Cách Chơi ô ăn Quan - Dành Cho 2 Người Chơi

thuthuatchoi.com Đăng nhập Đăng ký
  • Fanpage
  • Youtube
  • Cuộc thi
    • Cuộc thi về Rubik
  • Trò chơi dân gian
    • Kéo co
    • Ô ăn quan
    • Về trò chơi dân gian
    • Thả diều
    • Trò chơi tập thể
    • Trò chơi mầm non
  • Các loại cờ
    • Cờ Shogi
    • Cờ vây
    • Cờ vua
    • Cờ tướng
    • Các loại cờ khác
  • Board Game
    • Bài Bang
    • Cờ tỷ phú ( Monopoly)
    • Bài Coup
    • Các loại bài
    • Mèo nổ
    • Bài Uno
    • Ma sói
    • Về Board Game
    • Rút gỗ
    • Dungeons & Dragons
    • Board game Việt Nam
  • Trò chơi phổ biến
    • Yugi -Oh
    • Domino
    • Yoyo
    • Sudoku
    • Spinner
    • Rubik
    • Pokémon
  • Tin tức
    • Thế giới trò chơi
    • Giải trí
    • Công nghệ
    • Mẹo hay cuộc sống
  • Môn thể thao
    • Bowling
    • Bóng rổ
    • Bóng đá
  • Đồ chơi
    • Kính hiển vi giấy
    • Làm đồ chơi
    • Chơi dây (Ayatori)
  • Trò chơi điện tử
    • Game PC
    • Minecraft
    • Game Mobile
  • Trang chủ
  • Trò chơi dân gian
  • Ô ăn quan
  • Cách chơi ô ăn quan - dành cho 2 người chơi
Cách chơi ô ăn quan - dành cho 2 người chơi Tác giả: Thành viên thuthuatchoi.com 108339 Chuẩn bị trước khi chơi Luật chơi ô ăn quan Mẹo để chiến thắng trò chơi Ô ăn quan

Ô ăn quan hay gọi tắt là ô quan, ô làng, là trò chơi dân gian quen thuộc, hấp dẫn, gắn liền với tuổi thơ của hầu hết các trẻ em người Kinh, Việt Nam. Trò chơi ô ăn quan mang đến cho người chơi nhiều ích lợi: rèn luyện tính kiên trì, tính toán và ghi nhớ nên được cả trẻ nhỏ và người lớn yêu thích. Từng rất phổ biến nhưng gần đây trò chơi này không còn được nhiều trẻ em chơi nữa vì nhiều lý do. Trong bài viết này, mình tổng hợp cách chơi, luật chơi ô ăn quan để lỡ như bạn đã quên thì ôn lại rồi hướng dẫn cho các thành viên gia đình mình nhé.

Phần 1 Chuẩn bị trước khi chơi

Bàn chơi

Bàn chơi ô ăn quan được vẽ trên một mặt phẳng, có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân. Vì vậy mà bàn chơi có thể được vẽ ở bất cứ đâu: trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng....

Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở 2 cạnh chiều rộng của hình chữ nhật, vẽ 2 ô hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn 2 ô hình bán nguyệt gọi là ô quan.

Chuẩn bị trước khi chơi 0

Quân chơi

Bao gồm 2 loại quân: Dân và Quan và có thể được làm bằng từ nhiều vật liệu như sỏi, gạch, đá, hạt … có kích thước vừa phải để người chơi dễ cầm nắm cùng lúc nhiều quân. Quan có kích thước to hơn hẳn các quân Dân để dễ dàng phân biệt. Số lượng quân chơi quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi, phổ biến nhất là 50.

Chuẩn bị trước khi chơi 1

Bố trí quân chơi

Quan được đặt trong 2 ô hình bán nguyệt, mỗi ô 1 quân. Dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau.

Người chơi

Thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.

Phần 2 Luật chơi ô ăn quan

Tiến hành trò chơi

Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Người chơi đầu tiên cầm lên 5 quân trong bất kỳ 1 ô vuông nào trong 5 ô ở phía bàn bên mình, rồi rải lần lượt từng quân vào các ô vuông bên cạnh, mỗi ô là 1 quân, bắt đầu ngược hay xuôi tùy vào người chơi.

