Cách Chế Biến Và ăn Gạo Lứt Tốt Cho Người Tiểu đường, Người ăn Kiêng
Có thể bạn quan tâm
Gạo lứt là ngũ cốc quen thuộc, phổ biến và tốt cho sức khỏe người dùng. Dưới đây là cách chế biến 5 món ngon từ gạo lứt và cách ăn gạo lứt tốt nhất cho người tiểu đường, người ăn kiêng mà bạn có thể tham khảo:
Nội dung chính
- 1. Lý do bạn nên ăn gạo lứt thay gạo trắng:
- 2. Mách bạn 5 món ngon từ gạo lứt dễ làm:
- 2.1. Bún gạo lứt hoặc mì gạo lứt:
- 2.2. Gạo lứt cháy tỏi hoặc bỏng gạo lứt:
- 2.3. Hủ tiếu gạo lứt:
- 2.4. Xôi gạo lứt:
- 2.5. Chè gạo lứt:
- 3. Cách ăn gạo lứt tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng:
- 3.1. Tại sao người tiểu đường và thừa cân nên ăn gạo lứt?
- 3.2. Người tiểu đường nên ăn gạo lứt thế nào?
- 3.3. Cách sử dụng gạo lứt hiệu quả cho người ăn kiêng:
1. Lý do bạn nên ăn gạo lứt thay gạo trắng:
Gạo lứt là một loại ngũ cốc không còn quá xa lạ đối với chúng ta, nhất là trong thời đại công nghiệp hóa ngày nay. Gạo lứt được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe người dùng. Dưới đây là một vài lý do điển hình chứng minh bạn nên chọn gạo lứt thay gạo trắng:
Hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng:
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đều biết gạo lứt là loại ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và cao hơn gấp 2-3 lần so với gạo trắng. Vậy ăn gạo lứt có tốt không? Với giá trị và lợi ích mang lại nhiều cho cơ thể, có thể khẳng định rằng ăn gạo lứt rất tốt cho cơ thể. Giá trị dinh dưỡng cụ thể trong một chén gạo lứt như sau:
- Từ 6- 15% RDI các loại vitamin nhóm b thiết yếu như vitamin b1, b3, b5, vitamin e.
- Hàm lượng vi chất mangan cực cao ( 88% RDI), đây là khoáng chất tốt cho hệ xương, máu và thần kinh.
- Một chén gạo lứt chứa trung bình 3,5gr chất xơ giúp kiểm soát cân nặng, giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
- Một vài khoáng chất khác như sắt, selen, protein, kẽm, đồng,….
Xem thêm dinh dưỡng của gạo lứt trong bài viết:
[Tổng hợp] Dinh dưỡng của gạo lứt, giá bán các loại và địa chỉ mua uy tín tại HN, HCM .
Gạo lứt giúp ổn định và kiểm soát lượng đường trong máu:
Hàm lượng đường trong gạo lứt thấp hơn nhiều so với gạo trắng, hơn nữa lớp vỏ trấu bao quanh hạt gạo chứa nhiều chất xơ, có vai trò kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vậy bà bầu có nên ăn gạo lứt hay bà bầu ăn gạo lứt có tốt không? Ngoài nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể, gạo lứt còn được chứng minh có vai trò giảm căng thẳng, stress đặc biệt trong quá trình mang thai, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Gạo lứt giàu chất xơ và chất chống oxy hóa:
Hàm lượng chất xơ trong lớp vỏ trấu bao quanh hạt gạo lứt khá cao, theo các chuyên gia gạo lứt là loại ngũ cốc được đánh giá là chứa lượng ngũ cốc hàng đầu trong các thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra khả năng chống oxy hóa của gạo lứt cũng được nhận định là rất cao, đặc biệt là khi kết hợp cùng các thực phẩm giàu chất oxy hóa khác như dâu tây, việt quất, giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch hiệu quả.
Gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch và ổn định tiêu hóa:
Hai thành phần sterol và sterolin trong gạo lứt, có vai trò thúc đẩy, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa,…
Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt được chứng minh là mang lại hiệu quả vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng lọc những chất độc, chất thải, giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn khi ăn gạo trắng thông thường.
