Cách Chăm Sóc Mai Vàng Trước Tết – Nông Nghiệp Phố
Có thể bạn quan tâm
Cách chăm sóc mai vàng trước Tết
“Thấy mai vàng là thấy Tết”, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt, thế nên cây mai vàng được xem là biểu tượng của ngày Tết Cổ truyền.
Để cây mai vàng được khoe sắc rực rỡ vào những ngày xuân thì cách chăm sóc mai vàng trước Tết rất quan trọng, đặc biệt là từ tháng 11 âm lịch.
Cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu cách chăm sóc mai vàng trước Tết nhé.
1. Cách chăm mai vàng tháng 11
Khi bạn đã chăm sóc tốt cây mai cả năm và cây đã đủ điều kiện ra hoa thì điều tiếp theo mà bạn cần quan tâm là cách chăm sóc mai trước Tết, phối hợp giữa bón phân kích hoa nở, tưới đủ nước và tuốt lá.
a. Bón phân kích ra nụ
Thường thì cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch là người ta đã bắt đầu bón thúc cho mai bằng các loại phân có hàm lượng lân và kali cao. Giai đoạn này, bạn cần sử dụng phân vô cơ thì mới có hiệu quả, và bón lặp lại 2 - 3 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Bạn dùng phân lân đơn pha nước tưới hoặc rải trên mặt đất quanh gốc, nhưng không nên bón sát gốc, rải cách gốc 20cm - 30cm hoặc pha loãng với nước để tưới để tránh ảnh hưởng đến rễ cây mai trong giai đoạn này.
Đồng thời, bạn dùng các dòng phân bón lá như NPK 6-30-30, Đầu trâu 701, Siêu lân 550, Siêu lân 10-55-10, phân bón vi lượng VTL17, Powerfeed… phun đều tán cây, mỗi tuần 1 lần.
Khi bước sang tháng 12, bạn bón thêm một ít phân hữu cơ dynamic, bounce back... để dưỡng cây ra hoa không bị mất sức, và cuối cùng là lặt lá cho mai khi đến thời điểm thích hợp.
b. Tưới nước đủ ẩm
Cây mai có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên trong quá trình chăm sóc bạn cần phải tưới nước đủ ẩm để cây có đủ sức ra hoa. Cách tưới phù hợp là tưới ướt gốc rồi dùng bình phun xịt từng tia nhỏ lên tán lá.
Thông thường vào mùa nắng chỉ nên tưới 1 lần vào buổi sáng, vào mùa mưa thì không cần tưới, nhưng nếu bạn trồng chậu thì vẫn cần tưới nhẹ để để đảm bảo đất giữ được độ ẩm cần thiết.
Từ đầu tháng 10 âm lịch, việc tưới nước cho cây cần được siết lại, tưới cách ngày hoặc khi thấy cây quá khô mới tưới. Bạn cần hạn chế tưới nước cho đến cuối tháng 11 âm lịch và cắt nước hoàn toàn trước khi tuốt lá khoảng 2 - 3 ngày và chỉ tưới nước lại sau khi tuốt lá 2 ngày.
Ngoài ra, nếu đến 25 tháng 12 âm lịch mà cây vẫn chưa bung vỏ lụa thì dùng nước ấm 30 - 40 độ C để tưới nhẹ cho cây. Kèm với đó là đặt cây nơi ánh nắng chiếu hoặc dùng bóng đèn dây tóc treo lên để cây ấm hơn.
c. Phòng trừ sâu và cỏ dại
Vì hoa mai khá nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật, bạn nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học như Bio - B, dịch tỏi... hoặc bắt sâu bằng tay trong giai đoạn kích thích cây ra hoa. Một số loại sâu hay tấn công cây mai như sâu ăn lá, rầy, rệp…
Để hạn chế cỏ dại, nếu trồng mai trong chậu bạn có thể lót sỏi quanh gốc để hoặc dùng kéo cắt ngang thân cỏ, giữ phần gốc lại để giữ ấm cho đất, nhưng không để cỏ mọc cao sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây mai.
