Cách Chăm Sóc Thai Nhi Trong 3 Tháng đầu Mẹ Bầu Cần Biết - Ferrovit

Skip to content Trang chủ Cẩm nang bé khỏe mẹ an tâm Cách chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết Cách chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết

Sau thời gian thụ tinh thành công, mẹ bầu bắt đầu sẽ có những dấu hiệu lo lắng đan xen hạnh phúc. Hạnh phúc vì có bé bên cạnh nhưng lo lắng không biết thai nhi phát triển thế nào. Đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên quan tâm nhiều hơn về sức khỏe và cách chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu để theo dõi sự phát triển của con. Bài viết bên dưới sẽ gửi đến mẹ bầu thông tin cách chăm sóc thai nhi tốt nhất.

cách chăm sóc thai nhi

Dấu hiệu nhận biết mang thai

Khi thụ thai thành công, cơ thể phụ nữ bắt đầu tiết ra một số hormone làm ảnh hưởng hầu hết đến các cơ quan trên cơ thể, từ đó cơ thể bắt đầu có những thay đổi. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết mang thai phổ biến gồm:

  • Vùng ngực thay đổi: một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết đã mang thai là vùng ngực cảm giác căng tức, sưng, vú sẫm màu, quầng vú lớn hơn. Điều này xảy ra do sự gia tăng nồng độ hormone hCG dẫn đến thay đổi kích thước vùng ngực.
  • Đi tiểu nhiều hơn: tử cung có sự thay đổi về kích thước để thích nghi với bào thai dẫn đến tình trạng tử cung gây áp lực lên bàng quang khi đó thận hoạt động nhiều hơn nên gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần.
  • Mệt mỏi và buồn nôn: trong thời kỳ mang thai, progesterone tăng nhanh và đảm nhiệm nhiệm vụ duy trì lớp niêm mạc tử cung, ngăn cản các cơn co tử cung đồng thời giúp tử cung của mẹ bầu luôn đóng kín. Vì sự gia tăng đột ngột của progesterone trong giai đoạn đầu thụ thai kỳ nên mẹ bầu thường rơi vào tình trạng mệt mỏi. Thêm vào đó, mẹ thường mắc phải tình trạng buồn nôn trong thời gian đầu thai kỳ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm.
  • Chảy máu âm đạo: dấu hiệu cho nhận biết mang thai trong thời gian đầu, mẹ bầu có thể gặp tình trạng chảy máu âm đạo nhưng khác với chảy máu do kinh nguyệt lượng máu ra ít, có màu hồng nhạt hoặc nâu. Đây là hiện tượng xuất huyết do trứng làm tổ trong tử cung.
  • Thèm ăn: việc thay đổi hormone trong giai đoạn đầu mang thai có thể tác động đến khứu giác và vị giác của mẹ bầu, khiến mẹ có cảm giác thèm ăn hoặc nhạy cảm với một số hương vị.
  • Đầy hơi: lượng progesterone gia tăng làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn, axit dạ dày tiết nhiều hơn gây tăng cảm giác đầy bụng có thể kéo thêm tình trạng buồn nôn.
  • Kéo dài chu kỳ kinh nguyệt: nếu chu kỳ kinh nguyệt trễ hơn 10 ngày đây là một dấu hiệu nhận biết mang thai nhưng đối với những ai có chu kỳ kinh nguyệt thưa, không đều, không nhớ rõ ngày hành kinh, đang trong thời gian cho con bú thì đây không hẳn là một dấu hiệu nhận biết mang thai.

Ngoài những dấu hiệu mang thai vừa nêu, bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp thử thai để biết chính xác kết quả và chăm sóc thai nhi và mẹ tốt ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ.

Tầm quan trọng của 3 tháng đầu thai kỳ

Tại sao nói 3 tháng đầu thai kỳ quan trọng? Vì trong thời gian này từ tuần thứ 4 thai nhi bắt đầu phát triển hệ thần kinh. Sau đó, vào tuần thứ 6 não và tủy sống của bé sẽ được hình thành, hệ tim mạch phát triển, tim thai cũng bắt đầu đập trong giai đoạn này, các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể cũng phát triển theo đó.

Ở tuần thứ 8 cơ thể bé phát triển toàn diện khi cánh tay, chân và các ngón tay, ngón chân bắt đầu hình thành. Cơ quan sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu hình thành từ tuần thứ 12.

