Cách Chăm Sóc Trẻ Gầy Yếu Trở Nên Khỏe Mạnh, Tăng Cân Tốt
Có thể bạn quan tâm
Hỏi:Con tôi được 21 tháng tuổi, thể trạng gầy yếu. Xin hỏi: có thể dùng sữa với mật ong được không, theo liều lượng như thế nào, dùng trong thời gian bao lâu? (Thu Hien - Gò Vấp, TP.HCM)
Đáp:Bé 21 tháng tuổi uống sữa pha với mật ong ngoài yếu tố dinh dưỡng còn mang tính thay đổi mùi vị cho trẻ đỡ ngán. Nhưng như vậy chưa đủ. Để cho bé có dinh dưỡng tốt cần phải cung cấp đủ 4 nhóm thức ăn cho mỗi bữa ăn chính, luôn đổi món mỗi bữa và đa dạng thực phẩm cơ thể mới phát triển toàn diện.
- Nhóm 1: Thực phẩm giàu tinh bột/glucid như gạo, bột mì, khoai, sắn, bắp.
- Nhóm 2: Thực phẩm giàu chất béo/lipid như mỡ, bơ, dầu mè, đậu nành, dầu phộng, dầu cải...
- Nhóm 3: Thực phẩm giàu đạm/protid như cá, cua, tôm, thịt, trứng, tàu hũ, đậu đỗ, đậu xanh...
- Nhóm 4: Thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, muối khoáng, nước bao gồm trái cây, rau củ quả các loại, rau lá...
Cách chăm sóc cho trẻ ở lứa tuổi con bạn:
+ Cho trẻ ngủ sớm vào khoảng 20h tối, ngủ đủ 12-14 tiếng mỗi ngày.
+ Cho ăn cháo 3 chén/ngày, đổi món mỗi bữa, ví dụ sáng cháo thịt, trưa cháo tôm, chiều cháo cá... Có thể thay một bữa cháo bằng nui, phở, bánh canh… Trong mỗi chén cháo cần 2 muỗng thịt, 3 muỗng rau, 2 muỗng dầu ăn.
+ Sữa cho uống mỗi ngày từ 500-700 ml. Để thay đổi hương vị của sữa cho dễ uống có thể cho pha thêm cùng milo, mật ong…; không nên dùng sữa mật ong kéo dài làm cho trẻ chóng chán mà nên thay đổi mùi vị của sữa.
+ Sữa chua mỗi ngày 1 hũ, chia làm 2 lần cho ăn sau bữa ăn chính…
+ Trái cây các loại chuối, đu đủ, cam
Con còi cọc vì mẹ chăm sai cách
Chăm con sai cách, mẹ không biết gì! Do thể chất, chị Ngọc (Yên Phụ, Hà Nội) buộc phải sinh non bé Cún ở tháng thứ 7. Nhìn con gầy yếu so với bạn bè cùng trang lứa, chị vô cùng lo lắng. Vậy là dù có rất nhiều sữa nhưng chị vẫn quyết định bắt đầu khi bé sang tháng thứ 3, “khi con cứng cứng một chút”, chị cho bé tập ăn dặm. Chị tâm sự: “Mình cứ nghĩ rằng sữa mẹ cũng chỉ đáp ứng cho con được một phần nào vì dù sao chúng là thức ăn lỏng, nhưng khi được ăn cháo, có thịt thà, rau củ quả thì con sẽ được đáp ứng tối đa hơn về dinh dưỡng”. Thế nhưng khi bé được 11 tháng tuổi mà nặng có 7 cân, chị lo lắng vô cùng, đưa con đi khám chị hoảng hốt khi biết con mình bị suy dinh dưỡng. Nghe bác sĩ tư vấn xong, chị mới biết tất cả là do mình thiếu hiểu biết, chăm sai cách mà vô tình làm ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của con. Việc ăn dặm quá sớm không hề tốt đẹp như chị nghĩ, tại độ tuổi của con chị lúc bấy giờ (3 tháng), bộ máy tiêu hóa của bé còn quá non yếu, việc tiếp nhận khối lượng thức ăn hàng ngày mà chị Ngọc duy trì cho con ăn khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng hấp thu chất dinh dưỡng kém hoàn toàn. Dù ăn nhiều, nhưng nhiều trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng do mẹ chăm sai cách (Ảnh minh họa) Cũng chăm sai cách khi cho bé ăn dặm là chị Mơ (Trương Định, Hà Nội). Từ khi bé Tít được tròn 6 tháng, chị cũng hăm hở dậy sớm chế biến đồ ăn dặm cho con. Ngược lại với chị Ngọc, chị Mơ lại lo lắng thái quá, “trước đây, bé toàn ăn chất lỏng, mình sợ rằng ăn thịt, rau sẽ khiến bé khó tiêu”. Vậy là hàng ngày chị chỉ ninh nước xương hầm nhừ để nấu cháo cho bé. Rau củ thì chị ninh nhừ và xay nhuyễn như nước để bé ăn. Khi thấy con hơn 1 tuổi mà vẫn nhẹ cân, gầy trơ xương, nghe lời bạn bè gợi ý, chị cũng