Luật chơi ô ăn quan 0

Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

- Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Tuy nhiên nếu ô đó là một ô Quan thì chỉ được phép lấy 1 quân để rải.

Luật chơi ô ăn quan 1

- Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Lưu ý: Ô quan có ít dân (thường là 3 hoặc 5 dân) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.

Luật chơi ô ăn quan 2

- Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình.

Luật chơi ô ăn quan 3

- Nếu liền sau đó là ô quan không có dân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Luật chơi ô ăn quan 4

Các lượt chơi Ô quan quan

Từng người chơi sẽ chơi lần lượt nối tiếp nhau như vậy theo các tính toán đã đặt ra. Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

Luật chơi ô ăn quan 5

Chiến thắng trò chơi Ô ăn quan

Trò chơi sẽ kết thúc khi Quan của hai bên đều bị ăn mất. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng.

Người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân (cờ).

Phần 3 Mẹo để chiến thắng trò chơi Ô ăn quan

Khi để ăn được số dân để không bị mất lượt thì bạn cần phải tính toán thật nhanh. Thí dụ trong tay mình đang có 6 dân thì nên đi ngược hay đi xuôi để được ăn dân nhiều nhất. Phải tình nhẩm sao cho nhanh và chọn cách đi. Thời gian suy nghĩ tùy người chơi giao kèo với nhau, thường mình chơi chỉ cho phép suy nghĩ trong 10 giây nếu lâu quá thì sẽ thua cuộc.

Xem thêm cách chơi các trò chơi dân gian trên Thủ thuật chơi:

Cách chơi Chi chi chành chành

Cách chơi Nhảy lò cò

Cách chơi Trồng nụ trồng hoa

Cách chơi Mèo đuổi chuột

Cách chơi Cướp cờ

Cách chơi Kéo cưa lừa xẻ

Cách chơi Nu na nu nống

Cách chơi Bịt mắt bắt dê

Cách chơi Nhảy bao bố

Cách chơi Cá sấu lên bờ

Cách chơi Rồng rắn lên mây

Tags: ô ăn quan trò chơi 2 người Bài viết này đã giúp ích cho bạn? Có Không Cảm ơn bạn đã đánh giá! Hy vọng chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng hơn trong lần tới. Bài viết liên quan

Hãy trở thành người bình luận đầu tiên

Bình luận bài viết. Đề xuất
  • 5 tính năng vượt trội của MacBook Pro M3 dành cho thiết kế đồ họa và công việc sáng tạo

  • Pickleball là gì? Cách chơi Pickleball cho người mới bắt đầu

  • So sánh VPS Windows và VPS Linux - Nên chọn loại nào?

  • Hướng dẫn tham gia vé số Mega 6/45 Vietlott: Cơ hội trở thành tỷ phú

  • Windows 11 Pro bản quyền Giá rẻ là gì? Nên mua ở đâu?

  • Sim tam hoa 444: Bí mật đằng sau những con số may mắn, giá trị

  • Tóm tắt và giải mã đoạn kết Agatha All Along tập 5

  • Đặt trước iPhone 16 series đợt 2 tại Thế Giới Di Động – Ưu đãi cực sốc, chỉ dành riêng cho bạn!

  • Nâng tầm vị thế, thu hút tài lộc với sim gánh đảo Viettel

  • So sánh bộ đôi chip A18 và A18 Pro

Mục lục
  • Chuẩn bị trước khi chơi
  • Luật chơi ô ăn quan
  • Mẹo để chiến thắng trò chơi Ô ăn quan
×
Báo bình luận xấu
Thành công
Xác nhận

Bạn có chắc chắn muốn xóa bình luận?

825 Thích Bình luận Trang chủ Video Chia sẻ logo Theo dõi chúng tôi
  • Trang chủ
  • Liên hệ
  • Chơi rubik 3x3
  • Công cụ thuật toán rubik
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Công cụ chuyển đổi đơn vị

Từ khóa » Cách Chơi Trò Chơi ô ăn Quan Mầm Non