Cách Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Cá đuối Nước Ngọt ( SAM )
Có thể bạn quan tâm
Xin chào mọi người, hôm nay choicacanh.com sẽ giới thiệu cho các bạn một loài cá thuộc họ “cá nhà giàu” =)) đó là cá đuối nước ngọt hay còn gọi là SAM. Gọi vui vậy thôi vì chúng giống những loài cá biển tuyệt đẹp như cá Hề, cá Trạng Nguyên, Hồng két, Thia biển, cá Chim Hoàng Đế, cá chình Moray, Sao biển, cá Vẹt, cá Texas Cichlid, cá Garibaldi, cá Bướm, … mà đã có dịp choicacanh.com đã giới thiệu đến các bạn, chúng đều có giá khá chát đối với đại đa phần anh em chơi cá tại Việt Nam. Hôm nay bọn mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách nuôi, đặc điểm, tập tính của chúng để anh em có thể mạnh dạn xuống tiền sắm cho mình một đôi để ngắm nha.
Nguồn gốc và đặc điểm
Cá đuối nước ngọt có tên gọi khoa học là freshwater stingray, phân bố rộng rãi ở các khu vực sông Amazon, từ Peru và Colombia ở phía tây cho đến tận cửa sông ở đông bắc Brazil. Ở Việt Nam, chúng có tên gọi dễ thương hơn khác là cá SAM.
Tuy nhiên những thông tin về cá đuối nước ngọt ngày nay còn rất ít được biết đến. Theo những ghi chép lại thì Sam có quan hệ họ hàng gần với cá đuối Thái Bình Dương. Sự phân lập có lẽ đã xảy ra khi dãy núi Andes dựng lên khoảng 150 triệu năm trước, chặn đường thoát về hướng tây của con sông và buộc nó đổ về phía đông ra Đại Tây Dương, cách ly nhiều loại cá đuối trong hệ sinh thái mới.
Cá Sam còn có tên gọi khác là cá đuối Stinggray do chúng có những chiếc gai nhọn dạng răng cưa nằm ở phía đuôi, chúng thường được bọc bởi một lớp da và sẽ tiết ra nọc cực độc khi lớp da này bị rách để bảo vệ chúng khi bị tấn công.
Một trong những điều hấp dẫn khi nuôi cá Sam thủy sinh bởi hành vi thông minh của chúng như cách chúng học cách lấy thức ăn từ tay của người nuôi chúng.
Một số dòng cá Sam phổ biến và đẹp nhất ở Việt Nam
Cá Sam Black Diamond
Dòng này xuất sứ từ Thái Lan với đặc tính hiền lành, sống ở mặt đáy, thích hợp nuôi chung với cá rồng.
Cá có nhiều kích thước khác nhau, size càng lớn giá sẽ càng cao, hoặc chất lượng cá càng cao thì giá sẽ cao hơn. Như em Sam hình này cũng thuộc dạng hàng tuyển, cá rất đẹp và cũng có những bé màu đen đậm, bóng hơn, chấm bi tròn, sáng hơn thì giá sẽ cao hơn!
Sam Galaxy
Đúng như tên gọi, vẻ bề ngoài như 1 dải ngân hà trên nền trời nhung đen điểm bằng các đốm trắng kích thước tương đồng nhau.
Sam kim cương đen
Cá Sam Đen Kim Cương (Black Diamond Stingray) có nguồn gốc từ lưu vực Rio Xingu và ở Rio Fresco . Chúng là loài sống ở tầng đáy, thích lang thang đi qua các bãi cát hoặc bùn lầy, nằm gần các rạn đá và rừng tảo bẹ dày. Chúng có những đốm trắng sáng lấp lánh, tương phản hoàn toàn với “chiếc đĩa” hình kim cương đen tuyền của chúng.
Cách nuôi và chăm sóc cá Sam
Đầu tiên có lẽ phải đề cập đến vấn đề chọn cá. Chọn được một con cá khoẻ , đẹp đã là một thành công rất lớn trước khi chúng ta chăm sóc chúng. Bởi vì chúng có giá trị khá lớn nên chọn được 1 con cá tương xứng với số tiền mà mình bỏ ra thật không đơn giản. Mình sẽ chỉ các bạn 1 số lưu ý khi chọn cá nhé:
- Lúc chọn mua, hãy lựa chọn những chú cá khỏe mạnh, dầy mình, bơi khoẻ khoắn, không lờ đờ
- Hãy xem sức khoẻ chúng bằng cách cho ăn nhé
- Loại bỏ những chú cá có dấu hiệu nấm bệnh, yếu, tuột nhớt, bị xước sát người, hay viền bị sứt mẻ
- Nên lựa chọn cá cái nhiều hơn cá đực vì cá đực thường “hiếu chiến” và dễ dàng gây sự với nhau.
Một số chú ý về quá trình nuôi cá Sam:
Bể nuôi cá Sam sẽ được chọn tuỳ theo kích cỡ của cá. Nếu cá Sam có kích thước khoảng 15cm – 18cm thì sẽ thích hợp với bể có thể tích là 550 - 600 lít. Trên 20cm thì nên dung bể có thể tích trên 1000 lít. Càng rộng thì cá càng phát triển nhanh.
Bạn nên tránh thả cùng cá Ong, cá Rồng Cửu Sừng, cá dọn bể, cá hồng két.. Chúng sẽ tấn công chú Sam của bạn, làm xước xát Sam. Cá Phi Phụng, Cá Chuột Mỹ cũng cũng không nên vì chúng thường xuyên mút nhớt Sam.