thử cho bé ăn cháo đặc hơn, với thịt, cua, cá (miếng nhỏ). Nhưng chị xanh mặt sợ con hóc khi thấy con ho khù khụ và chị lại cho bé về chế độ ăn như cũ. Chị không biết rằng, chính những điều này đã khiến chế độ ăn của con bị hao hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng. Đưa con đi khám tại Viện Dinh dưỡng, chị rất buồn phiền, lo ngại khi các bác sĩ tại đây cũng khẳng định bé bị suy dinh dưỡng. Bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con: Nuôi con đúng cách Theo số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999-2011), tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi giảm từ 38,7% năm 1999 xuống còn 27,5% năm 2011 và vào khoảng gần 26% năm 2012 nhưng vẫn còn ở mức trung bình theo phân loại của WHO. Trong một hội thảo về sữa và chất dinh dưỡng, PGS.TS.Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng việc chăm sai cách của nhiều phụ huynh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tầm vóc và trí tuệ của con trẻ. Một số nguyên nhân gây suy dinh dưỡng là trẻ đó là: trẻ bị thiếu ăn, cách chế biến thức ăn không đảm bảo chất lượng, trẻ mắc nhiều bệnh nhiễm khuẩn, ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ, bú mẹ không đúng cách, trẻ bị thiếu chất... Biểu hiện của suy dinh dưỡng ở giai đoạn nhẹ là trẻ không tăng cân, chậm tăng cân,..., ở giai đoạn nặng hơn đó là trẻ gầy yếu, quấy khóc, thờ ờ với mọi thứ xung quanh. PGS.TS.Lê Bạch Mai và PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Ảnh: Thanh Bình) Bà nhấn mạnh, trẻ em, thanh thiếu niên, các bà mẹ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản... là những đối tượng nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm bổ sung vi chất trong bữa ăn hàng ngày. Để phòng chống suy dinh dưỡng, bà mẹ cần được chăm sóc từ lúc mang thai. Trong đó, các vi chất dinh dưỡng cần có bao gồm các loại Vitamin A (cà rốt, gan, quả màu vàng, rau có màu xanh đậm...); vitamin D (sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ,..), khoáng chất kẽm (sò, đậu nành, thịt nạc...), sắt (thịt đỏ, các loại đậu, trái cây, rau xanh...), canxi (cải chíp, kiwi, rau chân vịt...),... Cũng trong buổi hội thảo này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng đưa ra khuyến cáo các bà mẹ, ngoài bổ sung các thực phẩm giàu vi chất trong bữa ăn chính, các bà mẹ cần cho trẻ em sử dụng các thực phẩm bổ sung vi chất, điển hình là sữa. Cần nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách (bú hết bầu vú bên này, rồi mới chuyển sang vú còn lại), chú ý các tư thế cho con bú. Nên cho trẻ dặm đúng thời điểm, bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi với các thức ăn phù hợp, giàu dinh dưỡng, đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (nhóm tinh bột: gạo, mì, khoai, bắp; nhóm đạm: thịt, cá, trứng. sữa, cua, tôm,...; nhóm chất béo (dầu ăn, mỡ, mè, đậu phộng; nhóm vitamin và chất khoáng rau, củ, quả. Trong quá trình nấu ăn, nên hạn chế sử dụng gia vị, mắm muối. Giữ gìn vệ sinh cho trẻ bằng cách: rửa tay cho bé thường xuyên, vệ sinh những đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với bé. Khuyến khích, tạo niềm vui ăn uống cho bé: thông qua những câu truyện, đồ ăn bắt mắt, ăn cùng cả nhà...Để bé hết gầy yếu
ười luôn tỏ ra lo lắng khi con mình dù được ăn uống đầy đủ nhưng sao vẫn gầy yếu, xanh xao, chậm phát triển và nhẹ cân… Đừng quá nôn nóng, có thể khả năng hấp thu dưỡng chất ở trẻ đang gặp một vài rắc rối nho nhỏ.