2. Mách bạn 5 món ngon từ gạo lứt dễ làm:
Gạo lứt là thực phẩm dinh dưỡng chứa hàm lượng cao các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài cơm gạo lứt thông thường, bạn có thể tham khảo một số cách chế biến gạo lứt ngon và dễ làm dưới đây:
2.1. Bún gạo lứt hoặc mì gạo lứt:
Các món ăn từ gạo lứt ngon không thể bỏ qua bún hay mì gạo lứt, đây được xem là bữa sáng hoàn hảo và tiện dùng cho mọi gia đình.
Bún gạo lứt:
Bún gạo lứt nấu cùng rau củ đem lại rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Bún có thể nấu theo hai cách: Xào khô hoặc bún nước, tùy theo sở thích. Dưới đây là cách làm bún gạo lứt xào rau củ đơn giản bạn có thể áp dụng:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bún gạo lứt ăn liền.
- Cà rốt, cà chua, bắp cải thái nhỏ.
- Gia vị: Gừng, tỏi, hành tây, vừng rang, dấm, tương đen,…
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu, đồng thời ngâm bún gạo lứt vào nước nóng để sợi bún nở đều ra rồi vớt ra ngoài ráo nước. Thời gian ngâm thông thường khoảng 2- 3 phút.
Bước 2: Chuẩn bị nước sốt bằng cách cho tương đen, dấm chua, hạt vừng vào bát nhỏ tùy theo sở thích. Bạn có thể cho thêm một ít đường hoặc mật ong để tăng thêm hương thơm cho phần sốt.
Bước 3: Cho một ít dầu ăn, thêm hành tây, tỏi băm nhỏ vào phi thơm vàng rồi đổ các loại nguyên liệu rau củ quả tùy mỗi người như cà rốt, bắp cải, cà chua,.. vào đảo đều rồi thêm nửa bát nước sốt đã chuẩn bị.
Bước 4: Cuối cùng cho bún đã ráo vào, thêm nốt phần nước sốt còn lại, đảo đều và đun nhỏ lửa.
Chỉ với bốn bước cơ bản trên là bạn đã có được một món bún gạo lứt thơm ngon và đủ chất. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn ăn gạo lứt có mập không? Gạo lứt được xem là món ăn hỗ trợ giảm cân rất tốt. Vậy bún gạo lứt bao nhiêu calo? Theo kết quả thống kê từ Viện dinh dưỡng Việt Nam, 100gr bún gạo lứt chứa khoảng 180- 190 calo, lượng calo dung nạp vào cơ thể này khá thấp vì vậy hoàn toàn không thể dẫn đến tình trạng tăng cân hay béo phì.
Mì gạo lứt:
Cũng tương tự các bước như nấu bún gạo lứt, trước khi nấu, bạn nên ngâm mì gạo lứt vào nước nóng khoảng từ 5- 10 phút để sợi mì mềm và dai hơn. Sau đó chiên qua hành tây và dầu mè trong chảo dầu, thêm rau củ quả và mì vào. Cuối cùng thêm nước và đun nhỏ lửa đên khi sôi thì tắt bếp. Mì gạo lứt được coi là cách ăn gạo lứt giảm cân hiệu quả được nhiều chị em áp dụng.
2.2. Gạo lứt cháy tỏi hoặc bỏng gạo lứt:
Các món từ gạo lứt ngon không thể bỏ qua gạo lứt cháy tỏi, gạo lứt chà bông hay bỏng gạo lứt. Đây là các món ăn vặt cực kỳ ngon và tốt cho sức khỏe. Hiện tại hai loại gạo lứt ăn liền này được bán sẵn rất nhiều trên thị trường, bạn có thể tìm mua ngay với mức giá khá rẻ, chỉ khoảng từ 50.000đ/ kg. Tuy nhiên nếu có thời gian và muốn tự chế biến cho mình và gia đình, bạn có thể tham khảo cách làm ngay dưới đây.
