Cách Chỉnh áp Suất Máy Nén Khí An Toàn, đơn Giản

Để thiết bị nén khí có thể hoạt động ổn định và an toàn thì công tắc áp suất máy nén khí đóng vai trò không hề nhỏ. Vậy công tắc áp suất của máy nén khí là gì? Cách chỉnh áp suất máy nén khí làm sao cho hiệu quả? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nội Dung Chính

Toggle
  • Công tắc áp suất của máy nén khí là gì?
    • Nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất máy nén khí
  • Cách chỉnh áp suất máy nén khí
    • Cách chỉnh van áp suất máy nén khí bằng rơ le
    • Chức năng chính chỉnh áp máy nén khí

Công tắc áp suất của máy nén khí là gì?

Ngoài tên gọi công tắc áp thì nó còn được gọi là rơ le áp, relay áp suất (Pressure Switches). Cấu tạo của một rơ le khá phức tạp với rất nhiều bộ phận như sau: hộp giãn nở, lò xo, vít, đầu nối, tay đòn, đường nối dây điện, tiếp điểm… Tùy vào loại thiết bị mà cấu tạo này có thể thêm một số bộ phận, chi tiết.

chỉnh áp máy nén khí chỉnh áp suất máy nén khí

Công tắc áp suất máy nén khí (rơ le áp, relay áp suất) là dụng cụ chuyển đổi các tín hiệu áp suất hoặc hiệu áp suất thành sự đóng ngắt (ON/OFF) của mạch điện. Nó phụ thuộc thuộc vào số lượng các phần tử cảm biến nhận tín hiệu để có thể phân ra công tắc áp suất đơn hoặc công tắc áp suất kép.

Nó thực hiện chức năng: Cung cấp cho hệ thống đang làm việc những thông tin, tín hiệu phản hồi điện để đáp ứng việc đo áp suất đang tăng hoặc giảm từ đó thực hiện đóng – mở. Tùy vào mỗi hệ thống hoạt động với quy mô, công suất, kết cấu mà số lượng công tắc áp suất cần lắp đặt có thể dao động từ một đến nhiều cái khác nhau. Vì một công tắc chỉ liên quan đến việc điều chỉnh tại một điểm đặt hoạt động đã chọn trước.

Nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất máy nén khí

Đối với nguyên lý công tắc áp suất người sử dụng có thể hiểu như sau:

– Khi áp suất cao vào cổng áp lực, sẽ có hiện tượng một chuỗi các yếu tố ảnh hưởng sẽ xảy ra. Màng ngăn bắt đầu bị uốn cong và làm đẩy tấm áp lực lên. Nếu trong trường hợp lực áp suất cho tấm là đủ cao để có thể nén lò xo thì tấm áp lực này sẽ có hiện tượng bắt đầu tăng lên. Do đó khi mà lực đủ lớn, tấm áp lực sẽ bắt đầu tăng lên cho đến khi các tiếp điểm được kết nối, khi đó mạch điện sẽ bị đóng lại và nguồn điện sẽ được cung cấp cho mạch điện. Sự chuyển động từ cảm biến này sẽ kích hoạt một tín hiệu điện bằng việc thay đổi các vị trí của các tiếp điểm điện trong công tắc.

– Bên cạnh đó, màng chắn có nhiệm vụ thực hiện cơ chế võng xuống được lắp đặt với tấm áp lực. Khi áp suất thấp, thông thường sẽ không có đủ lực để có thể cuộn hoặc nén lò xo, do đó mạch điện vẫn mở. Vì vậy công tắc điện tử là một trong những thành phần quan trọng nhất cần thiết cho một công tắc áp suất đơn giản.

– Vậy nên nhà sản xuất thường sử dụng công tắc áp suất an toàn có dạng Manual Reset như là một lựa chọn tiêu chuẩn. Các thiết bị công tắc áp suất này có thể sẽ được nối lại với nhau để tạo hoặc phá vỡ một mạch điện, hay mở và đóng công tắc khi không được kích hoạt.

Cách chỉnh áp suất máy nén khí

Khi quyết định áp suất nào là tốt nhất cho quý khách và máy hơi khí nén của quý khách, quý khách cần nhớ cài đặt áp suất thấp nhất có thể cho ứng dụng cần đến khí nén của quý khách. Chúng tôi biết rằng hầu hết các máy nén khí đều được giới thiệu ở trong dải áp suất 7 bar (125psi) và nó đã được cài đặt khi quý khách mua máy. Nhưng nếu quý khách chỉ cần 5 hoặc 6 bar, tốt nhất quý khách nên hạ thấp áp suất cài đặt xuống.

Việc tăng áp suất sẽ làm tăng chi phí tiêu thụ điện năng. Chỉ đơn giản vậy thôi. Nếu quý khách có một máy nén khí lớn (37kW hoặc lớn hơn), quý khách có thể tiết tiệm hàng chục triệu thậm chỉ hàng trăm triệu đồng, tiền chi phí tiêu thụ điện năng hàng năm bằng việc cài đặt áp suất máy nén khí thấp hơn.

Với các máy nén khí cỡ nhỏ, việc tiết kiệm sẽ ít hơn nhưng nếu quý khách có thể tiết kiệm một vài triệu tiền chi phí tiêu thụ điện năng chỉ bằng một thao tác đơn giản thì tại sao lại không thử chứ?