Xem ngay: Lịch khám thai định kỳ mẹ bầu cần lưu ý

Trong giai đoạn quan trọng này, mẹ bầu cần làm gì để cơ thể thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh? Cách chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu?

cách chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu

Cách chăm sóc thai nhi trong 3 tháng đầu tiên

1. Khám thai định kỳ

Đây là một cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ, vì 3 tháng đầu tiên quan trọng đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ mỗi tháng một lần để theo dõi tình trạng sức khỏe, quá trình phát triển của bé. Trong lần đầu thăm khám, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Siêu âm để xác nhận lại việc mang thai
  • Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm như viêm gan, HIV
  • Thực hiện đo huyết áp
  • Đo lường cân nặng
  • Dự đoán ngày sinh giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng đón bé
  • Sàng lọc những nguy cơ như bệnh thiếu máu
  • Kiểm tra tuyến giáp

Sau đó, vào khoảng tuần cuối của giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ được siêu âm để xem xét khả năng bé sinh ra có bị mắc hội chứng Down.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngoài việc thăm khám thường xuyên mẹ bầu cũng nên cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cho mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Đối với phụ nữ mang thai, trung bình mẹ bầu cần cung cấp năng lượng trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ có thể từ 2300 – 2400 kcal/ngày.

Thêm vào đó, mẹ bầu cũng nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất như các loại vitamin và khoáng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn. Một số dưỡng chất cần thiết gồm: protein, axit folic, sắt, vitamin A, vitamin C, canxi và vitamin D, magie, selen, iot, kẽm,…từ các nguồn thực phẩm có sẵn.

3. Cân bằng cảm xúc

Trong giai đoạn 3 tháng đầu mẹ bầu không chỉ thay đổi về cơ thể mà cảm xúc cũng có nhiều biến động. Sự thay đổi hormone khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu. Đây cũng là nguồn cơn khiến mẹ luôn cảm thấy bất ổn. Nếu tình trạng lo lắng kèm theo tiêu cực kéo dài có thể khiến mẹ bầu trầm cảm trong giai đoạn đầu mang thai.

Để có thể hạn chế tình trạng trầm cảm, không cân bằng được cảm xúc xảy ra, mẹ bầu nên chăm sóc bản thân nhiều hơn, nếu có thể hãy chia sẻ những nỗi lo lắng khi làm mẹ với gia đình, bạn thân. Dành thời gian đọc sách, đi dạo,…Việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cũng có thể giúp mẹ bầu thoải mái hơn trong thời gian mang thai.

4. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Việc tập luyện, vận động nhẹ nhàng trong thời gian mang thai giúp mẹ tăng cường sức khỏe và tăng năng lượng tích cực hơn. Tránh một số vận động mạnh ảnh hưởng đến thai nhi. Hạn chế việc thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ làm tinh thần mẹ mệt mỏi rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

Thêm vào đó, nếu mẹ bầu có thói quen mang giày cao gót nên cân nhắc thay đổi loại giày phù hợp hơn.

cách chăm sóc thai nhi tốt nhất

5. Bổ sung thêm viên uống dành cho bà bầu

Trong một số trường hợp mẹ bầu ăn nhưng cơ thể khó hấp thụ hoặc thực phẩm qua chế biến mất đi nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài việc bổ sung dưỡng chất từ nguồn thực phẩm sẵn có, mẹ bầu có thể lựa chọn viên uống bổ sung cho bà bầu. Những viên uống này giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tốt cho sức khỏe mẹ và có lợi cho sự phát triển trí não và thị lực của bé.

Qua thông tin trên, mẹ bầu có thể hiểu thêm về cách chăm sóc thai nhi tốt nhất cũng như cách chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu, để mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong giai đoạn thai kỳ.

Nguồn tham khảo:

1. First trimester

https://www.healthline.com/health/pregnancy/first-trimester

Fenza

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

lịch khám thai định kỳ

Lịch khám thai định kỳ mẹ bầu cần lưu ý

CHI TIẾT cách quan hệ an toàn khi mang thai

Cách quan hệ an toàn khi mang thai và những điều cần lưu ý

CHI TIẾT tiêm phòng khi mang thai

Tiêm phòng khi mang thai: Con khoẻ mẹ an tâm

CHI TIẾT thực phẩm giàu dha cho bà bầu

Thực phẩm giàu DHA cho bà bầu mà bạn cần biết

CHI TIẾT khi mang thai không nên ăn gì

Khi mang thai không nên ăn gì để thai kỳ khỏe mạnh?

CHI TIẾT tính tuổi thai nhi đúng

Cách tính tuổi thai nhi chuẩn xác dành cho mẹ

CHI TIẾT Close Menu

Từ khóa » Chăm Sóc Mẹ Bầu 3 Tháng đầu