Cách làm cốm gạo lứt cháy tỏi:
Bước 1: Trước hết bạn vẫn nấu cơm gạo lứt như bình thường, sau khi cơm chín, xơi ra và phơi khô. Thỉnh thoảng đảo đều để hạt cơm tơi ra, không dính vào nhau. Theo kinh nghiệm từ các chị chia sẻ, bạn nên phơi cơm ba nắng gắt, sau đó đổ toàn bộ gạo đã phơi vào chảo nóng thì hạt cốm mới xốp và giòn được.
Bước 2: Rang cốm với muối, để nguội và sàng bỏ muối lấy hạt cốm.
Bước 3: Chuẩn bị gia vị: Tỏi băm nhuyễn, tỏi thái lát, ớt bột, đường, muối, tùy khẩu vị trộn đều rồi cho vào chảo nóng.
Bước 4: Đổ toàn bộ hạt cốm đã rang vào đảo đều với hỗn hợp trên. Để nguội hẳn và bảo quản cốm trong bình kín.
Cách làm bỏng gạo lứt:
Nguyên liệu chính: hạt bỏng gạo lứt, mạch nha, lạc, vừng, rong biển, gia vị muối, đường, tiêu,…
Bước 1: Cho lạc vào chảo nóng rang đều, tiếp đến trộn vừng vào rang nhỏ lửa. Lạc chín đều lấy ra, để nguội, bỏ vỏ và giã nhẹ,
Bước 2: Bước tiếp theo bạn cho hạt bỏng gạo lứt, hỗn hợp lạc vừa rang vào khay, chú ý dàn đều thành mặt phẳng rồi cho vào lò nướng.
Bước 3: Đun sôi nước ở 100 độ C, cho đường, mạch nha, muối vào, đến khi hỗn hợp hơi sánh và sủi bọt to thì tắt bếp.
Bước 4: Lấy khay bỏng gạo đã nướng đổ vào hỗn hợp gia vị trên, để thơm ngon hơn bạn có thể cho thêm một ít rong biển và trộn thật đều.
Cuối cùng đổ toàn bộ phần bỏng gạo lứt ra mâm và cán thành một khối bỏng và cắt nhỏ ra để dễ dùng hơn.
2.3. Hủ tiếu gạo lứt:
Nhắc đến món ngon với gạo lứt thì chắc hẳn hủ tiếu hoặc bánh tráng gạo lứt không thể vắng mặt. Mặc dù đối với một số chị em, hai món này có vẻ chưa thật sự phổ biến, tuy nhiên về độ thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng thì chắc hẳn bạn cũng nên thử một lần nấu ngay món ngon cho gia đình.
Về nguyên liệu làm món hủ tiếu: Gạo lứt (nên chọn loại gạo lứt dẻo), bột năng, bột đậu, gia vị, nước.
Cách làm như sau:
Bước 1: Để làm được món hủ tiếu, bạn phải xay nhỏ hạt gạo lứt thành bột mịn, rồi cho vào bát, thêm bột năng, bột đậu, một ít muối và nước vào khuấy cho sánh đặc đều.
Bước 2: Tráng bánh: Hấp cách thủy bột bánh bằng cách đặt chảo chống dính chứa bột trên nồi nước sôi, đậy nắp kín khoảng chừng 5 phút, đến khi bột bánh chín đều thì tắt bếp. Lưu ý, bạn phải đảm bảo nước đủ sôi, hơi bốc lên nhiều thì bánh mới chín được.
Bước 3: Sau khi bánh chín, gỡ ra khỏi khay hoặc chảo, cho một ít dầu ăn lên bề mặt bánh để chống dính, để nguội. Sau đó cắt bánh thành các sợi hủ tiếu vừa ăn.
Để có được món hủ tiếu gạo lứt ngon hơn, bạn có thể nấu thêm với các loại rau củ hoặc ăn gạo lứt với thịt.