2. Lặt lá để kích thích hoa mai ra nụ đúng dịp Tết
Để hoa mai nở vào dịp Tết thì lặt lá mai là việc làm bắt buộc. Bên cạnh đó, bạn phải canh đúng thời điểm lặt lá mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển nụ hoa và bung nở.
a. Thời điểm lặt lá mai
Nếu muốn mai nở rộ cùng một lúc thì bạn lặt lá một lần, nếu bạn muốn mai nở kéo dài nhiều ngày, lớp này tàn lớp khác sẽ nở cho đến khi bung hết các nụ thì bạn phải tuốt xen kẻ khoảng 2, 3 lần.
Khi sang đầu tháng 12 âm lịch, khoảng ngày 5 đến ngày 7, bạn cần quan sát thời tiết và nụ hoa mai để canh thời điểm lặt lá mai. Nếu mai có nụ lớn và trời nắng thì lặt lá mai vào ngày 15 - 20 tháng chạp.
Nhưng nếu thời tiết lạnh kéo dài, trời mưa nhiều và mai chỉ có những nụ nhỏ thì thời điểm lặt lá mai rơi vào khoảng đầu tháng, ngày 13 - 16 tháng chạp là tốt nhất để mai nở kịp. Bên cạnh đó, với những cây mai nhiều hơn 5 cánh cần phải lặt lá sớm hơn 1 tuần.
Trước khi lặt lá khoảng 2 - 3 ngày, bạn cần ngừng tưới nước và bón phân để lá bắt đầu khô lại, sau đó đợi đến đúng ngày và lặt lá.
Thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng và hoa kiểng ATONIK
10,500₫Phân Bón Lá Kích Ra Rễ Cực Mạnh N3M
28,000₫Phân bón lá đậm đặc cao cấp VITAMIN B1 GROWMORE
17,000₫Phân hữu cơ Úc đậm đặc dạng viên BOUNCE BACK
29,000₫Bánh dầu đậu phộng LAVAMIX dạng bột đã qua xử lý - Gói 1kg
35,000₫Chế phẩm Vitamin B1 Super roots - kích rễ bật mầm - chai 100ml
33,000₫Bánh dầu đậu phộng dạng viên nén tan chậm - Gói 1kg
29,000₫Thuốc kích thích sinh trưởng Atonik - Chai 100ml
99,000₫b. Cách lặt lá mai
Khi lặt lá mai, bạn cần cẩn thận để tránh ảnh hưởng các nụ hoa nằm ở kẽ lá, đồng thời bạn cần lặt xong trong ngày để cây mai nở hoa đồng loạt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở không đúng ngày và nở rải rác.
Thông thường sẽ có 2 cách tuốt lá mai đó là lặt ngược hoặc xuôi theo chiều lá. Cách đầu tiên, bạn cầm lá lặt ngược ra sau, ưu điểm là ít tốn sức, nhanh nhưng nhược điểm là dễ kéo theo những đoạn dài bỏ cành cây làm hại nụ hoa và cành hoa.
Cách còn lại đó là bạn cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm là không bị xước vỏ, nhưng cách này lại tốn nhiều sức hơn, đối với những đọt non dễ bị đứt đọt do kéo quá sức.
Một lưu ý nhỏ khi lặt lá mai đó là bạn phải lặt hết lá non và lá già thì mai mới nở đúng tết và trổ sai hoa đấy.
c. Chăm sóc sau khi lặt lá mai
Sau khi lặt lá, bạn dừng tưới nước 1 - 3 ngày rồi mới tưới nước bình thường trở lại. Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi quá trình sinh trưởng cũng như sự biến động của thời tiết để có biện pháp điều chỉnh, thúc phân cho hợp lý.
Nếu sau khi lặt lá khoảng 5 - 7 ngày nhưng mai vẫn chưa bung vỏ trấu bao quanh nụ ra thì khả năng cao là mai sẽ nở muộn. Lúc này, bạn cần đem mai ra đặt ở những nơi nhiều ánh nắng, hòa loãng phân NPK 6-30-30 và tưới vào gốc cây, sau vài ngày thì dùng nước ấm tưới đẫm gốc để kích thích mai nở sớm hơn.
