Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Khô Da Và điều Trị Chuẩn Y Khoa
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khô da
Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ sẽ được bao bọc một lớp vernix caseosa - lớp chất dưỡng da tự nhiên. Tuy nhiên, vào lúc chào đời, lớp vernix caseosa này sẽ dần mất đi khiến da trẻ sơ sinh bị khô sần và bong tróc nếu như gặp điều kiện thời tiết khô hanh.
Đồng thời, với khí hậu tại Việt Nam, trẻ sơ sinh rất dễ bị khô da vào mùa đông (đối với miền Bắc) và mùa khô (đối với miền Nam).
Biểu hiện cho thấy trẻ sơ sinh bị khô da
- 1
Sờ vào da bé cảm thấy không mềm mịn mà khô ráp.
- 2
Da có hiện tượng bong tróc vảy, nứt nẻ trông thấy.
- 3
Bé khó chịu, quấy khóc nếu khô da ở cấp độ nặng, nứt nẻ chảy máu.
- 4
Các vùng dễ bị khô da ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết: mặt, môi, tay chân, lưng hoặc toàn thân, tùy theo cơ địa của từng bé. Trường hợp nghiêm trọng nhất là trẻ sơ sinh bị khô da mẩn đỏ ở mặt.
Đại đa số, trẻ sơ sinh bị khô da một thời gian sẽ tự hết mà không cần phải thăm khám và điều trị. Bạn chỉ cần chăm sóc trẻ, tránh điều kiện thời tiết quá khô hanh và thoa chút dầu dưỡng ẩm là được. Đối với trường hợp da bé chưa cải thiện được, biện pháp an toàn nhất là nên khám bác sĩ để có hướng dẫn điều trị sớm nhất.
Xử lý và chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da đúng cách
Những điều không nên làm để cải thiện da bị khô cho trẻ
1. Không dùng nước nóng tắm cho trẻ sơ sinh
Nước nóng sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da. Tốt nhất là nên dùng nước sôi để nguội pha với nước sôi, nhiệt độ lý tưởng là 38 độ. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là sau 9h30 sáng và trước 16h30 chiều.
2. Không tắm quá lâu và quá nhiều lần trong ngày
Tắm lâu và tắm nhiều là nguyên do khiến da bé nhanh bị khô. Do đó, các mẹ nên tắm cho em khoảng 2-3 lần/tuần và chỉ tắm kéo dài trong 5 phút/lần.
3. Không sử dụng quạt sưởi để sưởi ấm cho bé
Mặc dù nó thuộc top máy sưởi ấm mùa đông tốt nhất hiện nay, nhưng nhiệt lượng từ quạt sưởi sẽ làm tìn trạng khô da của bé trở nên trầm trọng hơn.
4. Không cho bé mặc quần áo vải khô, sợi tua, chật hay thô ráp.
Loại vải khô này không thấm mồ hôi nên bé sẽ bị bít, gây nên tình trạng ẩm ướt nếu vào mùa nóng. Còn mùa lạnh, chất vải thô ráp sẽ cọ xát vào da, khiến bé khó chịu.
5. Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nắng, gió lạnh
Yếu tố thời tiết là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị khô da. khi thời tiết nóng bạn sẽ có cách chăm sóc riêng giúp bé không bị những bệnh như rôm sảy, mụn nhọt... Còn với thời tiết lạnh, bạn sẽ giúp bé không bị cảm lạnh hay những bệnh về đường hô hấp...
Những điều nên làm để giảm tình trạng khô da cho bé
1. Cho bé bú đủ để cấp nước cho bé. Đối với bé trên 6 tháng tuổi, có thể cho bé uống một ít nước xen kẽ uống sữa.
2. Cấp ẩm cho không khí. Có thể mở máy tạo ẩm không khí trong nhà để tăng độ ẩm không khí. Lưu ý, mở trong thời gian nhất đinh. Nếu mở cả ngày, chất lượng không khí có thể bị ảnh hưởng, một số vi khuẩn gây bệnh hô hấp có thể phát triển.
3. Mang bao tay bao chân cho bé. Khi bị khó chịu do bong da, trẻ sơ sinh sẽ cào lên da theo bản năng. Điều này có thể làm rách da bé.
4. Giảm số lần tắm cho bé. Tắm càng nhiều, lớp dầu tự nhiên trên da sẽ mất đi càng nhiều. Với trẻ sơ sinh bị khô da, tắm 2 -3 lần/tuần là đủ.
5. Sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Lưu ý khi tìm mua sản phẩm, đừng nhầm lẫn với sữa tắm dưỡng ẩm dành cho người lớn.