Để bảo quản hủ tiếu được lâu hơn, bạn có thể sấy khô vào cho vào ngăn đá, trước khi dùng lấy ra ngâm rồi mới nấu. Vậy hủ tiếu gạo lứt ngâm bao lâu? Thực tế thời gian ngâm tùy thuộc vào độ đông của sợi, thông thường bạn ngâm từ 15- 30 phút là sợi gạo lứt đã được giã đông và có thể dùng luôn. Cách ngâm gạo lứt rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ nước vào gạo lứt là được, để gạo nhanh mềm, nên ngâm với nước ấm.
2.4. Xôi gạo lứt:
Thông thường khi ăn gạo lứt, người ta thường nghĩ ngay đến cơm gạo lứt để thay thế gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ngoài cơm, chị em hoàn toàn có thể biến tấu thêm cho bữa cơm gia đình bằng cách nấu xôi gạo lứt.
Cách làm món xôi gạo lứt:
Bước 1: Đầu tiên, ngâm hạt gạo lứt nếp tầm 5- 6 tiếng, vò kỹ gạo và để ráo nước. Đồng thời ngâm và rửa sạch đậu xanh với muối.
Bước 2: Đun sôi nước, cho đậu vào đến khi chín mềm, giã nhuyễn đậu và rây đậu cho tơi.
Bước 3: Đun sôi nước, cho hạt gạo nếp đã ngâm vào nồi đun cách thủy đến khi xôi chín tới Sau đó trộn đều xôi và đậu đã rây. Thêm ít đường, hoặc hạt sen đã chín tùy sở thích.
Món xôi gạo lứt hạt sen dễ làm, bùi ngậy của xôi và thơm nhẹ hương hạt sen, rất phù hợp để bày biện trong bữa cơm ấm cúng của gia đình mà chị em có thể tham khảo. Để món xôi ngon và đậm vị hơn, bạn có thể chấm với muối vừng hoặc tương ớt gạo lứt bán sẵn trên thị trường. Loại tương ớt này được đánh giá là gia vị thơm, ngon, nhiều chất dinh dưỡng và được làm chủ yếu từ gạo lứt, bột ớt, mạch nha, rất tốt cho sức khỏe.
2.5. Chè gạo lứt:
Ngoài xôi gạo lứt, cơm gạo lứt, bún hay mì gạo lứt trong các bữa chính hàng ngày, chị em có thể tham khảo thêm một số món để tráng miệng hoặc ăn vào bữa phụ từ gạo lứt mà lại đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như chè gạo lứt, kẹo gạo lứt,…
Bạn có thể xem ngay cách nấu chè gạo lứt đơn giản ngay tại nhà sau đây.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Một bát gạo lứt nảy mầm (cách làm gạo lứt nảy mầm: theo kinh nghiệm được chia sẻ ban ngày đem gạo lứt đặt cạnh cửa sổ hứng ánh nắng mặt trời, đêm để nơi ấm áp là hạt có thể nảy mầm, theo chuyên gia thì giá trị dinh dưỡng gạo lứt cao nhất là khi nảy mầm)
- Bột sắn dây.
- Nước cốt dừa hoặc sữa dừa.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Gạo lứt sau khi rửa sạch, đem rang chín đều trên chảo nóng. Sau đó đổ gạo lứt vào nồi nước sôi, thêm một vài lá nếp để tăng độ thơm cho gạo và nấu đến khi gạo chín mềm.
Bước 2: Hòa một ít bột sắn dây với nước đến khi sánh mịn, cho vào nồi nước gạo lứt vừa nấu, khuấy đều tay. Bạn có thêm ít đường tùy sở thích.
Bước 3: Sau khi chè gạo lứt đã chín, múc ra bát, thêm sữa dừa hoặc nước cốt dừa. Chè gạo lứt ngon hơn khi ăn lạnh, vì vậy bạn có thể cho thêm một ít đá bào.
Gạo lứt giảm cân chắc hẳn ai cũng biết, tuy nhiên ăn gạo lứt có tăng cân không thì không phải ai cũng có câu trả lời. Theo chia sẻ và nhận định từ các chuyên gia, chè gạo lứt được xem là món ăn giúp tăng cân an toàn, bằng cách cho thêm đường hoặc sữa vào món chè này, ăn tuần 2- 3 lần, cân nặng của bạn sẽ cải thiện đáng kể.
Ngoài chè gạo lứt, bạn có thể tham khảo thêm cách làm kem gạo lứt đơn giản cho những ngày hè nóng nực.
Bước 1: Rang gạo chín đều, rồi đổ vào nồi nấu cho đến khi chín thêm, thêm một ít muối vào nước. Nấu trong khoảng 3- 4 giờ.
Bước 2: Sau khi gạo nở hoàn toàn, vớt ra cho vào túi vải hoặc túi lọc, ép chặt đầu để vắt kiệt phần cháo gạo lứt vừa nấu ra bát.
Bước 3: Đổ nước gạo lứt vừa vắt vào nồi, thêm một ít nước, đun cạn đến 20%. Tách hạt ô mai cho vào hỗn hợp hoặc có thể cho thêm một số loại khác để tăng hương vị như Tamari, miso,… Cuối cùng cho vào khay cố định hình dạng kem và cho vào ngăn đá.
Ngoài các món kể trên tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân béo phì, người già, người có thể trạng yếu,… thì cháo gạo lứt cho bé ăn dặm còn được biết đến là mang lại hiệu quả bất ngờ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ bắt đầu ăn dặm bằng gạo lứt sẽ giúp bé có hệ thống tiêu hóa ổn định hơn mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Bạn có thể nấu một bát cháo gạo lứt nhỏ kết hợp thêm rau củ quả, thỉnh thoảng có thể thay đổi cho con bằng bún hoặc mì gạo lứt để giúp con có một thời kỳ ăn dặm ngon, bổ, khỏe và tốt cho hệ miễn dịch cũng như sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
3. Cách ăn gạo lứt tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng:
Mặc dù gạo lứt rất tốt cho sức khỏe người dùng, tuy nhiên cách ăn gạo lứt đúng cách không phải ai cũng biết. Dưới đây là lý do tại sao người tiểu đường nên ăn gạo lứt và cách ăn tốt cho người mắc bệnh lý này và người ăn kiêng.
3.1. Tại sao người tiểu đường và thừa cân nên ăn gạo lứt?
Ăn gạo lứt có tác dụng gì với người tiểu đường là câu hỏi đặt ra cho nhiều người. Siêu ngũ cốc gạo lứt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đã được các chuyên gia khẳng định chứa các thành phần giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường hiệu quả.
Trước hết gạo lứt có tác dụng giảm lượng đường hay glucose trong máu. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho kết quả lớp cùi bên ngoài gạo lứt có công dụng kiểm soát, giảm lượng glucose và hemoglobin trong máu, điều này có ý nghĩa cực lớn với bệnh nhân đái tháo đường có đường huyết cao, nhất là tiểu đường type 2.
Hạt nguyên chất gạo lứt chứa hàm lượng cao khoáng chất magie, có vai trò tổng hợp enzym, giúp bài tiết hiệu quả glucose và hormon insulin, ngăn ngừa sự tăng lên của đường huyết, phòng ngừa tiểu đường.
Trên đây là lý do vì sao người tiểu đường nên ăn gạo lứt, chúng ta sẽ cùng phân tích thêm tác dụng của ăn gạo lứt với người ăn kiêng nhé. Gạo lứt được cho là chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như vitamin, chất khoáng, chất xơ, nguyên tố vi lượng,… Vậy ăn gạo lứt có béo không? Câu trả lời là hoàn toàn không nếu như bạn có một chế độ ăn hợp lý.
Thành phần gạo lứt chứa acid alpha lipoic, có tác dụng phá hủy liên kết cấu trúc mỡ, giúp giảm mỡ thừa hiệu quả, ngoài ra hàm lượng chất xơ trong gạo lứt được cho là giúp tăng cảm giác no, hạn chế thèm ăn, tốt cho người ăn kiêng.
3.2. Người tiểu đường nên ăn gạo lứt thế nào?
Gạo lứt được chứng mình có nhiều công dụng với người tiểu đường. Bạn có thể tham khảo một vài cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường hiệu quả đã được áp dụng nhiều hiện nay như nấu cơm gạo lứt hay nước gạo lứt. Tuy nhiên người tiểu đường ăn gạo lứt cần lưu ý một số điểm sau:
- Một vài chị em mặc dù biết gạo lứt chứa nhiều lợi ích, tuy nhiên vẫn còn thắc mắc có nên ăn gạo lứt thường xuyên hay ăn gạo lứt thường xuyên có tốt không? Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Nguyễn Hồng Vinh- Bệnh viện Đa khoa Phạm Ngọc Thạch cho rằng gạo lứt dù chứa nhiều thành phần tốt cho người tiểu đường, nhưng chỉ nên xem nó là thực phẩm hỗ trợ, không nên ăn quá nhiều và cần chú ý nhai chậm, kỹ bởi đặc tính gạo lứt cứng và nhiều chất xơ.
- Gạo lứt chứa nhiều vi chất nhưng tuyệt nhiên không chứa đạm hay chất béo. Vì vậy không cung cấp đủ chất cho cơ thể. Bạn nên ăn gạo lứt với gì? Đó có thể là các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt trắng, cá, trứng,… hay rau xanh, trái cây ít đường.
- Gạo lứt kiểm soát đường huyết tốt, nhưng vẫn cung cấp lượng nhỏ tinh bột cho cơ thể. Vì vậy nên chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn một bữa quá nhiều gạo lứt, gây tác dụng ngược với bệnh nhân tiểu đường.
- Ăn gạo lứt kết hợp tập thể dục, đồng thời xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ giúp người tiểu đường có kiểm soát đường huyết tốt và đẩy lùi được căn bệnh này.
- Ngoài món cơm gạo lứt thông dụng, người tiểu đường có thể tham khảo một số món khác tránh gây nhàm chán cho bữa ăn như kimbap gạo lứt, món ăn liền gạo lứt đồ, bún gạo lứt,…
3.3. Cách sử dụng gạo lứt hiệu quả cho người ăn kiêng:
Thừa cân, béo phì luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm với cơ thể như biến chứng tim mạch, tiểu đường, tai biến mạch máu não, đột quỵ,… Chính vì vậy, đối với người ăn kiêng, gạo lứt từ lâu đã trở thành người bạn đồng hành trung thành giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Cách dùng gạo lứt tốt cho người ăn kiêng sẽ được bật mí ngay sau đây:
- Gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy vậy cứng và khó ăn hơn so với gạo trắng, vì vậy để kiên trì ăn kiêng bằng gạo lứt, bạn nên biến tấu thay đổi và chế biến các món từ gạo lứt khác nhau chẳng hạn xôi gạo lứt, trà gạo lứt, bún gạo lứt,…
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp làm món gia vị là giấm gạo lứt để tăng thêm hương vị cho bữa ăn. Cách là giấm gạo lứt rất đơn giản:
Đầu tiên bạn nấu cơm gạo lứt, ngâm với ít nước rồi bảo quản ngăn mát tủ lạnh, qua ngày hôm sau vắt kỹ hỗn hợp cơm lấy nước, pha thêm đường vào nước cơm rồi đem đi nấu, cuối cùng trộn thêm men bia vào hỗn hợp và đựng trong bình thủy tinh kín để dùng.
- Ăn gạo lứt theo phương pháp số 7: Cách ăn gạo lứt số 7 hay còn gọi là chế độ ăn thực dưỡng ohsawa, ngày nay được các chị em tin dùng và áp dụng nhiều để kiểm soát cân nặng. Cách ăn này xuất phát từ Nhật và đạt hiệu quả giảm cân cao nếu bạn thực hiện đúng cách. Bạn chỉ ăn gạo lứt với muối mè mỗi bữa, nhai thật kỹ đến khi gạo nhão thành nước và tiết vị ngọt mới bắt đầu nuốt, bữa tối ăn ít hơn hoặc có thể nhịn hẳn. Đồng thời, sau khi ăn khoảng một tiếng mới uống nước, mỗi ngày chỉ uống tầm 0,75ml nước, ngậm nước một lúc trước khi nuốt.
Phương pháp này được đánh giá giảm cân hiệu quả, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều khó khăn mà không phải ai cũng áp dụng được. Để biết thêm thông tin, đọc ngay bài viết sau: Gạo lứt muối mè có phải thần dược?- Tác dụng thực sự được chuyên gia giải đáp.
- Mặc dù gạo lứt tốt cho người ăn kiêng, nhưng nhiều người vẫn chưa biết ăn gạo lứt nhiều có tốt không? Các nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho thấy gạo lứt ăn nhiều cũng không thể đáp ứng được các vi chất mà cơ thể cần, vì vậy sẽ gây ra thiếu hụt chất trầm trọng. Theo Bác sĩ Tường Vi, trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện 198, người ăn kiêng mỗi tuần chỉ nên ăn gạo lứt 2- 3 lần để vừa giảm cân hiệu quả, vừa đảm bảo đủ hàm lượng dinh dưỡng duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
- Một lưu ý nhỏ đối với người ăn kiêng khi ăn gạo lứt để giảm cân đó là nên chọn loại gạo phù hợp và xây dựng thực đơn linh hoạt với gạo lứt tránh gây nhàm chán. Bởi ăn kiêng là một quá trình đòi hỏi tính kiên trì, vì vậy chọn được loại gạo phù hợp sở thích trong số vô vàn loại gạo trên thị trường như gạo lứt nếp, tẻ, gạo lứt huyết rồng,… đồng thời thay đổi cách chế biến món ăn cũng tăng thêm cảm giác ngon miệng cho bạn.
Xem thêm: Kinh nghiệm cách dùng gạo lứt giảm cân được các mẹ chia sẻ nhiều nhất 2020
Gạo lứt là ngũ cốc vàng cho sức khỏe mà bạn và người nhà không nên bỏ qua. Mong rằng sau khi đọc xong bài biết này, bạn đọc sẽ có thêm nhiều phương pháp để chế biến các món ngon từ gạo lứt và biết được cách ăn gạo lứt hiệu quả, đặc biệt với người mắc bệnh lý tiểu đường và ăn kiêng.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Cách Chế Biến Mì Gạo Lứt
-
(19) Món Mì Gạo Lứt
-
Cách Nấu Mỳ Gạo Lứt Với Rau Củ đơn Giản - Thực Dưỡng Bà Loan
-
Đề Xuất 7/2022 # Cách Nấu Mì Gạo Lứt Ngon Với 2 Công Thức ...
-
Cách Làm Mì ý (spaghetti) Gạo Lứt đơn Giản Ngon Miệng Cho Bữa Sáng
-
2 Cách Làm Bún Gạo Lứt Trộn Ngon Miệng Dễ Làm Giúp Hỗ Trợ Giảm Cân
-
5 Cách Nấu Bún Gạo Lứt Giảm Cân Thơm Ngon, đơn Giản Tại Nhà
-
Đề Xuất 12/2021 # Cách Nấu Mì Gạo Lứt Ngon Với 2 Công Thức ...
-
Hướng Dẫn Cách Làm Mì Gạo Lứt Vịt Quay
-
NTM #6: Cách Nấu Mì Gạo Lứt Giảm Cân Ngon Dễ Làm Tại Nhà
-
4 Món Ngon Từ Bún Gạo Lứt Dễ Làm Cho Chị Em Giảm Cân Khoẻ đẹp ...
-
Cách Làm Bún Gạo Lứt Trộn Rau Củ Thanh Cua Ngon Miệng, Dễ Làm
-
Bún Gạo Lức Trộn Rau Thơm Món ăn Thực Dưỡng Tốt Cho Sức Khỏe
-
Bật Mí 2 Cách Làm Bún Gạo Lứt Giảm Cân Hiệu Quả Cực Dễ | VinID
-
Các Món Ngon Với Bún Gạo Lứt Hỗ Trợ Giảm Cân Hiệu Quả - Shopee