Cách Chăm Sóc Mai Bị Vàng Lá, Cháy Lá - Niên Giám Nông Nghiệp

Mai vàng bị vàng lá bởi nấm hồng và cách chữa dứt điểm. Có nhiều yếu tố tác động, sau đây là 15 trường hợp cây mai bị vàng lá và biện pháp khắc phục tương ứng. Xử lý cây mai bị cháy lá.

Mục lục nội dung

  • 1 1. Quên tưới nước
  • 2 2. Nước tưới nhiễm mặn, nhiễm phèn
  • 3 3. Cây bị phạm phân
  • 4 4. Bón sai loại phân
  • 5 5. Phạm bón lá và thuốc bảo vệ thực vật
  • 6 6. Cây bị úng rễ, nghẹt nước
  • 7 7. Cây bị bít rễ
  • 8 8. Cây mai bị nhện đỏ tấn công
  • 9 9, 10. Cây bị mất nước
  • 10 11. Nấm rễ và tuyến trùng rễ ở cây mai
  • 11 12. Cây bị nghẹt phân
  • 12 13. Lạm dụng chất điều hòa sinh trưởng
  • 13 14. Nấm hồng tấn công
  • 14 15. Cây bị ngộ độc hữu cơ

1. Quên tưới nước

Lý do đầu tiên mà cây mai bị vàng lá là lý do rất đơn giản thôi. Trong mười sáu lý do thì phần này cũng đơn giản nhưng mà do các bạn ít để ý thôi. Chứ không có gì là phức tạp đâu. Thì lý do này là các bạn quên tưới nước làm cây hụt nước thiếu nước.

Có thể do bận công việc các bạn quên tưới nó đi hoặc thấy trời mưa thì là không tưới. Bỏ đi làm công việc khác rồi trời lại không mưa dẫn đến cây hụt nước thì lá sẽ bị vàng thôi.

2. Nước tưới nhiễm mặn, nhiễm phèn

Lý do thứ hai cây mai vàng do nước tưới của các bạn nhiễm mặn nhiễm phèn. Thì vấn đề nước nhiễm mặn thì như ở miền đông nam bộ thì chưa có. Chỉ có ở một vài vùng đồng bằng Nam bộ thì bị mặn xâm nhập.

Bị nhiễm phèn thì như nước giếng bơm các bạn bơm lên có một số các kim loại. Thì khi các bạn tưới vào chậu thì kim loại sẽ lắng đọng lại trong chậu. Đất trong chậu dần dần tích lũy theo thời gian sẽ bị chua bị phèn ở trong chậu.

Thì khi mà đất bị chua pH thấp thì rễ cây sẽ không dùng được dinh dưỡng. Khi mình bón cho cây cũng không lấy được 100 % mà chỉ được độ 60 – 70 %. Nếu mà bị phèn tích lũy lâu dần dài sau này cây nó sẽ không có xung, không có khỏe.

mai bi vang la

Và lá sẽ chuyển sang màu vàng từ từ. Thì về vấn đề nguồn nước các bạn có thể mua một bộ đo test pH của nước tưới. Mà những người nuôi cá cũng hay làm, nhỏ gọn chỉ tầm bốn năm chục ngàn một bộ thôi. Để các bạn test thử pH nước tưới có bị phèn hay không.

Cũng có thể các bạn trữ nước mưa để tưới, cũng tốt hơn so với khá nhiều bơm. Ở những vùng chưa bị ô nhiễm nhiều thì nước mưa cũng tốt, có thể lấy để tưới cây. Cũng có thể để pha phân thuốc xịt.

3. Cây bị phạm phân

Lý do thứ ba cây mai bị vàng lá là bị phạm phân đó các bạn. Thí dụ như thông thường phân dễ phạm nhất là phân NPK hỗn hợp. Thì các bạn cũng biết phân NPK nào cũng vậy, nó luôn có chỉ số. Các bạn cộng các chỉ số lại, ví dụ như 6-30-30 cộng lại là 66 rất là cao.

Nên xem: Tự làm Nhà lưới trồng hoa giá rẻ

Thì phần phụ gia chất độn còn lại là 34, như vậy thấy các phần NPK rất cao. Thì bón các loại phân mà có tổng chỉ số cao cần hết sức lưu ý liều lượng của nó. Đa số các bạn để ý phân bón lá thì tổng chỉ số NPK thường cao hơn loại phân bón gốc.

mai bi vang la

Do đó các bạn phải hiểu về cách cộng các thông số của phân hỗn hợp để dùng hợp lý. Vấn đề phạm phân làm cho mai vàng lá là do phạm ở liều tưới. Tưới đậm quá cũng phạm và cả ở số lần tưới nữa.

