trúc mây cần đất tơi xốp, nhiều mùn. Đất chặt, cằn khiến cây còi cọc không phát triển.
Cách chăm sóc cây trúc mây
Về ánh sáng, cây cần đặt tại vị trí cửa sổ, cửa kính nhận ánh sáng mặt trời gián tiếp, hoặc dưới đèn điện được chiếu sáng 8-12 tiếng/ngày. Nếu cây đặt trong phòng không gần cửa sổ cần chuyển cây đến vị trí nhận ánh sáng tự nhiên gián tiếp 2-3 tiếng/tuần.
Về chế độ nước, cây được đặt trong nhà cần tưới nước 1-2 lần/tuần, tưới đủ ẩm bề mặt, không tưới đẫm, thời tiết khô nóng, cây đặt gần cửa cần tưới 2-3 lần/tuần. Thường xuyên phun nước lên mặt lá tạo độ ẩm không khí cho cây. Cây thiếu nước thường bị khô đầu lá.
Về dinh dưỡng, định kì bón phân NPK 1-2 lần/tháng. Sử dụng thêm phân vi sinh, trùn quê để bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, hỗ trợ cải tạo làm tơi xốp đất. Khi thấy đất chặt, cây chậm phát triển cần thay đất cho cây.
Để cây luôn có màu xanh bóng cần thường xuyên xịt rửa trên mặt lá, cắt bỏ cành lá già vàng khô.
Sâu bệnh hại cây trúc mây
Bệnh khô lá, vàng lá
Nguyên nhân bệnh khô lá, vàng lá trên cây trúc mây thường do ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng, chế độ nước, phâ bón. Khi thấy cây có biểu hiện vàng lá, thân cành còi cọc, cần kiểm tra lượng phân bón cho cây, đảm bảo bón phân theo liều lượng khuyên dùng, đảm bảo đất tơi xốp giúp cây hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng. Nếu thấy lá bị khô đầu và lan dần hết lá cần đảm bảo lượng ánh sáng đủ cho cây quang hợp, kiểm tra đất có đủ ẩm, tưới nước cho cây, tăng liều lượng nước tưới.
Bệnh phấn trắng
Lớp phấn trắng bám trên mặt lá, chỉ cần sử dụng cồn thấm lau bề mặt lá.
Để được trợ giúp hãy liên hệ ngay đến chúng tôi, tại đây
Từ khóa » Trúc Bị Vàng Lá
-
Cây Trúc Nhật Bị Vàng Lá Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, đơn Giản
-
Cây Trúc Nhật Bị Vàng Lá, Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Cây Trúc Nhật Bị Vàng Lá Xử Lý Thế Nào? Trả Lời Thắc Mắc Từ NNO
-
CÂY TRÚC QUÂN TỬ BỊ CHÁY LÁ PHẢI LÀM SAO
-
Phân Tích 10 Nguyên Nhân Cây Bị Vàng Lá Và Cách Khắc Phục
-
Cây Trúc Nhật Bị Vàng Lá, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Cây Trúc Bách Hợp Bị Vàng Lá - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Vì Sao Cây Cảnh Bị Vàng Lá? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Trúc Bách Hợp Bị Vàng Lá Nguyên Nhân - Cây Cảnh Việt
-
Kỹ Thuật Chữa Cây Trúc Nhật đốm Bị úa Lá, Thối Thân
-
Cây Trúc Bách Hợp Bị Vàng Lá – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Trúc Bách Hợp Bị Vàng Lá Nguyên Nhân - Dolatrees Chia Sẻ Kiến Thức ...
-
Cây Trúc Bách Hợp Bị Vàng Lá - Quang Silic
-
Cách Chăm Sóc Cây Phát Tài Bị Vàng Lá Do Nước Và Sâu Bệnh