Cách Chăm Sóc, Nuôi Nhện Cảnh Tarantula Dành Cho Người Mới

Nhện cảnh Tarantula là loài vật sống về đêm, hiện chúng có 800 loài khác nhau nên bạn có thể chọn mua tùy ý từng loại tại các shop thứ cưng ở Việt Nam. Khi bắt đầu nuôi nhện cảnh Tarantula ai cũng muốn tạo cho chúng có được môi trường sống tốt nhất, thích hợp nhất giúp chúng phát triển và sống khỏe mạnh, đồng thời mọi người cũng muốn tạo ra một môi trường sống đẹp, có tính thẩm mỹ cao. Bài viết này https://vietpetgarden.net/ sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách nuôi nhện cảnh chuẩn từ nhiệt độ, độ ẩm, nơi ẩn náu, thức ăn, ánh sáng, lịch trình ăn hằng ngày, công thức ăn dành cho nhện….

1. Tạo môi trường sống cho nhện

* Mua một một bể nuôi nhện

Đầu tiên bạn nên sắm cho mình một bể nuôi nhện đủ lớn tùy theo kinh tế và con mắt thẩm mỹ của mình để lựa chọn một chuồng nuôi nhện thích hợp. Bạn nên nhớ nhện là loài vật có khả năng thoát ra ngoài rất nhanh chính vì thế chuồng nuôi nhện của bạn nên được đậy kín.

Lưu ý: Không nuôi 2 con nhện Tarantula cùng trong một chuồng nuôi nhé vì chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau.

* Chuồng nuôi nên để các lỗ thông gió

Chuồng nuôi nên để các lỗ thông gió nhưng nên để lỗ nhỏ hơn kích thước của nhện để chúng không thể thoát ra ngoài được.

* Trải một lớp nền mỏng ở đáy bể

Bạn nên trải một lớp nền nuôi nhện ở đáy chuồng nuôi nhện mỏng tầm 2,5 – 6cm là được. Bạn có thể mua chất lót nên chuồng nuôi nhện tại các shop nhện cảnh hoặc tại Việt Pet Garden Shop cũng có bán. Có rất nhiều loại lót nền dành cho nhện cảnh như sợi dừa, rêu sphagnum, rêu than bùn, đất bầu được khử trùng và vermiculite.

Nếu bạn chọn rêu than bùn, bạn cần phải khử trùng nó trước. Đặt than bùn vào lò vi sóng trong 10 phút để giết bọ ve ký sinh trùng. Nếu không có lò vi sóng bạn có thể sử dụng bếp ga ở nhiệt độ trung bình.

* Tạo một hang trú ẩn trong chuồng nuôi nhện

Nhện Tarantula là loài động vật sống về đêm nên khi nuôi bạn nên tạo ra một hang trú ẩn dành cho chúng ẩn nấp ánh sáng vào ban ngày để chúng ngủ. Bạn có thể tự tạo hang trú ẩn dành cho nhện bằng bát, vỏ trai nhựa, khúc gỗ… Nhưng điều quan trọng là ánh sáng không thể chui vào hang trú ẩn được và hang trú phải có cửa hang đủ lớn để nhện dễ dàng chui vào.

* Thêm các cành tre và cây xanh vào chuồng

Bạn có thể thêm các cành tre vào chuồng nuôi nhện để chúng leo treo nhưng nên lưu ý cảnh tre phải đủ lớn để nhện có thể leo lên dễ dàng để chúng không thể bị rơi khi leo. Việc để nhện rơi từ trên cao xuống sẽ khiến chúng bị tổn thương chính vì vậy bạn có thể gác cành trẻ ở độ cao vừa phải là hợp lý nhất.

* Thiệt lập nhiệt độ chuồng nuôi nhện

Nhện cảnh Tarantula sống trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới, bạn nên duy trì nhiệt dộ chuồng nuôi nhện ở mức 22 – 30 độ C là hợp lý. Bạn có thể lắp một chiếc nhiệt kế trong bể nuôi nhện để tiện theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi.

Lưu ý: Không để chuồng nuôi nhện gần khu vực có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vì thế chúng sẽ làm nóng chuồng nuôi. Nếu chuồng nuôi nhện đang nằm trong môi trường nuôi có nhiệt độ xung quanh ở mức thích hợp thì bạn không cần đến hệ thống tạo nhiệt độ môi trường nuôi nhện.

