Cách Chỉnh đồng Hồ Cơ đơn Giản, Tiện Lợi, Làm 1 Lần được Luôn –
Có thể bạn quan tâm
Bộ máy của đồng hồ cơ được cấu thành từ hàng trăm chi tiết cơ khí. Do vậy trong quá trình sử dụng thường không tránh khỏi tình trạng đồng hồ chạy nhanh, chậm hơn so với mức cho phép. Khi đó cách chỉnh đồng hồ cơ là gì? Cần lưu ý những gì để hạn chế tình trạng này?
Đồng hồ cơ là cách gọi chung của các loại đồng hồ hoạt động bằng bộ máy cơ khí: đồng hồ Automatic (tự động), đồng hồ lên dây cót. Đồng hồ cơ hoạt động dựa trên nguồn năng lượng sinh ra từ dây cót. Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc sinh ra từ chuyển động của roto trên đồng hồ tự động.
1. Lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng đồng hồ cơ
Đồng hồ đeo tay, đặc biệt là những mẫu đồng hồ Thụy Sĩ có độ bền rất lâu, có thể lên đến 10 năm hoặc hơn thế nữa. Tuy nhiên “của bền tại người”. Dù cho đồng hồ có bền đến đâu, nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đồng hồ. Tổng hợp các lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng đồng hồ cơ sau đây sẽ cho bạn biết bạn có đang dùng đồng hồ cơ sai cách hay không!
1.1 Điều chỉnh thời gian cho đồng hồ trong khoảng từ 21h - 4h sáng
Thời gian từ 21h - 4h sáng là lúc mà các bánh răng chuyển lịch chạy (thời gian nhảy lịch ngày của đồng hồ), nếu chỉnh giờ trong khoảng thời gian này sẽ dẫn đến nguy cơ hỏng bánh xe lịch.
Thời gian chỉnh lịch cho đồng hồ cơ tốt nhất là lúc 9h - 12h sáng.
1.2 Không sử dụng đồng hồ cơ trong một thời gian dài
Bộ máy của đồng hồ cơ được bôi trơn bởi một lớp dầu. Sau thời gian dài không sử dụng, lớp dầu đó không được "vận động" sẽ khô và đông cứng khiến cho cỗ máy bị tê liệt. Lúc này, khi bạn lên dây cót sẽ khiến các bánh răng và cỗ máy hoạt động "quá sức", từ đó dẫn đến gãy nứt các bộ phận của máy đồng hồ.
1.3 Đeo đồng hồ khi xông hơi
Đây là một trong những lỗi rất phổ biến, có thể giết chết đồng hồ của bạn ngay tức thì. Nhiều người cho rằng đồng hồ có mức chịu nước đến 10 BAR thì có thể mang vào phòng xông hơi thoải mái. Điều này có thật sự đúng?
Bản chất của việc xông hơi làm ảnh hưởng đến đồng hồ đó là môi trường có độ ẩm, nhiệt độ cao. Bên trong mỗi chiếc đồng hồ luôn có độ ẩm và không khí ở mức cho phép. Ngoại trừ những chiếc đồng hồ được thiết kế chuyên dụng thì đa số đồng hồ đeo tay đều rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Sự thay đổi đột ngột ở bên ngoài sẽ khiến độ ẩm và không khí bên trong đồng hồ thay đổi.
Những nơi có nhiệt độ cao như phòng xông hơi sẽ làm cho độ ẩm trong đồng hồ đọng lại thành hơi nước, chúng không thoát ra ngoài được nên về lâu dài sẽ gây rỉ sét cho các bộ phận của máy đồng hồ. Vì thế, không đeo đồng hồ khi đi xông hơi sẽ giúp đồng hồ hoạt động ổn định hơn, không ảnh hưởng đến tuổi thọ của đồng hồ.
1.4 Không sử dụng núm điều chỉnh trong môi trường nước
Tuyệt đối không mở núm điều chỉnh của đồng hồ khi đang bơi lội hay đi tắm, kể cả đồng hồ có mức chịu nước 10BAR, 20 BAR. Nước sẽ len lỏi vào các kẽ hở và gây rỉ sét cho toàn bộ bộ máy.
1.5 Một số lỗi khác thường gặp trong khi sử dụng đồng hồ
• Điều chỉnh đồng hồ cơ ngay cả khi đồng hồ đang đeo trên tay
• Để đồng hồ ở gần các thiết bị điện, từ trường mạnh
• Đồng hồ chịu va đập mạnh
• Tiếp tục sử dụng khi đồng hồ bị nứt, vỡ kính, hoặc vỏ bị cong vênh. Về lâu dài điều này sẽ khiến cho bụi bẩn lọt vào trong bộ máy, đồng hồ sẽ không thể hoạt động trơn tru như ban đầu, dẫn đến những sai lệch không có đáng có.
Hạn chế được các lỗi trên sẽ giúp đồng hồ hoạt động chính xác, vận hành ổn định và giữ được độ bền cho đồng hồ.
