Cách Chăm Sóc Mắt Khi Có Triệu Chứng Nhìn Mờ
Có thể bạn quan tâm
Khi mắt xuất hiện các triệu chứng nhìn mờ hay mắt mờ đột ngột bạn cần chú ý chăm sóc mắt đúng cách để tránh bị các biến chứng gây hại cho thị lực.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, cũng là cánh cửa nhìn ra thế giới. Nhưng hầu như nhiều người đã không còn quan tâm nhiều tới điều này. Với sự phổ biến của các sản phẩm công nghệ và nhiều chương trình giải trí trên màn hình điện thoái khiến đôi mắt phải làm việc quá nhiều so với trước đây. Thậm chí nhiều người sử dụng mắt một cách quá tải.
Do xu thế chung, nhiều người đã có các triệu chứng bệnh về mắt ngay từ khi còn nhỏ như mỏi mắt, suy giảm thị lực, hạn chế tầm nhìn, cận, viễn, loạn thị, thậm chí mù tạm thời hoặc mắt kém đến mức không nhìn thấy rõ, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh về mắt đang tăng dần lên.
Các thói quen khiến mắt có triệu chứng nhìn mờ
Nhìn quá lâu vào màn hình
Quá nhiều người bị “mê” nhìn vào màn hình điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ mà không biết cách bảo vệ mắt.
Nếu duy trì như vậy liên tục sẽ khiến tầm nhìn ngày càng hạn chế, thị lực giảm nhanh. Các cơ quanh mắt sẽ đau mỏi, liên đới đến đầu và hệ thần kinh, ngoài ra còn có thể mắc chứng thị giác màn hình.
Các chuyên gia khuyên rằng cứ mỗi 20 phút bạn lại nên rời khỏi màn hình tối thiểu 20 giây để mắt có thể nghỉ ngơi trong chốc lát.
Đeo kính áp tròng khi ngủ
Mặc dù việc đeo kính áp tròng đã được các chuyên gia chấp nhận về độ an toàn đối với mắt, nhưng theo nghiên cứu của Hiệp hội nhãn khoa Mỹ, việc đeo kính áp tròng khi ngủ có thể làm cho mắt bị thiếu oxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra bệnh về mắt.
Chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên đeo kính áp tròng vào ban ngày, vì những người đeo cả vào ban đêm có tỉ lệ viêm loét giác mạc cao gấp 10-15 lần người không đeo. Hãy nhớ rằng cần tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ.
Nếu thức dậy bạn mới nhớ là đêm qua đeo kính áp tròng, cảm thấy mắt rất khô, đừng ngay lập tức tháo kính ra mà hãy nhỏ thuốc làm ẩm mắt, chờ ít nhất 20-30 phút sau đó mới tháo rồi cả ngày tiếp theo nên đeo kính bình thường để cho mắt phục hồi.
Thường xuyên dụi mắt
Ngoài mắt có một lớp màng để bảo vệ và giữ ẩm cho mắt, khi tiếp xúc với bụi bẩn hay vi khuẩn, chúng sẽ tự động “xua đuổi” để mắt luôn được an toàn. Nhưng nếu bạn thấy khó chịu, thường xuyên dụi mắt sẽ khiến bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong, gây ra rủi ro cho giác mạc và những mối nguy hiểm khác.
Cách tốt nhất khi thấy ngứa mắt hay bụi vào mắt, bạn nên nhấp nháy nhẹ nhiều lần để cho cho mắt đỡ mỏi và tẩy bay bụi.
Không khám mắt thường xuyên
Những người dưới 40 tuổi được khuyên rằng nên tạo thói quen khám mắt định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mắt.
Khám mắt thường xuyên không chỉ để theo dõi những thay đổi trong thị lực, đau mắt mà còn có cơ hội để phát hiện sớm các bệnh về mắt như các mao mạch bị hỏng hoặc việc phát sinh các khối u. Việc kiểm tra này có thể được điều trị sớm trước khi thị lực sụt giảm hoặc gặp bệnh nguy hiểm.
Không tẩy trang trước khi đi ngủ
Nghiên cứu cho thấy nếu bạn không tẩy trang trước khi ngủ, bụi bẩn bám trên mặt cùng vi khuẩn từ môi trường bên ngoài sẽ có cơ hội tấn công đôi mắt của bạn.
