Cách Chăm Sóc Chim Họa Mi Khi Thay Lông

Cách chăm sóc chim Họa mi khi thay lông

Giới thiệu cách chăm sóc chim Họa mi khi thay lông: dấu hiệu nhận biết khi họa mi chuẩn bị thay lông, tắm, chế độ phơi nắng buổi sáng, thức ăn cho chim.

Do quá trình nuôi nhốt trong lồng bị trái với quy luật tự nhiên thì có những con chim Họa mi thay lông sớm có những con thay muộn.

Trung bình Họa mi ngoài tự nhiên thay lông bắt đầu từ cuối tháng 9 âm lịch đến cuối tháng10 âm lịch, đối với những con nuôi trong lồng con thay sớm thì vào tháng 7 âm lịch, muộn hơn vào tầm cuối năm. Họa mi mỗi năm có 2 lần thay lông, lần thứ hai sẽ vào cuối tháng 2 âm lịch. Quá trình thay lông mất từ 3-5 tháng tùy vào từng con.

Nếu nuôi chim thay lông mà thấy lẻ tẻ, vài cái một mới là chuẩn chứ không nên ép chim rụng lông trút hết một loạt để cho nhanh thì con chim sẽ rất yếu, cứ để thay tự nhiên kết hợp với chế độ chăm sóc tốt chim sẽ bền, chơi được lâu, ổn định. Dấu hiệu nhận biết là khi lông Họa mi bắt đầu mở(xác), quăn, lông nhìn như cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, màu mắt nhạt…

Cần cho chim tắm thường xuyên, hằng ngày để sạch các tế bào lông chết, mới ra đẹp lông đẹp đồng thời vệ sinh chuồng sạch sẽ, đừng để chim ngửi thấy mùi phân của chính nó như vậy sẽ làm chim bị mệt và yếu.

Tiếp theo là chế độ phơi nắng buổi sáng. Phơi nắng buổi sáng khoảng từ 6h-7h tầm từ 10-15 phút kèm với việc treo lên cao cho chim hót và cho ăn mồi tươi (tầm 2 con dế). Nếu mùa hè nắng gay gắt tuyệt đối đừng tắm cho chim vào buổi trưa sẽ dễ bị cảm lạnh, nên tắm nước vào khoảng 4h-5h chiều, đợi lông khô hẳn mới được chùm kín áo lồng.

Chim thay lông thì bao giờ đi ngoài phân cũng hơi nát, lỏng hơn chim căng lửa nên mồi tươi cho ăn vào tầm buổi sáng hoặc muộn nhất là trưa, từ chiều sẽ cho ăn cám để chim ra phân khô. Trường hợp thấy phân nát quá cho chim uống nước chè xanh pha loãng cho vào cóng nước.

Nên cho ăn cám có nhiều chất xơ như cám gà con, cám cò trứng hoặc ngô trứng. Mồi tươi có thể cho ăn dế, cào cào, châu chấu, giun đất, nhộng tằm…cố gắng hạn chế đừng cho ăn con cào cào to vì có rất nhiều sán. Nếu ăn chim bụng dạ, sức đề kháng yếu sẽ có giun sán gây bệnh.

Chùm áo lồng kín để chim có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Nuôi chim khỏe nên bịt kín áo lồng thì chim sẽ rất khỏe và căng lửa.

Chim thay lông tốt nhất nên cho ra một không gian riêng, tuyệt đối không cho nhìn thấy mái và cũng đừng để nó phải đấu hót với những con chim khác. Chim có thời gian ăn uống nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, khi thay lông lá xong xuôi, lông khô và ôm vào thì mới treo chim lên, kè mái và luyện hót.

Chim Họa mi thường thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới. Khi thay lông chim yếu và bị tụt lửa đi rất nhiều vì thế cần phải có chế độ chăm sóc thật đặc biệt.

22454-ntm.002766_cach-cham-soc-chim-hoa-mi-khi-thay-long-da-chuyen-doi.pdf

Từ khóa » Cách Dợt Họa Mi