Cách chỉnh van áp suất máy nén khí bằng rơ le

Điều chỉnh áp suất khí nén bằng rơ le

Với các dòng máy nén khí Piston, rơ le thường được lặp đặt tại hộp điện trên thân máy. Vì vậy các dòng máy nén Piston sẽ có cách chỉnh áp suất máy nén khí dễ hơn các dòng máy trục vít.

điều chỉnh áp suất máy nén khí cách chỉnh áp suất máy nén khí
Cách chỉnh áp suất máy nén khí Piston

Với các dòng máy bơm hơi 3 pha và máy Piston, chúng ta cần mở hộp điện để thấy được rơ le. Vị trí con vít có ký hiệu tăng giảm dùng để điều chỉnh áp bằng rơ le. Muốn tăng áp bạn vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ còn giảm và ngược lại. Sử dụng tua vít để vặn.

Lưu ý: Dòng máy nén khí 3 pha thì rơ le thường được để ở mức 12 kg, máy 1 pha là 8 kg. Nếu bạn chỉ cần sử dụng áp lực mức 5 – 6 bar thì chúng ta nên hạ áp xuống. Áp suất tăng sẽ tiêu hao điện nhiều hơn.

chỉnh hơi máy nén khí áp suất máy nén khí

Xem thêm: báo giá máy nén khí

Nếu rơ le bị hỏng thì nên thay mới. Mức giá chỉ khoảng từ 100.000 – 200.000, cách lắp đặt rơ le cũng khá dễ.

Điều chỉnh áp suất máy nén khí bằng van áp suất

Van điều chỉnh áp suất máy nén khí hay van điều áp có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất khí nén ở mức nhất định giúp máy hoạt động ổn định.

Có 2 loại van chỉnh áp:

  • Van áp suất ở chế độ tải/không tải
  • Van áp suất điều khiển máy nén khí ở chế độ điều chế (modulator valve).

cách chỉnh áp suất máy nén khí cách chỉnh công tắc áp suất máy nén khí

Xem thêm: Máy nén khí bị xì hơi nguyên nhân và cách khắc phục

Cách chỉnh áp suất máy nén khí bằng van điều áp cụ thể như sau:

Điều chỉnh áp suất không tải: Nới lỏng đai ốc ở khóa trên. Sau đó vặn bu lông điều chỉnh áp lực không tải cùng chiều kim đồng hồ là cách tăng áp suất khí, ngược lại làm giảm áp suất. Sau đó ta siết chặt đai ốc khóa trên lại.

Điều chỉnh áp suất có tải: Nới lỏng đai ốc khóa dưới. Tiến hành vặn đai ốc điều chỉnh chênh lệch của áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất và ngược chiều để tăng áp. Cuối cùng là siết đai ốc khóa dưới lại.

Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua Modulator valve: Với việc chuyển đổi vị trí hay đóng mở, van điều khiển cho khả năng điều chỉnh được dòng năng lượng, từ đó điều khiển chuyển động của dòng khí nén. cách điều chỉnh áp suất máy nén khí

Lưu ý: Trong quá trình chỉnh áp suất máy nén khí, bạn nên kết hợp với đồng hồ máy nén khí để đo mức áp suất cần chỉnh cho phù hợp.

Chức năng chính chỉnh áp máy nén khí

– Bảo vệ máy khi áp suất quá thấp: Khi áp suất trong thiết bị giảm xuống quá giá trị cho phép, rơ le có nhiệm vụ ngắt điện để bảo vệ và duy trì hoạt động cho máy cũng như toàn hệ thống. – Khi áp suất cao vượt quá mức cho phép: – Trong một số trường hợp áp suất máy đạt tới giá trị max, rơ le sẽ tự động ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế sự cố có thể xảy ra đối với thiết bị bơm hơi của bạn – Kiểm tra hiệu suất dầu máy Đối với các thiết bị nén khí trục vít thì áp suất dầu trong các cacte luôn thay đổi bởi vậy người dùng cần phải trang bị thêm rơ le để có thể kiểm tra hiệu suất dầu nhằm bảo vệ thiết bị và giúp đảm bảo được hiệu quả làm việc.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về cách chỉnh áp suất máy nén khí cũng như nguyên lý công tắc áp suất trên đây có thể giúp cho người sử dụng hiểu hơn về công tắc áp suất máy nén khí để có thể tự lựa chọn cho mình một chiếc công tắc áp suất và điều chỉnh nó một cách đơn giản nhất mà không cần đến nhân viên hoặc thợ lắp đặt.

Tham khảo dịch vụ máy nén khí tại Việt Á

  • Bảo dưỡng máy nén khí trục vít
  • Sua may nen khi truc vit

NG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á

  • Địa chỉ: Số 4 – Ngõ 279 – Phúc Lợi – Long Biên – Hà Nội
  • Điện thoại: 0988 947 064
  • Email: maynenkhivieta@gmail.com
  • Fanpage: facebook.com/thietbicongnghiepvieta/
  • Website: thietbivieta.com

Từ khóa » Cấu Tạo Công Tắc áp Suất Máy Nén Khí