Để con trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển bình thường là mong muốn của rất nhiều bậc làm cha, mẹ. Tuy nhiên không phải lúc nào việc cung cấp các chất dinh dưỡng cũng đem lại hiệu quả, vì có thể trẻ gặp phải tình trạng không hấp thu được dưỡng chất.Ngoài phương pháp xét nghiệm để xác định được cụ thể căn nguyên của vấn đề, cha mẹ cũng có thể nhận biết thêm bằng cách quan sát các biểu hiện khác của trẻ như ăn uống khó tiêu, biếng ăn, bị rối loạn tiêu hóa… từ đó có thể khắc phục để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
Nguyên nhân trẻ hấp thu kém dưỡng chất
Khi ăn, thức ăn được đẩy xuống dạ dày. Nhờ các tuyến nước bọt và sự co bóp, nhào trộn của dạ dày, tụy mà thức ăn được chuyển sang một dạng dinh dưỡng. Các chất này sẽ được hấp thu qua thành ruột đi vào máu và trở thành chất nuôi dưỡng cho cơ thể. Phần còn lại của thức ăn được chuyển xuống ruột già và thải ra ngoài. Quá trình hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hóa và chuyển hóa. Khi cơ thể trẻ không hấp thu được những dưỡng chất quan trọng thì dẫn tới thiếu dinh dưỡng và gặp những tình trạng như còi xương, xanh xao…
Nguyên nhân nào khiến cho cơ thể trẻ hấp thu dưỡng chất kém? Câu trả lời có thể là do chế độ ăn uống hoặc nguồn dinh dưỡng không được đáp ứng một cách đầy đủ. Với một số bé, chế độ ăn đủ dưỡng chất nhưng do bé quá hiếu động, việc vận động làm tiêu hao một phần năng lượng, dẫn đến việc bé không lên cân. Hoặc cũng có thể do tình trạng rối loạn tiêu hóa, tổn thương đường ruột, cơ thể thiếu enzyme khiến cho quá trình chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng gặp nhiều trở ngại nên cơ thể không hấp thu được, hay do thức ăn được chế biến không phù hợp với cơ địa của trẻ. Ngoài ra, cơ thể trẻ quá yếu, thiếu dưỡng chất, hoặc thức ăn không được nghiền nát hay chuyển qua dạng lỏng cũng làm cho việc hấp thu kém đi. Với những trẻ khi chuyển đổi chế độ ăn, đặc biệt là ở những trẻ trong độ tuổi ăn dặm, việc thay đổi đột ngột cơ chế món ăn và thành phần sẽ dẫn đến việc thiếu men vi sinh. Quá trình này cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thức ăn của trẻ… Nếu tình trạng này kéo dài dễ làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây ra các chứng khó tiêu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thiếu chất, thiếu máu…
Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho trẻ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để cải thiện việc hấp thu dưỡng chất thì trước hết bố mẹ nên đảm bảo đầy đủ bữa ăn và chất lượng món ăn cho trẻ. Cần cân bằng nguồn năng lượng cũng như vitamin trong mỗi món ăn. Việc cân đối các loại thực phẩm rất quan trọng đối với việc đảm bảo khả năng hấp thu dưỡng chất ở trẻ. Một bữa ăn nên hài hòa, cân đối sẽ cung cấp cho trẻ lượng carbonhydate, protein và chất béo cần thiết, cũng như các loại vitamin thiết yếu để trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Với những trẻ trong giai đoạn ăn dặm, khi chuyển đổi chế độ ăn và cách chế biến món ăn cho trẻ, nên thay đổi một cách từ từ. Phải hướng dẫn và tập cho trẻ làm quen với các món ăn mới. Không nên ép buộc trẻ ăn quá nhiều khi cơ thể chưa sẵn sàng để dung nạp nó. Cũng như không nên ép bé ăn nhiều món giàu chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… mà lại thiếu các chất khác, gây mất cân đối.
Để cơ thể tiêu hóa và hấp thu chất đầy đủ thì cần có dịch tiêu hóa. Trong các dịch tiêu hóa sẽ bao gồm rất nhiều men tiêu hóa, chính các men tiêu hóa này là chất xúc tác giúp nguồn thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn. Khi chúng ta cho thức ăn vào miệng, tuyến nước bọt sẽ bài tiết, men tiêu hóa Amylase có tác dụng phân giải tinh bột. Khi thức ăn xuống dạ dày, men tiêu hóa là men Pepsin, men sữa sẽ có tác dụng phân giải protein từ thức ăn thành các polipeptit có lợi.
Quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn chủ yếu diễn ra ở ruột non nhờ ba dịch tiêu hóa chính là dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Thức ăn khi xuống đến ruột sẽ được các men tiêu hóa phân giải thành các thành phần nhỏ nhất để tăng khả năng hấp thu cao hơn. Vì thế, nếu cơ thể không có men tiêu hóa thì các dưỡng chất trong thức ăn không được hấp thu hoặc hấp thu với lượng nhỏ nhưng không đáng kể. Đó là lý do tại sao mà mẹ cần phải bổ sung các men vi sinh cho trẻ để quá trình hấp thu trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn. Một số chế phẩm lên men từ sữa như sữa chua, yaourt… sẽ giúp phục hồi lại một số men vi sinh đã mất. Trong những trường hợp trẻ chậm hấp thu do bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên bổ sung thêm men tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên dùng men loại nào, thời gian bao lâu và liều lượng ra sao thì các bậc phụ huynh không nên tự ý sử dụng cho trẻ mà cần nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ để có những biện pháp đúng đắn nhất.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cách tốt nhất là nên giúp trẻ tránh xa các chứng rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, viêm đường ruột… bằng cách tăng cường những thức ăn giàu chất xơ, nhiều rau xanh, trái cây và cho bé uống những loại sữa và chế phẩm từ sữa giàu thành phần probiotics. Khi khả năng hấp thu dưỡng chất ở trẻ diễn ra suôn sẻ, đều đặn thì cơ thể mới có thể phát triển khỏe mạnh như mẹ vẫn mong đợi.
Vai trò của lysine
Được xem là một trong 12 loại acid amin quan trọng của cơ thể nhưng lại dễ hao hụt do quá trình nấu nướng, lysine không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà còn tăng khả năng hấp thu dưỡng chất và chống lại quá trình rối loạn tiêu hóa. Lysine giúp cơ thể tiếp nhận hàm lượng canxi tốt hơn, không để nó bị bài tiết ra ngoài, đồng thời giúp khung xương chắc khỏe để tăng cường chiều cao cho trẻ. Mặt khác, lysine còn góp phần duy trì hệ miễn dịch, giúp các men tiêu hóa phát triển mạnh.
Mặc dù cơ thể chỉ cần một hàm lượng nhỏ lysine nhưng nếu không được đáp ứng đủ, trẻ ăn không ngon miệng và khó mà tăng cân được. Do cơ thể không tự tổng hợp được lysine nên để bổ sung chất này, mẹ nên tăng cường các thực phẩm từ thịt, trứng, sữa, các loại cá, ngũ cốc, đậu, đặc biệt là đậu nành… vào bữa cơm thường ngày của trẻ. Nếu dùng thuốc có chứa lysine thì phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Cháo cho trẻ biếng ăn
Trẻ suy dinh dưỡng có phải là do biếng ăn không ?Tình trạng biếng ăn ở trẻ là một vòng luẩn quẩn rất nghiêm trọng: biếng ăn, ăn ít dẫn đến việc thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, dầu mỡ, vitamin và các yếu tố vi lượng khác... lâu dần bé bị suy dinh
dưỡng, khô mắt, thiếu máu và dễ mắt các bệnh nhiễm trùng. Biểu hiện của trẻ biếng ăn: - Thời gian ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút. - Bé ăn ít, ngậm, không chịu nuốt - Trẻ thường hay táo bón, số lượng phân ít hơn bình thường - Chậm tăng cân, không tăng cân có khi còn giảm cân. Nguyên nhân biếng ăn ở trẻ nhỏ - Thức ăn không hợp khẩu vị với trẻ, trẻ thường hay ăn uống vặt trước bữa ăn và không được cho ăn đúng bữa.- Do môi trường sống của trẻ, do tâm lý
