Cách Chăm Sóc Em Bé Sau Khi Sinh Mổ Phát Triển Khỏe Mạnh
Có thể bạn quan tâm
Đặc điểm trẻ sinh mổ
Nghiên cứu gần đây tại Phần Lan cho thấy, cách trẻ được sinh ra có ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ. So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ bị thiệt thòi do hệ vi sinh đường ruột phát triển chậm hơn. Các nhà nghiên cứu tin rằng, quá trình chuyển dạ “đánh thức” hệ miễn dịch của bé.
Trẻ khi sinh ra, trong quá trình chui qua ống sinh của mẹ, đã được tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể mẹ và qua đó kích thích sự khu trú các vi khuẩn tốt trong ruột của bé. Trẻ sinh bằng phương pháp sinh mổ, phần lớn phải cần tới 6 tháng để đạt được số lượng vi khuẩn tốt, trong khi đó trẻ sinh thường chỉ cần mất 10 ngày đã có được. Càng có nhiều vi khuẩn tốt trong ruột, hệ miễn dịch của bé càng được kích hoạt và huấn luyện sớm giúp bé mạnh khoẻ.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học: Trẻ sinh mổ không phải chịu áp lực qua ống sinh của mẹ, chúng chưa được rèn luyện về xúc giác và cảm giác bản năng, dễ dẫn tới mẫn cảm về tinh thần, không tập trung chú ý, chân tay vụng về. Đó có thể là lí do vì sao trẻ sinh mổ thường dễ bị các bệnh nhiễm trùng, dị ứng hơn và khi lớn lên trẻ thường vụng về hơn so với trẻ sinh thường.
Chăm sóc trẻ sinh mổ
Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Sữa mẹ không những chứa hỗn hợp hoàn hảo các chất đạm, các vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát triển của trẻ. Sữa mẹ còn chứa một lượng các vi khuẩn tốt như: bifidobacteria và lactobacillii có lợi cho tăng cường bảo vệ miễn dịch cho trẻ. Những vi khuẩn này qua sữa mẹ vào cơ thể bé trực tiếp, từ đó giúp kích hoạt, bảo vệ miễn dịch sau sinh cho trẻ.
Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa các oligosaccharides và các yếu tố khác giúp tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ. Vì thế, sữa mẹ là tốt nhất cho tất cả các trẻ kể cả trẻ sinh thường và sinh mổ. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có thể bị thiệt thòi vì thiếu hụt các vi khuẩn có lợi này.
Cân bằng não: Ba tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ cần được bế ẵm, vỗ về, hoặc cho trẻ nằm trong nôi để rèn khả năng cân bằng tiền đình. Khi trẻ được 7, 8 tháng tuổi, cần tập cho trẻ bám, vịn và đi. Cha mẹ không nên cho trẻ tập đi sớm, khi trẻ lớn hơn có thể cho trẻ tập đi trên mặt phẳng.
Cảm giác bản năng: Trẻ sinh mổ cảm giác không được nhạy cảm, khả năng điều hoà cơ thể kém, động tác vụng về, một số trẻ còn gặp khó khăn về khả năng ngôn ngữ. Khi trẻ lớn, cha mẹ cần tập cho chúng các môn thể thao như: chơi bóng, cầu lông, nhảy dây, đá cầu…
Xúc giác: Nếu sau ba tuổi mà trẻ vẫn mút tay, cắn các đồ chơi thì có thể đó là phản ứng mẫn cảm của xúc giác do ảnh hưởng của việc sinh mổ. Cha mẹ có thể giúp trẻ tăng khả năng mẫn cảm của xúc giác bằng các cách sau:
- Cho trẻ chơi với cát, nghịch nước, nhảy bậc để tăng khả năng mẫn cảm của xúc giác.
- Sau khi tắm cho trẻ, cha mẹ dùng khăn khô cuốn quanh cơ thể trẻ cũng có tác dụng kích thích xúc giác ở trẻ.
- Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thường xuyên chơi các trò chơi có sự tiếp xúc với các bạn.
Từ khóa » Chăm Sóc Em Bé Sau Sinh Mổ
-
Chăm Sóc Sơ Sinh Thiết Yếu Sớm Sau Sinh Mổ - Vinmec
-
Bé Sinh Mổ Và Những Cách Chăm Sóc Tốt Nhất
-
Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Sinh Mổ để Con Phát Triển Tối ưu
-
Chăm Sóc Sơ Sinh Thiết Yếu Sau Mổ Lấy Thai - Vinmec
-
Chăm Sóc Bà Mẹ, Trẻ Sơ Sinh Trong Và Ngay Sau Mổ Lấy Thai
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh Mổ| Hộ Sinh Trưởng Nguyễn Bích ...
-
{Chia Sẻ} Kinh Nghiệm “chăm Sóc Em Bé Sau Sinh Mổ” Như CHUYÊN ...
-
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Bé Sau Sinh Mổ Từ Chuyên Gia - Bảo Hà Spa
-
Quy Trình Chăm Sóc Bà Mẹ Và Trẻ Em Sau Sinh Tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ ...
-
Sự Hồi Phục Chăm Sóc Sau Sinh Mổ - Huggies
-
Bí Quyết Chăm Sóc Sản Phụ Sau Sinh Mổ - Huggies
-
Sinh Mổ Bao Lâu Thì Lành? Phương Pháp Chăm Sóc Vết Mổ Như Thế ...
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh Mổ Để Nhanh Lành - Wiki Bác Sĩ
-
8 Cách Chăm Sóc Trẻ Sinh Mổ Có Thể Mẹ Chưa Biết - MarryBaby