2. Vì sao đồng hồ cơ chạy không chính xác?
2.1 Sai số cho phép của đồng hồ cơ
Trung bình sai số của đồng hồ cơ được cam kết nằm trong khoảng -25 đến +40 giây/ngày (chậm không quá 25 giây hoặc nhanh không quá 40 giây một ngày). Các mẫu đồng hồ đạt chứng nhận COSC Thuỵ Sĩ sẽ có mức sai số chỉ -5/+5 giây/ ngày.
Độ chính xác này áp dụng với điều kiện sử dụng đồng hồ bình thường gồm:
• Nhiệt độ 5-35 độ C
• Không sốc, không từ trường, bảo dưỡng tốt
Khi sử dụng đồng hồ trong điều kiện chuẩn trên nhưng đồng hồ vẫn chạy chậm hơn 25 giây hoặc nhanh hơn 40 giây một ngày thì bạn cần mang đồng hồ đến các trung tâm bảo hành của hãng để được kiểm tra.
2.2 Nguyên nhân nào dẫn đến đồng hồ cơ chạy không chính xác
• Nhiệt độ
Một số loại đồng hồ chuyên dụng được nhà sản xuất thông báo là chúng có thể hoạt động ổn định trong môi trường nhiệt độ từ -20 độ đến 70 độ C, hoặc đồng hồ chịu nhiệt chuyên dụng hoạt động được trong ngưỡng -45 độ đến 80 độ. Còn lại, đại đa số các loại đồng hồ đeo tay khác sẽ hoạt động tốt nhất trong khoảng từ 5 đến 35 độ C
• Nhiệt độ quá cao
Môi trường có nhiệt độ quá cao sẽ làm cho các linh kiện giãn nở, dẫn đến quá trình làm việc không ăn khớp. Dầu bôi trơn thoát ra khỏi các bộ phận gây hao mòn, dẫn đến sai số. (Với đồng hồ pin, nhiệt độ cao sẽ khiến pin nhanh hết, các linh kiện điện tử, mạch gặp lỗi… dẫn đến hỏng đồng hồ)
• Nhiệt độ quá thấp
Nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho dầu bôi trơn bị đông cứng, máy hoạt động khó khăn, gây ra sai số cao. Đồng hồ sẽ mất nhiều năng lượng để kéo các bánh răng bị kẹt cứng.
Ngoài ra, nhiệt độ cũng làm các bộ phận khác bị ảnh hưởng như gioăng cao su bị chảy nhão hoặc rạn nứt, dẫn đến nước vào và gây rỉ sét các bộ phận kim khí.
• Từ trường
Từ trường là kẻ thù của đồng hồ. Vậy Trái Đất có phải là kẻ thù của đồng hồ không, khi bản thân Trái Đất đã là một cục nam châm khổng lồ với từ trường tỏa ra xung quanh.
Từ trường của Trái Đất là từ trường tự nhiên, nó mạnh yếu tùy từng vị trí và không gây ảnh hưởng đến đồng hồ. Nhưng nếu bạn đặt đồng hồ ở gần các thiết bị sóng điện từ mạnh như tủ lạnh, radio, tivi, túi xách nam châm... sẽ khiến đồng hồ bị nhiễm từ.
Phần lớn các linh kiện của đồng hồ có chứa sắt, đặc biệt là dây tóc. Dây tóc khi bị nhiễm từ trường có thể xoắn lại gần nhau, khiến cho đồng hồ chạy nhanh bất thường.
• Đồng hồ cơ chạy nhanh do dội cót
Dội cót là tình trạng đồng hồ chạy nhanh hơn bình thường khi cót quá căng, các bánh răng quay nhanh hơn bình thường. Tình trạng này chỉ gặp ở một số dòng đồng hồ phân khúc thấp.
• Đồng hồ cơ chạy không chính xác do lỗi linh kiện
Đây là nguyên nhân phức tạp nhất, đòi hỏi phải là thợ đồng hồ lâu năm, giàu kinh nghiệm và có máy móc chuyên dụng mới phát hiện, xử lý được tình trạng này.
• Đồng hồ cơ chạy nhanh chậm do cách sử dụng
Nên đeo đồng hồ trong khoảng 8 tiếng một ngày để đồng hồ hoạt động ổn định hơn.
3. Cách chỉnh đồng hồ cơ
3.1 Cách chỉnh giờ đồng hồ cơ
Khi thấy đồng hồ cơ có dấu hiệu chạy không chính xác, bạn cần theo dõi trong khoảng 3 ngày để xác định độ sai số của đồng hồ. Sau đó, để điều chỉnh bạn làm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ tháo nắp lưng, tháo mắt dây: kìm mở nắp vặn, tua vít, dao nạy, que tăm.