trong bữa ăn quá căng thẳng, thường xuyên bị ba mẹ ép cho ăn dẫn đến việc bé sợ ăn. Thường nếu trẻ khi sơ sinh đã lười bú mẹ, thì lớn lên rất dễ biếng ăn. - Do thiếu vitamin A, B, C, vi lượng, kẽm - những yếu tố này tham gia hình thành các men tiêu hóa và quá trình chuyển hóa, hấp thu thức ăn. - Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: như giun đũa, giun móc, giun kim... Các bé thường xanh xao và gầy yếu. THỰC ĐƠN CHO TRẺ BIẾNG ĂN 1. Cháo cua bí đỏNguyên liệu: - Gạo : 30g - Thịt cua : 30g - Bí đỏ : 30g - Dầu : 10g - Gia vị: mắm, hành ngò. Cách thực hiện: - Gạo vo sạch nấu nhừ thành cháo - Bí đỏ xắt hạt lựu cho vào nấu nhừ - Hành ngò rửa sạch, xắt nhuyễn. - Thịt cua xào chung với dầu hành, sau đó cho cua vào cháo, nêm mắm vừa ăn, cho hành ngò nhắc xuống. - Cho 1 muỗng dầu ăn vào cháo, khuấy đều. 2. Cháo sườn đậu Hà Lan
Nguyên liệu: - Gạo: 30g - Sườn nạc: 100g - Đậu Hà Lan: 10g - Dầu ăn: 10g - Gia vị: nước mắm, hành khô Cách thực hiện: - Sườn chặt thành miếng nhỏ, đậu hà lan lột vỏ, hành tím phi vàng với 1 muỗng dầu. - Sườn hầm mềm, gỡ nạc, xé nhỏ - Cho gạo, đậu Hà Lan vào nước hầm sườn nấu nhừ. Tiếp đó, cho thịt vào nên mắm vừa ăn. - Tắt bếp, cho cho hành vừa phi với dầu vào 3. Canh đậu hũ cà chua
Lưu ý: Món này chỉ dành cho trẻ trên 2 tuổi Nguyên liệu: - Thịt heo nạc: 10g - Đậu hũ trắng: 40g - Cà chua: 50g - Dầu ăn: 1 muỗng cafe - Gia vị: hành ngò, nước mắm Cách thực hiện: - Thịt heo bằm nhuyễn - Đậu hũ xắt miếng vuông, cà chua, hành ngò rửa sạch thái nhỏ - Xào thịt, cho nước sôi vào nấu chín thịt, sau đó cho đậu hũ, cà chua vào - Nêm nếm vừa ăn, tắt bếp.
Những món Cháo cua bí đỏ, canh đậu hũ cà chua, cháo sườn đậu hà lan là những món không những ngon miệng mà còn có màu sắc bắt mắt, nên phần nào giúp bé cảm thấy thích thú khi được ăn. Meo giúp bé tăng cân nhanh và hiệu quảBổ sung canxi cho trẻGiúp trẻ hay ăn chóng lớn cả nhà yêuSuy dinh dưỡng ở trẻTriệu chứng của bệnh cận thị và cách điều trị hiệu quả Tìm hiểu về phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em Các bệnh hay gặp ở trẻ em trong mùa mưa lạnh và cách đề phòng Triệu chứng khi thiếu canxi ở trẻ(ST)
Từ khóa » Con Gầy Phải Làm Sao
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Gầy Yếu Có Thể Lực Khỏe, Tăng Cân Tốt
-
Khi Con Trẻ Gầy Giơ Xương, Bạn Phải Làm Gì? - Hello Bacsi
-
Trẻ Càng Lớn Càng Gầy, Có đáng Lo? | Vinmec
-
4 điều Giúp Trẻ Tăng Cân - VnExpress Sức Khỏe
-
Top 10 Cách Tăng Cân Nhanh Cho Người Gầy đảm Bảo 100% Thành ...
-
Chó Con Bị Gầy ăn Gì Cho Béo – Thức ăn Chó Con - Mèo Cún Pet Shop
-
Bé Càng Lớn Thì Càng Gầy, Mong Bác Sĩ Tư Vấn Cách Khắc Phục
-
Áp Dụng Những Cách Dưới đây, Người Gầy Sẽ Tăng Cân Nhanh, An ...
-
Cách Chăm Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng Giúp Tăng Cân Nhanh Nhất
-
Hậu Sản Mòn – “Kẻ Cắp” Dinh Dưỡng Của Mẹ Và Bé - MarryBaby
-
Người Gầy Muốn Tăng Cân Nhanh Phải Làm Sao? - WheyStore
-
Chó Gầy Nguyên Nhân Và Cách Vỗ Béo Chớp Nhoáng 2-3 Tuần
-
Chỉ 2 Phút/ngày Con Hết Gầy Gò ốm Yếu, Chậm Tăng Cân - Eva
-
Mẹ Sau Sinh ăn Gì Cho Nhanh Béo? Đi Tìm Câu Trả Lời Từ Chuyên Gia!