Bởi vì xuất thân từ các dòng sông Amazon mà nước ở đây hầu như rất mềm, độ pH ở đây chỉ xấp xỉ 6.5 nên các bạn nên để nước có độ pH khoảng như trên nhé. Cá Sam rất kỵ với Clo trong nước máy, do đó cần có bể trữ nước để hạn chế thay nước máy trực tiếp vào bể cá.
Do chúng cũng ăn khá nhiều & thải ra cũng nhiều nên nước thường sẽ ô nhiễm rất nhanh, nên chúng ta cần có bộ lọc tốt, tránh để nước bị ô nhiễm.
Thay nước ít nhất 2 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ thay khoảng 25% lượng nước hiện có.
Các thông số Ammoniac và Nitrate trong bề cũng rất quan trọng vì chúng có thể gây tổn thương nội tạng vì ngộ độc cho Sam, vì vậy nên duy trì mức ổn định bằng 0.
Nhiệt độ thích hợp cho cá Sam phát triển là khoảng 26 – 33oC
Thức ăn chính của cá Sam khá đa dạng, chủ yếu là tôm, trạch, cá nhỏ, giun,… Trung bình một ngày, một bé Sam trưởng thành có thể ăn tới 2,5kg tôm.
Còn với những con sam bé, thì lượng ăn chỉ khoảng 1/3 hoặc ¼ lượng ăn của con trưởng thành. Căn cứ vào đó bạn có thể dựa vào lượng thức ăn tiêu thụ của chúng để đánh giá về sức khỏe của cá nhà mình.
Thức ăn dành cho cá Sam cần phải cắt khúc, bỏ xương hay râu nhọn để tránh làm hại đến cá. Những loại thức ăn này cần đảm bảo chất lượng để tránh một số bệnh cho cá.
Một số bệnh thường gặp trên cá Sam
Giống như họ hang nhà cá đuối, chúng rất khoẻ và ít bệnh, tuy nhiên không vì thế mà chúng không gặp bệnh bao giờ nhưng đa phần chính cho cách nuôi của chúng ta gây ra. Mình sẽ điểm 1 số bệnh thường gặp trên Sam để mọi người có thể phòng tránh nhé
Bệnh đường ruột ở cá Sam
Đầu tiên là do ăn uống, bệnh này do người nuôi cho cá ăn thức ăn hỏng, không đảm bảo chất lượng như cá ăn trạch hay tôm để nguyên nội tạng. Dấu hiệu của bệnh là đuôi và mép quanh người Sam cong lên. Nếu lật cá lên sẽ thấy sưng và tụ huyết ở miệng hoặc hậu môn. Lúc này cần hỏi các chuyên gia để điều trị bệnh đúng cách tránh tự chữa làm chết cá.
Cá Sam ngộ độc amoniac
Loài cá này cũng rất dễ bị tổn thương do ngộ độc Ammoniac và Nitrate như đã nói ở trên. Để làm được điều này cần thay nước và vệ sinh khử trùng bộ lọc. Khi cá bị ngộ độc cần sử dụng dung dịch khử độc tố và muối hạt để điều trị bệnh.
Cá Sam bị sốc nước
Nguyên nhân của tình trạng này là do thay nước quá nhiều hoặc khi mua thả cá không đúng quy cách khiến cá yếu đi rất nhanh, tuột nhớt có thể dẫn đến cá bị đỏ mắt và đuôi bị cong lên. Cách xử lý là cho cá vào khay nhựa có lỗ thoáng kích thước từ dài x cao x rộng lần lượt là 50cm x 40cm x 30 cm, nâng cao cá lên mặt nước để giảm áp lực nước
Tổng kết
Với giá của mỗi em Sam rơi vào từ vài triệu đến vài chục, vài trăm triệu thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng cũng không hề đơn giản. Nhưng đam mê luôn đi liền với trách nhiệm, mình hy vọng qua bài viết ngắn này có thể giúp mọi người có một cái nhìn tổng quan về cách mua và nuôi cá Sam. Cảm ơn tất cả mọi người đã theo dõi bài viết của mình nhé. Thanks mọi người nhé!!!
Từ khóa » Cá đuối Kim Cương
-
Cá Đuối Đen Kim Cương | ThucAnChoCa
-
Cách Săn Mồi Lạ Lùng Nhất Quả Đất Của Cá Sam Kim Cương Đen ...
-
Cá Đuối Nước Ngọt (SAM) | ThucAnChoCa
-
Giá Cá Sam (đuối Nước Ngọt) Bao Nhiêu Con 2022? Mua Bán ở đâu Rẻ?
-
Cá Cảnh Cực đẹp Và... Cực độc Hút Người Chơi - Tép Bạc
-
Video: Ngắm đàn Cá Sam Kim Cương đen Giá Ngàn USD ở TP.HCM
-
Trại Sam Cảnh Tiền Tỷ Của Chàng Luật Sư Hà Thành - Zing
-
TOP 10 LOẠI CÁ ĐẮT GIÁ VÀ QUÝ HIẾM NHẤT Ở VIỆT NAM 2020
-
Cách Nuôi Cá Đuối Nước Ngọt (cá SAM), Cá Sam Giá Bao Nhiêu?
-
Tổng Hợp Danh Sách Các Loại Cá Cảnh Nước Ngọt Việt Nam
-
4 Loài Cá Cảnh độc, Lạ, đẹp Mắt Nhưng Quý Hiếm, Nói Giá Khiến Nhiều ...
-
Cá Sam - Dòng Cá đuối Nước Ngọt độc Lạ Và Chăm Sóc đúng Cách
-
Dây đồng Hồ Da Cá đuối S20 ánh Kim Cương - 95221064 - Chợ Tốt