Cách Chăm Sóc Hoa - Kỹ Thuật Trồng Hoa Trà đẹp, Nhiều Hoa
Có thể bạn quan tâm
Có một loài cây đi vào đời sống con người với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc những quyến rũ đến lạ thường. Đó chính là hoa trà – một loài cây trở thành nỗi nhớ của bao người đi khi đã một lần gặp mặt. Nếu bạn là tín đồ yêu hoa trà, muốn đem nét đẹp từ thiên nhiên quý giá về khu vườn xinh xắn của mình. Bạn nên học cách chăm sóc hoa trà, để đảm bảo cây phát triển tốt, cho hoa mỗi dịp tết đến xuân về.
Mục lục
- Tìm hiểu về hoa trà
- Phân loại các giống hoa trà
- Cách chăm sóc hoa trà
- Cách chọn đất trồng hoa trà
- Cách chọn chậu trồng hoa trà
- Cách tưới nước cho hoa trà
- Cách bón phân cho hoa trà
- Cách chăm sóc hoa trà để ra hoa đợt tết
- Một số loại bệnh phổ biến ở hoa trà và cách trị bệnh
- Bệnh đốm than
- Bệnh nốt u tuyến trùng
- Bệnh khô vằn
- Bệnh rụng lá
Tìm hiểu về hoa trà
Hoa trà hay còn gọi với tên khoa học là Camellia. Giống cây xuất xứ từ các nước nhiệt đới và tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á. Những nơi có khí hậu mát cận nhiệt như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc…là nơi thích hợp cho sự phát triển của hoa trà.
Cây hoa trà là thân cây gỗ, mọc thành từng bụi, chiều cao khoảng 2 – 3m. Cây ra hoa mỗi năm một lần, và thường trúng vào dịp giáp tết, có thể nở liên tục từ 2 – 3 tháng.
Trên thực tế, cây hoa trà là “đàn em” sinh sau đẻ muộn của cây chè. Nhìn qua nó không có gì ấn tượng, nhưng đến mùa hoa nở bạt ngàn, dày đặc khiến cho tâm hồn ta phải xuýt xoa, xao xuyến. Điểm đặc biệt khiến hoa trà trở thành loài hoa quyến rũ hồn người chính là khi nở. Bông hoa to, loại bát diện nếu chăm sóc tốt, hoa có thể gần cái bát con. Những cánh hoa cân đối, hài hòa trông rất đẹp.
Phân loại các giống hoa trà
Có mặt trên khắp mọi nẻo đường, giống hoa trà cũng thật phong phú, đa dạng chủng loại, màu sắc. Thường tên các giống hoa trà thường được gọi theo màu sắc của hoa. Và có 4 loại hoa trà được ưa chuộng rộng rãi khắp nơi:
- Hoa trà màu trắng còn được gọi là bạch trà
- Hoa trà màu hồng còn được gọi là hồng trà
- Hoa trà màu đỏ cam còn được gọi là trà lựu
- Hoa trà màu hồng đậm.
Giống hoa trà sắc hồng là biểu tượng của sự lãng mạn, sắc trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, sắc đỏ tượng trưng cho sự rực rỡ, kiêu sa…Chính vì vẻ đẹp tuyệt vời, đa sắc mà cây hoa trà có mặt trong mọi dịp tết, trở thành nét thẩm mỹ độc đáo không thể chối từ.
Cách chăm sóc hoa trà
Loài cây mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc không phải là giống dễ trồng. Nếu trong quá trình chăm sóc không đúng quy trình và kỹ thuật, thì cây sẽ không cho hoa như mong muốn. Để có cây hoa trà đẹp, người trồng cần chú ý đến các công đoạn chăm sóc hoa trà như sau:
Cách chọn đất trồng hoa trà
Nếu như trong tự nhiên, giống cây hoa trà thường mọc trong các hốc đá, hốc cây, nơi có nhiều mùn và lá mục. Thì ngày nay, con người đã biết dựa vào đặc điểm đó để lựa chọn loại đất trồng cho phù hợp. Hoa trà rất ưa thích các chất hữu cơ đã được ủ sẵn mục. Đất thịt ở phía dưới bề mặt có độ dinh dưỡng không quá cao, sau đó đem phơi khô thành từng cục to. Loại đất này nên để ở bề mặt chậu hoa để mỗi khi tưới nước sẽ bào mòn đi một số chất dinh dưỡng xuống để nuôi cây. Nếu không có đất phân hữu cơ, chuồng hoai thì có thể dùng phân NPK thay thế. Phía dưới chậu trồng cũng nên để vào đó ít đất to, giúp cho cây dễ dàng thoát nước và rễ được thoáng.
