Cách Chăm Sóc Trẻ Sốt Cao Lạnh Tay Chân - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Làm thế nào để giúp bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn khi bị sốt cao nhưng chân tay lạnh. Cùng Hapacol tìm hiểu bài viết sau đây bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng tình trạng trẻ sốt cao mà chân tay lạnh, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc để bé nhanh hồi phục.
Trẻ sốt cao chân tay lạnh là bệnh gì?
Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây hại. Thông thường, khi bị sốt trẻ sẽ quấy khóc, đổ mồ hôi, người nóng do thân nhiệt tăng cao. Một số trường hợp trẻ sốt cao tay chân lạnh ngắt.
Nguyên nhân sốt cao lạnh tay chân ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ như sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn hoặc cũng có thể sốt do trẻ mọc răng hoặc cảm nắng, sốt sau khi tiêm chủng…
Sốt là phản ứng được tạo ra bởi hệ miễn dịch dưới sự chỉ đạo của hệ trục Não bộ và vùng hạ đồi. Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, vùng hạ đồi sẽ nhận diện và truyền tín hiệu để cơ thể tăng nhiệt độ lên (sốt). Đồng thời lúc này, cơ thể cũng sẽ phóng thích các chất khiến mạch máu ở chân và tay co lại và gây ra tình trạng bàn tay, bàn chân lạnh ngắt. (Sốt cao là một triệu chứng, tay chân lạnh là hệ quả của sốt).
Đối với trường hợp, trẻ sốt cao trên 39 độ chân tay lạnh do nhiễm siêu vi, siêu vi có thể tấn công vào não bộ và các mạch máu nhỏ ở tay, chân của bé. Tình trạng này rất nguy hiểm vì có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng máu.
Nhận biết dấu hiệu trẻ sốt cao tay chân lạnh
Một số dấu hiệu nhận biết hiện tượng trẻ em sốt mà chân tay lạnh:
- Bé sốt cao liên tục (trên 39 độ C) và không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã uống thuốc hạ sốt. Có trường hợp sau khi bé uống thuốc hạ sốt xong toát mồ hôi.
- Trẻ quấy khóc liên tục và ra nhiều mồ hôi.
- Môi và má của trẻ sẽ hồng hơn bình thường hoặc có thể mặt sẽ bị tím.
- Chân tay lạnh trong nhiều giờ.
- Trẻ mệt mỏi, li bì, có thể xuất hiện các cơn lạnh run.
Những trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi sốt cao trên 39 độ C.
- Bé lừ đừ, cơ thể mềm, ngủ li bì và khó đánh thức.
- Da nhợt nhạt, hoặc trẻ sốt cao da tím tái.
- Trẻ bú kém, bỏ bú, bỏ ăn và buồn nôn.
- Xuất hiện các cơn sốt cao rét run ở trẻ em.
- Môi và lưỡi khô, mắt và thóp trũng.
- Cổ cứng.
- Khi trẻ thở thấy bụng phình, ngực lõm.
- Nổi mụn nước, chấm đỏ trên da, chảy máu cam hoặc chảy máu lợi.
- Co giật.
Xem thêm: Cần xử lý như thế nào khi trẻ bị sốt cao và nôn?
4. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sốt cao tay chân lạnh?
Trẻ sốt chân tay lạnh kéo dài nếu bố mẹ không xử lý kịp thời hoặc đưa bé thăm khám có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như trẻ bị mất nước, suy hô hấp, co giật hoặc đáng quan ngại hơn là di chứng não, thậm chí tử vong. Vì vậy, khi nhận thấy có các dấu hiệu trẻ bị sốt cao tay chân lạnh, bố mẹ nên có biện pháp xử lý hiệu quả và đưa bé thăm khám sớm để điều trị kịp thời.
Tùy vào từng tình trạng sốt ở trẻ mà bố mẹ có cách chăm sóc phù hợp, cụ thể:
Trường hợp trẻ sốt dưới 38 độ C
Khi trẻ sốt dưới 38 độ C, bố mẹ không cần dùng thuốc hạ sốt. Thay vào đó, mẹ nên giữ cơ thể bé sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát và nghỉ ngơi nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên lau người bé bằng nước ấm và cho trẻ uống nhiều nước (đối với trẻ lớn) để giúp bé hạ thân nhiệt cũng như cảm thấy dễ chịu hơn.
Đồng thời, chú ý theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên để có thể xử lý kịp thời khi nhiệt độ tăng cao đột ngột.