Ngoài ra, mỹ phẩm trên mặt sẽ bám sâu vào da, khiến cho da bị bí, không thể hô hấp bình thường, gây ra mụn nhọt, tàn nhang và các nếp nhăn. Càng để tẩy trang lâu, mắt của bạn sẽ lão hóa nhanh và làn da thì xuống cấp ngay sau đó. Đặc biệt là đối với những người gắn lông mi giả, nếu không tháo ra hoặc vệ sinh mắt đúng cách sẽ gây nhiễm khuẩn, các bệnh nhiễm trùng sẽ tấn công nghiêm trọng.
Không đeo kính râm
Nhiều người cho rằng chỉ cần đeo kính râm vào mùa hè là đủ. Trên thực tế, mùa đông hoặc khi trời ít nắng, ánh sáng mặt trời cũng có cường độ rất mạnh. Nếu không đeo kính râm phù hợp, có thể sẽ bị các tia cực tiếp chiếu trực tiếp vào mắt, gây hoa mắt, mờ mắt hoặc các triệu chứng khác.
Tốt nhất trong điều kiện bình thường, bạn nên mang theo bên mình một chiếc kính râm để đeo khi cần thiết.
Các bệnh khiến mắt có triệu chứng nhìn mờ
Có rất nhiều bệnh khiến mắt bị mờ đi, đó có thể xuất phát từ các tật khúc xạ, có thể do các bệnh lý về mắt hoặc biến chứng từ nhiều bệnh khác gây ra. Những bệnh dễ khiến mắt bị mờ có thể kể dưới đây:
Xem thêm: Cách chăm sóc khi có triệu chứng khô và mỏi mắt
Tật khúc xạ
Cận thị ở những người trẻ và viễn thị, lão thị khi về già là những tật khúc xạ phổ biến khiến mắt nhìn mờ theo từng khoảng cách xa gần.
Cùng với đó, bạn có thể sẽ phải nheo mắt, căng mắt và nhức đầu khi cố gắng để nhìn rõ sự vật phía trước. Việc dùng kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật lasik là những cách phổ biến để cải thiện tình trạng này.
Đục thủy tinh thể
Bệnh lý này thường tiến triển chậm dần theo thời gian và tuổi tác. Khi bị đục thủy tinh thể, quá trình stress oxy hóa làm thay đổi cấu trúc protein trong thủy tinh thể đã làm xuất hiện những đám mờ đục trong tầm nhìn.
Vẩn đục dịch kính
Vẩn đục dịch kính là hiện tượng mắt bị mờ dần và có hiện tượng “ruồi bay” trước mắt thường xuất hiện khi gel dịch kính bị hóa lỏng, để lại các hạt trôi nổi và hiện bóng lên võng mạc.
Khô mắt mạn tính
Hội chứng khô mắt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau, gây mờ mắt, rát hoặc đau nhức mắt…
Tăng nhãn áp/ Glaucoma
Mờ mắt hoặc tầm nhìn thu hẹp, “thị lực đường hầm” có thể là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp. Nếu không can thiệp sớm có thể dẫn đến mất thị lực và mù vĩnh viễn.
Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác
Hiện tượng mắt mờ dần, hình ảnh méo mó, đường thẳng biến dạng thành lượn sóng có thể là dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người già và hiện chưa có cách trị khỏi hoàn toàn.
Mắt bị mờ dần do tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc chống dị ứng như nhóm kháng histamin có thể gây tăng nhãn áp, nhìn mờ, đau nhức mắt… hoặc nhóm thuốc corticoid điều trị bệnh khớp, hen suyễn.. có thể để lại tác dụng phụ là làm tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể…
Bệnh thiếu máu não/ cơn đột quỵ thoáng qua
Lưu lượng máu lên não không ổn định và thường bị sụt giảm đột ngột có thể làm xuất hiện cơn đột quỵ thoáng qua, gây hiện tượng tê bì tay chân, mệt mỏi, khó nói, mất ý thức tạm thời và kèm theo suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ.