Cách chọn chậu trồng hoa trà
Chọn chậu trồng hoa trà cũng là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Vì đây là loại cây thân gỗ nên cây sẽ phát triển thân to dần nếu được chăm sóc tốt. Do đó, chọn chậu trồng cần có sự tính toán lâu dài. Bạn nên lựa chọn chậu gốm hoặc chậu đất để trồng cây trà. Vì những loại chậu này được thiết kế thoáng để cây có thể giao tiếp không khí bên trong chậu.
Cách tưới nước cho hoa trà
Kỹ thuật chăm sóc hoa trà đặc biệt chú ý đến tưới nước cho cây. Vì loài cây này rất ưa ẩm, nhưng lịa không tích nước. Và lượng nước ít hay nhiều cũng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nên người chăm sóc cần đảm bảo tưới cho cây đủ và đúng liều lượng.
Đối với những mùa có không khí khô như mùa thu, mùa hè thì ngày phải tưới nước cho cây một lần ít nhất. Quá trình tưới nên tưới một ít nước ra đất xung quanh chậu, giúp tạo độ ẩm trong đất cũng như môi trường xung quanh để gốc cây luôn mát mẻ. Đối với mùa đông thì trong khoảng 3 – 5 ngày tưới nước. Và lượng nước tưới chú ý là không quá nhiều, thời gian tưới khoảng sau 10h. Trừ trường hợp nếu nhiều ngày không mưa, khí khô thì nên tưới vài lần trong ngày.
Chú ý sử dụng nước tưới hoa trà là nước ao hồ hay nước mưa là tốt nhất. Còn nếu dùng nước máy thì bạn phải nên để vào thùng chứa khoảng một thời gian vài ngày để loaoj bỏ bớt chất javel cho nhiệt độ nước gần với nhiệt độ của đất là được.
Cách bón phân cho hoa trà
Theo Công ty Cổ phần Phân Bón Hà Lan, để chăm sóc hoa trà hiệu quả, bạn nên thận trong khi bón phân. Cần bón vừa phải, đúng liều lượng để không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cũng như ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. Để cây sinh trưởng tốt, nên bón lót cho cây. Khi bón lót nên sử dụng phân hữu cơ, rắc phân xung quanh rễ cách 2 – 3cm so với gốc của cây. Trước khi vào mùa nóng, nên bón phân mát vào cho cây. Có thể dùng phân phèn pha loãng để không làm ảnh hưởng trực tiếp đến cây. Thời gian bón phân nên vào khoảng từ 10 – 20 ngày nên bón thúc một lần. Có thẻ dùng thêm nước phân phèn để đảm bảo dinh dưỡng cho cây. Đồng thời khống chế độ chua trong đất luôn ở mức vừa phải.
Cách chăm sóc hoa trà để ra hoa đợt tết
Thời gian ra hoa của hoa trà thường vào dịp giáp tết. Tuy nhiên, để cây đảm bảo ra hoa đúng tết thì người trồng phải có cách chăm sóc hoa trà đúng kỹ thuật. Bởi mỗi loại hoa trà lại có thời gian nở khác nhau:
Đối với bạch trà: Loại này thường nở hoa sớm vào dịp lễ noel. Do vậy, trước thời gian ủ nụ khoảng 15 ngày, chúng ta cần bón thêm phân đạm để ức chế quá trình ủ nụ lại. Và cây sẽ ra hoa vào đúng ngay dịp tết âm lịch.