Bước 2: Mở khóa dây da hoặc tháo rời một mắt dây với đồng hồ dây kim loại
Bước 3: Tháo nắp lưng đồng hồ và tìm bộ phận Bánh Lắc Lò Xo. Trên cầu trục giữ Bánh Lắc Lò Xo có dấu “+” và “–”, bạn tìm đến thanh có hai dấu chấm
Bước 4: Nếu đồng hồ cơ chạy chậm: Dùng que tăm gạt thật nhẹ thanh nằm ở trên xoay theo chiều Ngược Chiều Kim Đồng Hồ.
Nếu đồng hồ chạy nhanh: Dùng que tăm gạt thật nhẹ thanh nằm ở trên xoay theo chiều Cùng Chiều Kim Đồng Hồ.
Bước 5: Đóng chặt nắp lưng đồng hồ để tránh ẩm và bụi. Gắn lại dây đeo hoàn chỉnh và đeo như bình thường.
Bước 6: Theo dõi đồng hồ trong 3 ngày để xác định đồng hồ đã chạy chính xác chưa.
3.2 Cách chỉnh ngày đồng hồ cơ
Bước 1: Lên dây cót cho đồng hồ để đồng hồ có đủ năng lượng hoạt động
Bước 2: Kéo núm điều chỉnh ra nấc thứ 2
Bước 3: Điều chỉnh kim giờ, kim phút thuận chiều kim đồng hồ đến khi lịch nhảy sang ngày mới
Bước 4: Đóng núm vào 1 nấc
Bước 5: Xoay núm chỉnh đồng hồ ngược chiều kim đồng hồ. Làm sao để số ngày tăng dần và dừng lại vào ngày hôm qua
Bước 6: Rút núm đồng hồ cơ ra nấc 2 để chỉnh giờ phút.
Bước 7: Đóng chặt núm chỉnh đồng hồ và hoàn tất quá trình chỉnh lịch ngày của đồng hồ
3.3 Lưu ý khi thực hiện cách chỉnh đồng hồ cơ
• Trong quá trình chỉnh đồng hồ, tuyệt đối không động chạm, không tháo mở bất cứ bộ phận khác của bộ máy.
• Thực hiện các thao tác một cách nhẹ nhàng, cẩn thận
• Một số loại đồng hồ có bộ máy đặc biệt như đồng hồ Tissot Powermatic 80, đồng hồ Rolex…sử dụng Bánh Lắc có ốc vi điều chỉnh nên sẽ không thể áp dụng cách trên. Khi đó bạn cần mang đồng hồ đến các trung tâm bảo hành, sửa chữa đồng hồ của hãng
• Không chỉnh đồng hồ vào lúc 21h - 4h sáng ngày hôm sau
• Nên đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng/ ngày để đảm bảo
• Nắm chắc các lưu ý về cách sử dụng đồng hồ ở trên
Hy vọng với các thông tin trên bạn đã biết cách chỉnh đồng hồ cơ để đồng hồ hiển thị đúng giờ, đúng lịch. Trong trường hợp bạn không thực hiện được các thao tác này hoặc không có đủ vật dụng cần thiết, tốt hơn hết bạn nên mang đồng hồ đến các trung tâm bảo hành đồng hồ của hãng để được hỗ trợ.
Từ khóa » Cách Chỉnh Nhanh Chậm đồng Hồ Cơ đeo Tay
-
Cách Chỉnh Nhanh Chậm đồng Hồ Cơ Không Cần Mở Máy đơn Giản ...
-
Cách Chỉnh đồng Hồ Cơ Chạy Nhanh, Chạy Chậm, Chạy Sai Giờ Cực ...
-
Cách Chỉnh đồng Hồ Cơ Chạy Nhanh, Chạy Chậm, Chạy Sai Giờ
-
7 Bước đơn Giản để Chỉnh đồng Hồ Cơ Không Bị Chạy Sai Giờ Ngay ...
-
Cách Chỉnh đồng Hồ Cơ Chạy Nhanh Và Chậm Liên Tục Trong Ngày
-
Đồng Hồ Cơ Chạy Nhanh, Chạy Chậm - Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
Hướng Dẫn Tự Chỉnh Đồng Hồ Chạy Nhanh, Chậm, Chạy Sai Giờ ...
-
Cách Chỉnh Nhanh Chậm đồng Hồ Cơ Không Cần Mở Máy - Xwatch
-
Cách Chỉnh đồng Hồ Cơ Bị Chạy Sai Ngày Giờ Ngay Tại Nhà
-
Cách Chỉnh đồng Hồ Cơ Chạy Nhanh Hoặc Chậm
-
Cách Chỉnh đồng Hồ Cơ Chạy Nhanh Chậm
-
Cách Chỉnh đồng Hồ Quả Lắc Chạy Nhanh –
-
Cách Chỉnh Nhanh Chậm đồng Hồ Cơ Không Cần Mở Máy
-
Cách Chỉnh đồng Hồ Cơ Chạy Nhanh, Chậm đúng Giờ - WatchStore