6. Thoa kem dưỡng ẩm cho bé 2 lần trong ngày. Nhất là sau khi tắm.
Trị khô da ở trẻ sơ sinh bằng nguyên liệu từ thiên nhiên
Trẻ sơ sinh bị khô da nên bôi gì? Dưới đây là một số nguyên liệu từ thiên nhiên mà chúng ta có thể sử dụng để làm giảm tình trạng khô da cho bé, vừa an toàn, vừa hiệu quả.
1. Dùng sữa mẹ để làm dịu vùng da bị khô của trẻ hiệu quả
Sữa mẹ lành tính, chứa nhiều vitamin và kháng thể sẽ giúp làm dịu đi triệu chứng về khô da ở trẻ sơ sinh. Nên dùng vài giọt sữa mẹ, thoa lên vùng da bị khô và lau lại bằng khăn ẩm sau 15-20 phút. Với trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc hoặc khô da từng mảng, đây là biện pháp làm dịu da vô cùng hiệu quả.
2. Mật ong có tác dụng cải thiện và làm mềm da khô của trẻ nhanh chóng
Mật chứa nhiều dưỡng chất và thân thiện với làn da bé. Cách thực hiện tương tự như dùng sữa mẹ. Nếu da mặt bé sơ sinh bị khô, bạn cũng có thể thoa mật ong trực tiếp lên da mặt bé. Ngoài ra, bạn có thể pha vài giọt mật ong vào nước tắm, mật ong sẽ cấp ẩm, cải thiện tình trạng khô da cho bé.
3. Sử dụng dầu dừa/dầu oliu bôi lên vùng da trẻ bị khô
Lựa chọn top dầu oliu nguyên chất, không pha tạp để massage cho bé hàng ngày sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ để cân bằng độ ẩm. Da trẻ sơ sinh bị khô và sần rất cần đến dầu oliu/ dầu dừa.
Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, hoặc da của bé quá nhạy cảm, bạn cần tìm hiểu cách chăm sóc da nhạy cảm toàn diện. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh bị khô da.
Da khô có phải là biểu hiện của bệnh lý? Khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ?
Thực tế thì đại đa số các bé đều có thể tự khỏi khi bị khô da. Hoặc khỏi nhờ các biện pháp can thiệp mà Cleanipedia đã giới thiệu ở trên. Tuy nhiên, nếu trên da bé xuất hiện các mảng đỏ và ngứa, rất có thể bé đã bị viêm da dị ứng (còn gọi là chàm). Lúc này, phương pháp điều trị viêm da ở trẻ tại nhà giống như cách điều trị khô da ở trên. Nếu tình trạng không cải thiện tốt hơn, nghĩa là bé đang cần sự thăm khám của bác sĩ.
Một số trường hợp hiếm gặp, khô da là biểu hiện của bệnh vảy cá. Lòng bàn tay, bàn chân của bé có thể bị dày lên, đóng vảy và bị mẩn đỏ. Lúc này, bạn cần đưa con đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Hy vọng những chia sẻ của Cleanipedia xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bị khô da đã giúp các bạn lựa chọn được cách chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh phù hợp. Đừng quên ghé thăm Cleanipedia thường xuyên để cập nhật các mẹo về chăm sóc gia đình, nhà cửa nhé.
>>> Xem thêm:
- ✦
Cách tắm cho trẻ sơ sinh
- ✦
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
- ✦
Nhiệt độ trẻ sơ sinh
- ✦
Quần áo trẻ sơ sinh
- ✦
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh
- ✦
Bí quyết chăm trẻ sơ sinh
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Từ khóa » Da Bé Sơ Sinh đỏ
-
Khi Nào Ba Mẹ Mới Biết được Màu Da Thật Của Trẻ Sơ Sinh?
-
Bệnh Về Da ở Trẻ Sơ Sinh: Cách Nhận Biết, điều Trị Và Phòng Ngừa ...
-
Trẻ Sơ Sinh Da Bị đỏ Có Sao Không? Có Phải Lớn Lên Bé Sẽ Trắng?
-
Những Bệnh Ngoài Da Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh - Vinmec
-
Da Trẻ Sơ Sinh Nổi Vân Hoa Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? - MarryBaby
-
15+ Bệnh Ngoài Da Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh - MarryBaby
-
Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn đỏ
-
Tổng Hợp 15 Bệnh Về Da Em Bé Bố Mẹ Cần Phải Biết - KidsPlaza
-
Đặc điểm Da Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
4 Loại Da Trẻ Sơ Sinh – Các Vấn đề Thường Gặp ở Da Của Bé
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn đỏ ở Mặt Và Toàn Thân - Huggies
-
Bé Yêu "má đỏ" Như Tôm Luộc, Bệnh Gì? - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh ...
-
Vệ Sinh Da Cho Bé Như Thế Nào Là Tốt Nhất - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
7 Bệnh Da Thường Gặp Nhất ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách điều Trị