Cách chăm sóc mắt khi có triệu chứng nhìn mờ
Bên cạnh việc cần tìm hiểu nguyên nhân và phát hiện triệu chứng kịp thời để đi khám mắt đúng lúc, chữa trị đúng thời điểm thì việc chăm sóc mắt khi xảy ra triệu chứng đóng vai trò quan trọng, tích cực giúp khắc phục được tình trạng nhìn mờ nhanh chóng.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Nên bắt đầu từ một chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt là những thực phẩm chứa acid béo omega -3, lutein, kẽm, vitamin C, E để giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
Hãy lựa chọn các loại rau màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh, trứng, đậu, cá biển, cam và các loại nước ép trái cây tươi…
Xem thêm: 10 thực phẩm tốt giúp mắt sáng khỏe
Tránh xa thuốc lá
Bỏ thuốc lá nếu còn đang sử dụng, bởi khói thuốc là nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến đục thủy tinh thể…
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Đeo kính để tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, hạn chế khói bụi bay vào mắt. Đồng thời, dùng kính bảo hộ khi làm việc với các vật liệu độc hại, khi chơi thể thao mạo hiểm…
Giữ khoảng cách an toàn với màn hình máy tính
Màn hình máy tính cần được điều chỉnh ở vị trí phù hợp: cách mắt 50-60 cm và tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10 – 20 cm, bàn phím nên đặt cách mắt 30-40 cm.
Với smartphone, khoảng cách tốt nhất từ mắt đến màn hình điện thoại là khoảng 30-40 cm. Cách đơn giản là dùng tay để đo khoảng cách, mỗi gang tay người lớn ước chừng 20 cm.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo bàn làm việc có ánh sáng vừa đủ, tắt bớt đèn trên trần nhà nếu quá sáng chói. Nếu quá tối thì nên dùng thêm đèn bàn có chụp, đặt đèn tại vị trí sao cho ánh đèn không phản chiếu lên màn hình.
Hạn chế ánh sáng xanh tác động lên mắt
Sử dụng tấm phim chống chói cho màn hình là việc nên làm nếu phải sử dụng máy tính thường xuyên. Tấm phim này có thể dán trực tiếp hoặc lắp thêm lên phía trước màn hình.
Bạn cũng có thể cài và sử dụng các phần mềm giảm bớt tác hại từ ánh sáng xanh như: F.lux trên máy tính, Twilight trên các thiết bị Androi và Night Shift trên các thiết bị IOS.
Bên cạnh đó, nên sử dụng cỡ chữ lớn khi soạn thảo văn bản, thường xuyên lau bụi bẩn trên màn hình để tăng độ sắc nét của chữ.
Chớp mắt, áp dụng quy tắc đặc biệt 20:20:20
Khi làm việc với máy tính, điện thoại tập trung quá lâu vào màn hình khiến chúng ta quên chớp mắt, dẫn đến mắt bị khô, căng tức, rối loạn điều tiết mắt. Cần chú ý chớp mắt thường xuyên hơn, áp dụng quy tắc đặc biệt 20:20:20 (sau mỗi 20 phút làm việc, nhìn ra xa 20 feet (6m) trong khoảng thời gian 20s).
Sau mỗi 1-2 giờ làm việc bằng máy tính, bạn cũng nên nghỉ ngơi 10-15 phút. Khi nghỉ nên cho mắt nhìn ra xa, nhìn vào cây xanh, mát xa nhẹ nhàng vùng mi mắt và thư giãn.
Khám mắt định kỳ
Định kỳ khám mắt thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh lý về mắt, tránh tình trạng mắt mờ dần đi và ngăn biến chứng nguy hiểm về sau.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Từ khóa » Hơi Mờ 1 Bên Mắt
-
13 Lý Do Mắt Bạn Có Thể Bị Mờ đột Ngột | Vinmec
-
Mắt Mờ đột Ngột Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc
-
Mắt Tự Nhiên Bị Mờ Một Bên: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Khiến Mắt Bị Mờ đột Ngột Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
17 Nguyên Nhân Khiến Mắt Bị Mờ Một Bên ít Người Biết
-
Mờ 1 Bên Mắt Có Nguy Hiểm Hay Không? Làm Thế Nào để Khắc Phục?
-
Nhìn Mờ - Rối Loạn Mắt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Mắt Bị Mờ Một Bên, Chớ Xem Thường! - ISofHcare
-
Nguyên Nhân Nhìn Xa Bị Nhòe | Sở Y Tế Nam Định
-
Nhìn Mờ: Nguyên Nhân Và điều Trị - All About Vision
-
Nguyên Nhân Gây Mắt Mờ Một Bên, Cách Phòng Và Trị Hiệu Quả
-
Mắt Bị Mờ: Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Mắt Mờ đột Ngột - Nguyên Nhân Và Cách Phòng