Cách Chơi Với Trẻ 2 Tuổi Giúp Trẻ Thông Minh - Wiki Phununet
Có thể bạn quan tâm
- Mới nhất
- Hot nhất
- iNgon
- Cưới hỏi
- Làm mