Cách Chế Biến Và Sử Dụng Thức ăn Cho Ruồi Lính đen Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Ruồi lính đen là một trong những loài côn trùng mang lại giá trị kinh tế cao nên được rất nhiều trang trại nuôi dưỡng và nhân giống. Khá nhiều người khi mới bắt đầu nuôi ruồi lính đen thường thắc mắc ruồi lính đen ăn gì, cách chế biến và sử dụng thức ăn cho ruồi lính đen như thế nào. Trong bài viết dưới đây, Chế phẩm vi sinh Đức Bình sẽ cung cấp các thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé!
Nội dung
- Giới thiệu về ruồi lính đen
- Vòng đời của ruồi lính đen
- Giai đoạn trứng
- Giai đoạn ấu trùng
- Giai đoạn phát triển thành nhộng đen
- Giai đoạn phát triển thành kén
- Giai đoạn ruồi lính đen sinh sản
- Những tác dụng của ruồi lính đen
- Phân hủy rác hữu cơ
- Làm thức ăn cho vật nuôi
- Sản xuất phân hữu cơ
- Mang lại thu nhập từ trứng ruồi
- Cách chế biến và sử dụng thức ăn cho ruồi lính đen
- Ruồi lính đen ăn gì?
- Cách ủ và khử mùi hôi thức ăn cho ruồi lính đen
- Chuẩn bị:
- Cách ủ đạt hiệu quả nhanh nhất
- Cách chế biến thức ăn cho ruồi lính đen
- Nuôi để làm thức ăn cho vật nuôi
- Nuôi để nhân giống sinh sản
Giới thiệu về ruồi lính đen
Khi nói tới những loại côn trùng, ruồi muỗi thì điều ta nghĩ đến đầu tiên đó là những tác hại của chúng đối với mùa màng và sức khỏe con người. Tuy nhiên trong số đó có một loại côn trùng rất hữu ích với đời sống tự nhiên, đó là ruồi lính đen. Nhiều người còn biết tới loại côn trùng này với tên gọi là sâu canxi. Ứng dụng phổ biến nhất của ruồi lính đen đó là trở thành nguồn thức ăn chăn nuôi có hàm lượng dinh dưỡng cực dồi dào.
Ruồi lính đen được xếp vào nhóm côn trùng đặc biệt với vòng đời khá độc đáo. Không giống như những loại côn trùng gây hại khác, ruồi lính đen phát triển và sinh sống trong một vòng đời kéo dài 45 ngày. Trong suốt giai đoạn này trứng ruồi sẽ phát triển thành ấu trùng, tiếp theo phát triển thành nhộng, kế đó là phát triển thành côn trùng và cuối cùng chúng thực hiện chức năng sinh đẻ, nhân giống tự nhiên.
Xem ngay: Nuôi ruồi lính đen để làm gì? Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen đúng cách
Vòng đời của ruồi lính đen
Giai đoạn trứng
Trứng ruồi có kích cỡ tương đối nhỏ. Khi ra đời trứng sẽ trở thành ấu trùng trong vòng 4 ngày ấp.
Giai đoạn ấu trùng
Đặc trưng của ấu trùng trong giai đoạn này là màu sắc nghiêng về trắng đục. Thời kì phát triển chỉ kéo dài trong khoảng 14 ngày. Sau thời gian này chúng sẽ trở thành sâu canxi và có thể làm nguồn thức ăn dinh dưỡng cho các loài vật nuôi như gà, chim, cá,…
Giai đoạn phát triển thành nhộng đen
Tiếp tục đưa sâu canxi vào chu trình nuôi dưỡng trong khoảng 14 ngày kế tiếp. Sâu canxi sẽ phát triển thành loài nhộng đen. Người nuôi có thể nhận thấy quá trình này bằng cách quan sát màu sắc đi từ màu trắng đục chuyển sang màu đen.
Giai đoạn phát triển thành kén
Nhộng đen sau khi xuất hiện khoảng 7 ngày sẽ tiếp tục phát triển trở thành Kén bất động. Khi đó, bạn sẽ không quan sát thấy được sự hoạt động của chúng nữa.
Giai đoạn ruồi lính đen sinh sản
Đưa kén vào môi trường chuồng đẻ, sau 5 ngày sau người nuôi có thể thu được loài ruồi lính đen từ các kén ban đầu phát triển thành. Hầu hết ruồi lính đen đều sẽ được đưa vào buồng lưới chuyên dành cho việc sinh sản. Để thực hiện chức năng sinh sản, ruồi lính đen đực sẽ giao phối cùng với ruồi cái cùng giống. Tới đây một vòng đời hoàn thiện của ruồi lính đen kết thúc.
Những tác dụng của ruồi lính đen
Phân hủy rác hữu cơ
Rất nhiều người nuôi biết rằng, dạng thức ăn yêu thích nhất của ruồi lính đen, đặc biệt ở giai đoạn ấu trùng đó là các loại rác hữu cơ đang phân hủy. Ruồi lính đen được ví như những cỗ máy phân hủy rác hữu cơ tự nhiên bởi đặc tính cực kì háo ăn, có thể ăn được cả ngày lẫn đêm. Cũng chính nhờ khả năng này mà loài ruồi lính đen có thể đạt đến chiều dài 2,5cm chỉ sau hơn 20 ngày.
Nếu so sánh với trùn quế về tốc độ xử lý rác thải thì sâu canxi nghiễm nhiên đạt vị trí thứ nhất với tốc độ nhanh hơn khoảng 5 lần. Chính vì vậy, ấu trùng ruồi lính đen được nhân giống khá phổ biến tại những nơi hoạt động mạnh về nông nghiệp như một cách tự nhiên và an toàn nhất để xử lý rác thải hữu cơ.
Làm thức ăn cho vật nuôi
Sâu canxi hay còn gọi là ấu trùng ruồi lính đen có thể sử dụng làm nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi nếu chu kỳ phát triển đã đạt đủ 21 ngày. Nhìn chung trong một vòng đời thông thường thì ruồi lính đen hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất là ở giai đoạn ấu trùng.
Thành phần dinh dưỡng khá đa dạng gồm khoảng 42% protein, 34% chất béo và hơn 5% là canxi. Hàm lượng dinh dưỡng này đủ để đáp ứng nhu cầu của vật nuôi đối với nguồn thức ăn hàng ngày mà không cần phải có thêm những nguồn dinh dưỡng khác.
Hơn nữa, sử dụng nguồn thức ăn là côn trùng tự nhiên sẽ đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn so với việc cho vật nuôi ăn các sản phẩm thức ăn công nghiệp. Đối với vấn đề này, người nuôi nên chú ý tới cách chế biến và sử dụng thức ăn cho ruồi lính đen. Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho vật nuôi thì tốt nhất người nuôi nên tạo ra được một lượng ấu trùng thường xuyên để thêm vào nguồn thực phẩm hàng ngày.
Sản xuất phân hữu cơ
Phân của vật nuôi là một trong những vấn đề rắc rối mà các hộ chăn nuôi thường gặp phải. Để xử lý phân vật nuôi, họ phải tốn khá nhiều thời gian và diện tích để có thể xử lý đúng quy trình.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay đã sử dụng loài côn trùng ruồi lính đen để thay thế cho các cách xử lý phân vật nuôi trước đó. Khả năng của ruồi lính đen là tiêu thụ phân động vật rất nhanh chóng, hơn nữa có thể tiết ra chất làm dịu mùi hôi của phân và xua đuổi côn trùng. Thực tế, sâu canxi là một địch thủ tự nhiên đối với những loại côn trùng gây hại nói chung và các loại ấu trùng ruồi nói riêng.
Bên cạnh đó, phân của ấu trùng ruồi lính đen có thể sử dụng như phân hữu cơ để bón cho cây trồng. Phân thường rất tơi nên cây trồng khá dễ để hấp thụ lượng chất cần thiết trong đó. Nhiều người chủ nuôi còn sử dụng xác của ruồi lính đen để bón cho các loại cây kiểng.
Mang lại thu nhập từ trứng ruồi
Hiện nay trên thị trường, mức giá trứng của ruồi lính đen rơi vào khoảng 15tr – 30tr/kg. Đây thực sự là mức giá rất cao và có thể trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều người chăn nuôi. Chi phí bỏ ra để nuôi và nhân giống ruồi lính đen khá rẻ. Nguồn thực phẩm chủ yếu của chúng đến từ rau, củ hư hỏng và các loại phế phẩm có nguồn gốc thực vật như bã đậu nành, bã gạo, bã bia,…
Hơn nữa, ruồi lính đen có đặc tính rất phàm ăn. Chúng có thể tiêu thụ cả những dạng thức ăn như phân động vật của heo, bò, trâu, gà vịt,… Người nuôi có thể tìm được những thức ăn dạng này dễ dàng ở ngoài chợ, trang trại, khu công nghiệp với mức giá cực kì rẻ, thậm chí là miễn phí.
Nhìn chung, doanh thu từ ruồi lính đen mang lại cho người nuôi nằm ở mức nào? Với diện tích khoảng 1000m2, áp dụng đúng kỹ thuật và quy trình chăm sóc thì khả năng sinh sản của ruồi lính đen trưởng thành có thể đạt được tối thiểu 2kg trứng ruồi mỗi ngày. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh thu mỗi ngày của một trang trại như vậy có thể lên tới 60 triệu đồng.
Nguồn thu nhập nhận được từ việc nuôi ruồi lính đen là những con số rất lớn. Do vậy, ngày càng có nhiều người chọn nuôi và nhân giống loài côn trùng này. Tuy nhiên, dù với yêu cầu là gì thì để thu nhập nhận lại từ việc nuôi côn trùng được như mong đợi, người nuôi cần chú ý tới cách chế biến và sử dụng thức ăn cho ruồi lính đen.
Cách chế biến và sử dụng thức ăn cho ruồi lính đen
Ruồi lính đen ăn gì?
Bên cạnh mối quan tâm tới cách chế biến và sử dụng thức ăn cho ruồi lính đen thì nguồn thức ăn của loài ruồi này cũng là một vấn đề được nhiều chủ chăn nuôi chú ý. Trong các loại côn trùng thì có thể đánh giá ruồi lính đen là loài phàm ăn nhất.
Loài côn trùng này được ví như những cỗ máy xử lý rác thải của tự nhiên. Hơn nữa, những cỗ máy này còn có khả năng tái tạo lại để ứng dụng được vào quy trình trồng trọt và chăn nuôi. Các dạng phế phẩm hữu cơ là nguồn thức ăn chính của loài ruồi lính đen. Có thể kể tới những dạng phế phẩm cơ bản như sau:
- Phế phẩm từ trồng trọt: Rau, củ, quả hư hỏng. Không nên chọn những loại phế phẩm đã sử dụng thuốc trừ sâu bởi vì rất dễ khiến ấu trùng bị chết khi ăn vào.
- Phế phẩm từ chăn nuôi: Gồm các loại phân động vật như phân bò, phân trâu, phân heo, phân dê, gà, vịt,… Nếu như người nuôi có điều kiện xử lý các loại phân này bằng vi sinh trước thì sẽ cung cấp chất dinh dưỡng tốt hơn cho ấu trùng.
- Phế phẩm từ công nghiệp: Các loại bã bia, bã đậu nành, bã gạo,… Các loại phế phẩm này cung cấp nguồn đạm khá ít cho ấu trùng bởi vì hầu như các chất đều đã bị khai thác hoàn toàn trước khi trở thành phế phẩm.
- Phế phẩm trong sinh hoạt gia đình: Bao gồm các loại thức ăn dư thừa, ôi thiu.
Cách ủ và khử mùi hôi thức ăn cho ruồi lính đen
Chuẩn bị:
- Nguyên liệu ủ làm thức ăn ( phân thải, rác hữu cơ, bã đậu nành …): 150kg
- Cám lên men EMZEO: 1 gói 200gr
- Nước sạch: 30 lít
Cách ủ đạt hiệu quả nhanh nhất
- Đảo đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên cho vào bao tải buộc kín để ủ
- Thời gian ủ 7 – 10 ngày lấy ra làm thức ăn cho ruồi lính đen
Cách chế biến thức ăn cho ruồi lính đen
Có 2 mục đích chính để một người chọn nuôi và nhân giống loài ruồi lính đen, đó là để làm thức ăn cho vật nuôi và làm giống sinh sản.
Nuôi để làm thức ăn cho vật nuôi
Nếu mục đích nuôi là để làm thức ăn cho vật nuôi thì các bạn có thể chọn các loại thức ăn phế phẩm làm nguồn dinh dưỡng chính cho loài côn trùng này. Khoảng sau 21 ngày phát triển thì ấu trùng đã có thể trở thành nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Cách chế biến sẽ tùy vào từng loài vật sao cho chúng ăn được và dễ ăn nhất.
Bằng cách làm này, mọi người có thể cắt giảm chi phí nuôi ấu trùng làm thức ăn cho vật nuôi tới khoảng 70% số tiền phải bỏ ra thông thường.
Nuôi để nhân giống sinh sản
Nếu mục đích nuôi là để làm giống, người nuôi cần chăm sóc sao cho ấu trùng phát triển thành kích cỡ to nhất. Những con ruồi đủ to và lớn sẽ thực hiện quy trình giao phối, đẻ trứng tốt hơn.
Cách cho ruồi lính đen ăn ở đây cũng tương đối khác. Giai đoạn ấu trùng vừa nở, người nuôi nên cho chúng ăn các loại cám tổng hợp kèm bã bia. Khi chúng được 7 ngày tuổi thì nên tiến hành lọc phân, thay thế thức ăn cũ bằng cách loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn như: xác động vật, xác gà vịt, rau củ quả hư,… Đây là giải pháp tốt nhất để có được một lứa ruồi khỏe mạnh và đạt năng suất cao.
Khi quan sát được khoảng 80% ấu trùng đã có màu đen thì người nuôi có thể chọn lọc và đem vào mùng để chờ ấu trùng phát triển thành ruồi. Khi đã trở thành ruồi trưởng thành thì bạn không cần thiết phải cung cấp thức ăn cho chúng nữa.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách chế biến và sử dụng thức ăn cho ruồi lính đen hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn.
Tìm hiểu thêm: Bỏ túi cách xử lý mùi hôi hố ga cực kỳ hiệu quả
5/5 - (1 bình chọn) Đức BìnhFounder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình
Từ khóa » Cách Nuôi Ruồi Lính đen Cho Gà ăn
-
Hướng Dẫn Cách Cho Gà Ăn Ấu Trùng RLĐ (Sâu Canxi)
-
Khép Kín Mô Hình Nuôi Gà Bằng ấu Trùng Ruồi Lính đen | THDT
-
Nuôi Ruồi Lính đen Làm Thức ăn Cho Cá, Gà, Chim | VTC16 - YouTube
-
Độc Dị Cho Gà ăn ấu Trùng Ruồi Lính đen | VTC16 - YouTube
-
Tiềm Năng Nuôi Gà Bằng ấu Trùng Ruồi Lính đen - Báo Quảng Bình
-
Nuôi Ruồi Lính đen Kết Hợp Gà Thả Vườn Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
-
Nuôi Ruồi Lính đen, Chế Ra Thực Phẩm Siêu đạm Cho Gà Vịt, Nông Dân ...
-
Thành Công Với Mô Hình Nuôi Ruồi Lính đen Làm Thức ăn Chăn Nuôi
-
Thức Ăn Dinh Dưỡng Cho Gà Từ Ruồi Lính Đen - BSF Smart Farm
-
[Bí Kíp] Nuôi Ruồi Lính Đen Thành Công | Chi Phí Siêu Rẻ
-
Nuôi Ruồi Lính đen để Làm Gì? Kỹ Thuật Nuôi Ruồi Lính đen đúng Cách
-
Nuôi Ruồi Lính đen Làm “siêu Thực Phẩm” Chăn Nuôi - Báo Thái Nguyên
-
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Ruồi Lính đen Kết Hợp Chăn Nuôi
-
Nuôi Ruồi Lính đen Hướng đi Mới Cho Chăn Nuôi Gà