Trường hợp trẻ sốt trên 38 độ C
Nếu trẻ sốt chân tay lạnh trên 39 độ, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt kết hợp lau người bằng nước ấm. Lưu ý, khi dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
Một số loại thuốc hạ sốt cho trẻ em được dùng phổ biến hiện nay là Paracetamol (Hapacol), Ibuprofen. Trong đó:
- Paracetamol có thể dùng cách nhau 4 – 6 giờ (không quá 5 lần trong 24h). Trẻ dưới 2 tháng tuổi khi dùng Paracetamol, phải có sự chỉ định của bác sĩ. Liều dùng thuốc sẽ được tính theo cân nặng của bé.
- Ibuprofen sử dụng sau mỗi 6 – 8 giờ. Lưu ý, bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng Ibuprofen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và cân nặng dưới 5 kg. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng kết hợp Acetaminophen và Ibuprofen để hạ sốt cho bé vì có thể làm tăng nguy cơ dùng sai liều thuốc, có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Ngoài ra, cần lưu ý:
- Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết và ngưng thuốc ngay khi các triệu chứng khó chịu biến mất.
- Không sử dụng Aspirin hoặc các chế phẩm chứa Aspirin cho trẻ vì có nguy cơ gây nên hội chứng Reye ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng, nên ưu tiên các loại thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa. Thực đơn mỗi ngày cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh cũng như chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ để giúp bé dễ dàng tiêu hóa và không bị chán ăn.
Những lưu ý mẹ không nên làm khi trẻ sốt cao tay chân lạnh
- Khi trẻ bị sốt cao tay chân lạnh, bố mẹ không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc ủ chăn ấm.
- Không nên dùng nước lạnh để lau người cho bé vì có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn và dễ bị sốc nhiệt.
- Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt. Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng của thuốc.
- Không nên áp dụng các mẹo hạ sốt dân gian cho trẻ.
- Không nên bôi dầu, cao khi trẻ bị sốt.
Trẻ sốt chân tay lạnh gây ra nhiều khó chịu cho bé. Bố mẹ nên can thiệp sớm để giúp bé hạ sốt và giảm bớt những mệt mỏi do sốt cao tay chân lạnh. Trường hợp, tình trạng sốt tay chân lạnh không có dấu hiệu thuyên giảm, trẻ vẫn sốt cao kéo dài, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Trẻ Bị Sốt Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?
Nguồn tham khảo:
https://voh.com.vn/suc-khoe/tre-sot-chan-tay-lanh-nhu-the-nao-la-nguy-hiem-va-cach-xu-ly-314728.html
https://caodangykhoaphamngocthach.com/y-duoc/hieu-dung-ve-tinh-trang-tre-sot-cao-tay-chan-lanh-de-biet-cach-xu-ly-kip-thoi-c49770.html
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Từ khóa » đầu Nóng Chân Lạnh Là Bệnh Gì
-
Cách Chăm Sóc ĐÚNG Khi Trẻ Bị Sốt Chân Tay Lạnh đầu Nóng - Fitobimbi
-
Trẻ Sốt Cao Tay Chân Lạnh Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Cách Xử Lý Trẻ Sốt Cao Chân Tay Lạnh
-
Bệnh Chân Tay Lạnh: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Bàn Chân Thường Bị Lạnh Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Báo Thanh Niên
-
Trẻ Sốt Chân Tay Lạnh Có Nguy Hiểm đến Tính Mạng Không? - MarryBaby
-
Trẻ Sốt Cao Tay Chân Lạnh Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Lạnh Bàn Chân, Một Trong Những Triệu Chứng Hậu COVID-19
-
Trẻ Bị Sốt Chân Tay Lạnh Đầu Nóng - Pharma Kids
-
Người Nóng Chân Tay Lạnh Là Bệnh Gì?
-
Chân Tay Lạnh: Triệu Chứng Của Nhiều Bệnh Nguy Hiểm
-
Bạn Có Biết Chân Tay Lạnh Là Biểu Hiện Bệnh Gì Và Cách Khắc Phục?
-
Khi Nào Thì Bị Sốt Nóng Lạnh Và ăn Gì để Mau Khỏi?
-
8 Lý Do Khiến Bàn Chân Bị Lạnh - Quảng Ninh CDC
-
Trẻ Sơ Sinh Tay Chân Lạnh: Dấu Hiệu Bình Thường Hay Nguy Hiểm?
-
Triệu Chứng Bàn Tay Lạnh, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị - Hello Doctor
-
Tay Chân Lạnh, Là Dấu Hiệu Của 4 Bệnh Nguy Hiểm Nhiều Người ...