Đối với những loại hoa trà nở muộn: Vào những ngày nắng ấm cuối thu, bạn nên mang hoa trà ra phơi nắng. Bởi năng lượng từ ánh sáng tự nhiên sẽ kích thích quá trình hoa trà ra nụ sớm hơn. Đảm bảo dịp tết hoa nở chen chúc.
Một số loại bệnh phổ biến ở hoa trà và cách trị bệnh
Hoa trà trong quá trình sinh trưởng không tránh khỏi những loại bệnh. Đặc biệt là những loại bệnh như:
Bệnh đốm than
Đây là bệnh thường gặp nhất ở cây hoa trà. Bệnh thường diễn ra vào khoảng thời gian tháng 6 – 7 trên lá cây non, ở nhiều ngọn lá và mép lá. Biểu hiện bệnh ban đầu là đốm nâu vàng, sau chuyển thành đốm lớn có các chấm nhỏ màu đen và làm cho lá rụng. Cách chăm sóc hoa trà bị bệnh lúc này là sử dụng phân hữu cơ và P, K để tăng sức chống chịu bệnh. Cắt đốt lá bệnh, khi lá mọc chồi, phun thuốc boocdo 1%, dùng thuốc Zineb 0,2% hoặc topsin 0,1%.
Bệnh nốt u tuyến trùng
Bệnh này xuất hiện ở rễ có nốt u nứt ra, rễ chính phình lên, cây ngừng sinh trưởng. Cách chăm sóc cây hoa trà bị nốt u tuyến trùng là tiến hành khử trùng đất, thay chậu. Khử trùng bằng cách phơi đất từ 2 – 3 ngày. Hoặc dùng Nemagon 0,5% phun vào đất để diệt trùng.
Bệnh khô vằn
Nếu quá trình chăm sóc hoa trà không kỹ lưỡng sẽ dẫn đến khô vằn. Loại bệnh này thường phát sinh trên lá, cuống hoa và cành non. Trên lá cây xuất hiện các đốm vàng nâu, sau đó biến thành xám trắng. Bệnh thường làm cho lá rụng và xuất hiện vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Cách trị bệnh là vào mùa đông, cắt bỏ cành lá bị bệnh và đốt đi. Có thể phun daconil 0,2% hoặc nước boocdo 1%, zineb 0,2% để phòng trừ bệnh.
Bệnh rụng lá
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là từ bệnh đốm than với các chấm nhỏ màu đen. Chú ý sử dụng phân hữu cơ P, K để tăng sức chống chịu bệnh cho cây. Đồng thời phát hiện kịp thời và cắt bỏ cành lá bị bệnh và đốt đi. Phun nước boocdo khi mới bị bệnh 1%, zineb 0,2% hoặc phun topsin 0,1%.
Chắc chắn với những cẩm nang hữu ích về cách chăm sóc hoa trà tường tận nói trên của Tea-juvenate sẽ mang đến cho bạn kỹ thuật tốt nhất. Chúc bạn sở hữu được những chậu hoa đẹp nhất cho ngày tết sắp đến!
- Google+
Từ khóa » Cây Trà My Bị Rụng Lá
-
# 1【TÌM HIỂU】Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Trà Xanh Quanh ...
-
Cây Trà Mi Bị Rụng Lá?
-
Nguyên Nhân Hoa Trà My Bị Rụng Lá Xanh Và Lá Non.
-
Cây Trà Rụng Lá | Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục??? (Phần 1)
-
Cây Hoa Trà, 5 Loại Hoa Trà Phổ Biến Và Các Bệnh Thường Gặp
-
Chủ đề: Nguyên Nhân Khiến Cây Hoa Trà Bị Rụng Nụ
-
Cách Phòng Và Trị Sâu Bệnh Hại Cho Cây Hoa Trà Luôn được Khỏe Mạnh
-
Chia Sẻ Cách Chăm Sóc Hoa Trà My Tại Nhà Để Ra Hoa Đúng Dịp ...
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Trà My & Công Dụng Trong đời Sống
-
Làm Thế Nào để Tránh Sự Rơi Của Nụ Hoa Của Một Hoa Trà Trong Chậu?
-
Để Cây Cảnh Hoa Trà Và đỗ Quyên Nở Rực Rỡ Trong Tết Nguyên đán ...