Hai lần tưới mà cách gần nhau quá thì cây chưa kịp hút lên còn tồn trong rễ mà các bạn tưới thêm lần nữa thì rễ non sẽ bị cháy. Mà khi rễ hỏng thì dẫn đến lá sẽ bị vàng. Để giải quyết vấn đề phân bị phạm thì các bạn nên tưới nếu mới chơi thì nên pha vào nước cho phân tán đều ra tưới quanh gốc.

Thêm nữa là dùng nồng độ ban đầu với nồng độ thấp thôi. Tưới sau khoảng mười ngày vẫn thấy cây xanh tốt là được hoặc thấp. Rồi mới nâng dần nồng độ từ từ sau, hiệu quả thấy cây mai xanh lá là các bạn đã sử dụng phân đúng liều.

4. Bón sai loại phân

Lý do thứ tư mà cây mai bị vàng lá là sử dụng sai phân. Ví dụ như giai đoạn đầu tiên thời gian sau tết. Sau khi bông đã tàn thì các bạn phải dùng phân có đạm cao như 30-10-10. Còn giai đoạn cuối năm thì sử dụng các loại phân có lân với kali cao hơn.

Nếu như làm ngược lại thì đảm bảo là cây mai của các bạn lá sẽ bị vàng. Tại vì lân với kali giúp phát triển nụ chứ không phát triển lá. Do vậy nếu dùng thì không có chất nuôi lá nên sẽ bị vàng. Trong lý do này còn phát sinh một vấn đề nữa đó là cây mai của bạn nếu bị thiếu phân. Với lại thiếu vi lượng thì lá cũng có thể bị vàng.

mai bi vang la

Thí dụ như trong giai đoạn phát triển cần đạm cao mà các bạn cung cấp không đủ. Thì lá cũng sẽ mét chứ không xanh sậm được. Do thiếu phân và vi lượng TE, nên khi các bạn mua phân cũng chú ý đọc thành phần có TE.

Cây mai trong chậu hay các cây phong lan người ta quan trọng mà sắc của bông nên rất cần TE. TE giúp cho lá cứng, xanh sậm và dày và cũng đóng góp trong màu sắc của bông đẹp hay không.

5. Phạm bón lá và thuốc bảo vệ thực vật

Vấn đề thứ năm khiến cây vàng lá đó là bị phạm phân bón lá và thuốc sâu. Bao gồm cả thuốc sâu và thuốc bệnh, các bạn phun vượt quá nồng độ chịu đựng thì lá sẽ biểu hiện ra là bị vàng. Thường trong các loại bón lá các bạn đọc hướng dẫn phun mười lăm ngày một lần.

Nên xem: 'Vườn bưởi da xanh bị ngập nước': Biện pháp khắc phục

Còn nồng độ của thuốc trừ sâu thì người ta cũng có ghi ở phía sau. Các bạn cũng chú ý sử dụng thấp hơn nồng độ nhà sản xuất ghi vì đây là dùng cho mai nên thấp hơn các loại khác. Do sức chịu đựng yếu hơn vì trồng trong chậu. 60 – 70 % liều nhà sản xuất ghi là được rồi.

6. Cây bị úng rễ, nghẹt nước

Lý do thứ sáu là cây bị úng rễ, nghẹt nước. Vấn đề úng nước rất dễ phát hiện thì khi các bạn tưới nước sẽ quan sát được nước ở trên mặt mà không thoát. Do vậy cần làm đất tơi xốp và lót đáy cẩn thận cũng như bố trí các lỗ thoát nước tốt trên chậu.

7. Cây bị bít rễ

Lý do thứ bảy đó là cây bị bít rễ, tức là rễ cây đã bo chặt cả chậu rồi. Khi các bạn dở lên coi chỉ thấy toàn rễ không. Gần như là hết đất luôn rồi, thì như vậy cây có thể bị vàng lá. Thì cây đó các bạn sẽ thấy rất mau rũ lá.

Nếu một ngày nắng gắt bạn quên tưới nước buổi sáng. Chiều thấy lá rũ xuống là khả năng rễ đã bo chậu. Xử lý là thì các bạn đưa cây lên thay đất và chậu trồng mới to hơn thôi.

3 giai đoạn chăm sóc mai đón tết

8. Cây mai bị nhện đỏ tấn công

Lý do thứ tám là cây mai bị nhện đỏ tấn công. Chúng tấn công thì sẽ làm lá chuyển sang màu vàng. Những chấm li ti rất là nhỏ ở mặt dưới, chúng hút chích làm cho lá bị vàng. Thì các bạn dùng các thuốc đặc trị nhện đỏ, mua ít nhất hai loại để có thể hoán thuốc.