Ngược lại, nếu trời đang nắng mà đổ mưa rào thì sẽ khiến hoa mai sẽ nở sớm. Khi đó, mỗi ngày chỉ tưới 1 lần với lượng vừa phải. Đồng thời, khi gặp nắng trở lại, đem mai ra phơi nắng để hãm mai không nở sớm.
Trong trường hợp mới ngày 20 tháng chạp nhưng hoa mai đã nở bung vỏ lụa thì cây có khả năng nở hoa sớm rất cao, bạn cần chuyển cây ngay đến nơi thoáng mát, lấy vải đen trùm gốc cây mai lại, tưới nước lạnh vào chiều tối để làm lạnh gốc.
Đồng thời, dùng phân urea, 20-20-20 + TE hòa với nước tưới cây để kích cho cây ra thêm lá. Khi cây ra lá mới thì dưỡng chất tập trung nuôi lá, sẽ hạn chế dành cho nụ và hoa sẽ nở chậm hơn vài ngày.
⫸ Xem thêm: Cách chăm sóc hoa mai nở đúng tết
⫸ Xem thêm: Cách kích thích hoa mai ra nụ
⫸ Xem thêm: Cách uốn cây mai vàng
Cách chăm sóc mai vàng trước Tết cơ bản chỉ có bấy nhiêu thôi, hy vọng qua bài viết này Nông nghiệp phố đã chia sẻ đến bạn nhiều điều hữu ích, chúc bạn sẽ có được những chậu mai vàng rực rỡ vào mùa xuân này nhé.
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 086
Thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng và hoa kiểng ATONIK
10,500₫Phân Bón Lá Kích Ra Rễ Cực Mạnh N3M
28,000₫Phân bón lá đậm đặc cao cấp VITAMIN B1 GROWMORE
17,000₫Phân hữu cơ Úc đậm đặc dạng viên BOUNCE BACK
29,000₫Bánh dầu đậu phộng LAVAMIX dạng bột đã qua xử lý - Gói 1kg
35,000₫Chế phẩm Vitamin B1 Super roots - kích rễ bật mầm - chai 100ml
33,000₫Bánh dầu đậu phộng dạng viên nén tan chậm - Gói 1kg
29,000₫Thuốc kích thích sinh trưởng Atonik - Chai 100ml
99,000₫Từ khóa » Chăm Sóc Mai Vàng Tháng 8 Năm 2020
-
CHĂM SÓC MAI THÁNG 8 - TĂNG CƯỜNG LÂN KÍCH NỤ . - YouTube
-
CÁCH CHĂM SÓC Cây Mai Vàng THÁNG 8 ( âm Lịch ) KHÔNG RA ...
-
CHĂM SÓC MAI VÀNG THÁNG 8 AL 2021 . - YouTube
-
Chăm Mai Vàng Tháng 8-10 âm Lịch 17-9-2020 - YouTube
-
Chăm Sóc Mai Vàng Giai đoạn Tháng 8 ÂL - Tạo Nụ Cho Mai Vàng
-
Chăm Mai Vàng Tháng 8-10 âm Lịch 17-9-2020 | Blog Cây Cảnh Klpt
-
Cách Chăm Sóc Mai Vàng Từ Tháng 7 đến Tháng 10 âm Lịch
-
Phải Làm Gì Mỗi Tháng Để Chăm Sóc Cây Hoa Mai Vàng Tốt Nhất
-
Chăm Sóc Mai đón Tết - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Chăm Sóc Mai đón Tết - TỈNH CÀ MAU
-
Cách Chăm Sóc Cây Mai Sau Tết đơn Giản Tại Nhà, để Năm Sau Chơi ...
-
Cách Chăm Sóc Mai Vàng Theo Từng Tháng Trong Năm - Thuê Mai Tết
-
Cách Chăm Sóc Mai Vàng Tháng 8
-
Kỹ Thuật Và Cách Chăm Sóc Cây Mai Vàng - Phân Bón Hà Lan