Nếu bể nuôi nhện nằm trong môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ lý tưởng của môi trường nuôi nhện đã nêu trên thì bạn nên thiết lập một tấm sưởi đêm dành cho bò sát để thiết lập nhiệt độ chuồng nuôi nhện. Nhưng bạn chỉ nên thiết lập 1 nửa chuồng nuôi nhện thôi.

* Duy trì độ ẩm cho bề nuôi nhện

Bạn cần duy trì độ ẩm chuồng nuôi nhện luôn ở mức 50% với việc sử dụng bình xịt ẩm để phun cho bể. Nếu cần biết chính xác độ ẩm trong chuồng đang ở mức bao nhiêu có thể lắp thêm máy đo độ ẩm ở phía bên của bể để tiện cho việc kiểm tra độ ẩm chuồng nuôi nhện.

2. Thức ăn dành cho nhện cảnh

* Cho nhện ăn các con mồi có kích thước bé hơn 1 nửa kích thước của nhện

Bạn có thể cho nhện ăn sâu, bọ cánh cứng, cào cào, gián và giun đất các loài vật này cho nhện ăn khi còn sống cũng được. Đôi khi bạn cũng có thể cho nhện ăn chuột con đông lạnh, thịt bò.

* Số lượng con mồi trong mỗi bữa ăn dành cho nhện

Số lượng con mồi cho nhện ăn trong mỗi bữa sẽ phụ thuộc vào kích thước của con mồi. Ví dụ bạn có thể cho nhện Tarantula ăn một bữa 2 con côn trùng nhỏ hoặc 1 con côn trùng lớn. Bạn nên cho nhện ăn vào ban đêm nhé vì chúng là loại vật hoạt động về đêm.

* Nếu bạn đang nuôi nhện Tarantula chưa đủ tuổi trưởng thành nên cho chúng ăn thường xuyên

Với mỗi độ tuổi của Tarantula chúng sẽ có một chế độ ăn khác nhau phù hợp với mỗi độ tuổi. Với những con nhện Tarantula trẻ bạn nên cho chúng ăn 2 – 3 ngày 1 lần. Còn đối với nhện Tarantula trưởng thành thì cho ăn 1 tuần 1 hoặc 2 lần.

* Nuôi nhện Tarantula bạn nên biết với mỗi loài sẽ có một chế độ ăn khác nhau

Khi nhện Tarantula ở độ tuổi trưởng thành thì chúng sẽ không cần bổ sung thức ăn như những con nhện còn trẻ. Thế nhưng do kích thước và số lượng bữa ăn của tùy loài nhện sẽ bị thay đổi khi ở tuổi trưởng thành chính vì thế bạn nên hỏi kỹ chủ cửa hàng bán nhện để biết thêm thông tin về chế độ ăn uống của loài nhện bạn đang nuôi.

* Không cho nhện ăn khi chúng đang lột xác

Trong quá trình lột xác, tarantula của bạn tái tạo các cơ quan nội tạng và làm sáng da của nó. Tại thời điểm này, bạn không nên cho nó bất kỳ con mồi sống nào, có thể chúng sẽ làm tổn thương tarantula của bạn. Sau 5 ngày chúng lột xác bạn có thể cho chúng ăn trở lại.

* Lấy ra các con côn trùng ra khỏi chuồng nuôi nhện khi chúng đã ăn xong

Lấy ra tất cả các con mồi còn sống sau khi tarantula của bạn ăn xong, vì những con mồi này có thể làm phiền tarantula của bạn khi nó đang nghỉ ngơi.

* Cung cấp nước sạch không có Clo cho nhện

Bạn có thể tự chế bát nước dành cho nhện bằng việc cắt các vỏ chai nước hoặc mua các bát đựng nước dành cho nhện ở các shop thú cưng.

Trên đây là những kỹ thuật nuôi nhện cảnh mà Shop muốn chia sẻ đến mọi người yêu nhện. Nếu bạn có gặp khó khăn hay thắc mắc gì trong quá trình nuôi nhện vui lòng liên hệ với Shop để được tư vấn.

Từ khóa » Nhện An J