9, 10. Cây bị mất nước

Lý do thứ chín là nắng khô gắt quá làm cho cây bị mất nước. Tán lá nhiều thì cũng tiêu thụ nước nhiều dẫn đến đất trồng mau khô. Thì có khi phải tưới một ngày hai cữ để đề phòng thiếu nước.

Lý do thứ mười là để chậu trên nền xi măng, mà nóng quá bà con không kê cao lên thì thành chậu nóng. Làm cho rễ co lại không thoải mái bung ra được dẫn đến cây lâu ngày bị vàng.

11. Nấm rễ và tuyến trùng rễ ở cây mai

Thứ mười một là cây có nấm rễ và tuyến trùng rễ. Thì nấm rễ là xâm nhập vào hệ thống rễ và con tuyến trùng. Nếu chậu đất của các bạn bị ô nhiễm hoặc là hay bị úng nước thì dễ phát sinh ra tuyến trùng. Hút chích rễ làm rễ bị sưng cục lên không dẫn nước và khoáng lên được làm cây mai bị vàng lá.

mai bi vang la

Vấn đề này thì cũng xử lý bằng các loại thuốc chuyên trị tuyến trùng rễ, không chỉ trên cây mai mà còn trên các loại cây khác như hồ tiêu. Lâu lâu các bạn cũng nên rải một ít vôi nông nghiệp lên gốc cây để làm tăng pH cho đất cao. Thì cây cũng ít bị nấm và tuyến trùng.

Nên xem: Xử lý nước giếng khoan để tưới cho cây trồng

12. Cây bị nghẹt phân

Lý do tiếp theo là cây bị nghẹt phân. Thí dụ như các bạn tưới phân cho cây rồi hai hôm liền các bạn không tưới nước. Thì cây mai sẽ bị thiếu lượng nước để điều hòa dòng chất khoáng của cây. Làm cho phân bị nghẹt lại thì lá không tươi và bóng được.

13. Lạm dụng chất điều hòa sinh trưởng

Lý do tiếp theo là các bạn cho điều hòa sinh trưởng quá nhiều như atonik, comcat, b1. Nói chung là các loại thuốc kích rễ có ghi điều hòa sinh trưởng. Nếu sử dụng lạm dụng nhiều lần thì lá cây mai sẽ mét mét và không có xanh được. Tại vì nó kích thích cho cây ra rễ và ra chồi, tức là cho lóng dài.

Nhưng mà không đủ chất trong đó, những vi lượng TE giúp cho lá. Nó sẽ ra nhưng mà sẽ ốm và còi cọc thôi. Thông thường chỉ sử dụng các chất kích thích ra rễ khi cây bị bứng bể bầu thôi. Thiếu có rễ cám chỉ có rễ cọc thôi thì sử dụng chất kích thích cho nhanh ra.

Khắc phục điều này thì chỉ giới hạn số lần sử dụng thôi. Tầm hai đến ba lần cách nhau mười ngày.

14. Nấm hồng tấn công

Lý do thứ mười bốn là cây mai bị nấm hồng tấn công. Thí dụ như các bạn thấy phấn hồng trên đoạn cành. Và từ đó trở ra lá sẽ bị bạc màu từ từ, nổi gân lên. Thì nấm hồng này cục bộ thôi, cành nào bị thì lá ở khu vực đó bị vàng lá nổi gân.

mai bi vang la

Điều trị thì các bạn mua envin, cox 85,… nói chung là các loại thuốc gốc đồng để phun.

15. Cây bị ngộ độc hữu cơ

Lý do thứ mười lăm đó là cây mai bị ngộ độc hữu cơ. Do các bạn bón phân hữu cơ quá lượng. Thông thường thì có hữu cơ tốt cho cây. Nhưng mà các bạn cũng bón theo định kỳ chứ không phải là bón nhiều một lần thì ba tháng sau lại bón nhiều một lần tiếp.

Các bạn chỉ cần nên bón tháng hoặc tháng rưỡi một lần cũng được. Vì hữu cơ tan chậm hơn NPK nên bón ít ít thôi và cách đủ thời gian. Để cây hấp thụ lên từ từ lượng phân tán xuống. Ngộ độc hữu cơ cũng diễn ra khi cây mai của bạn có tàn lá ít và lá yếu và non.

Nếu các bạn bón hữu cơ nhiều quá và khó hấp thụ trong thời điểm mà bộ rễ cây còn non. Thì có thể dẫn đến cây mai bị ngộ độc.

Trên đây là mười lăm lý do khiến cây mai trồng trong chậu bị vàng lá. Thì các bạn có thể xem cây mai nhà mình có bị một trong các lý do nào trong đó hay không. Thì sẽ tìm được cách khắc phục tương ứng. Xin cảm ơn và chúc các bạn thành công.

Chuyên gia: Quang Hưng

Rate this post

Từ khóa » Cây Mai Vàng Bị Cháy Lá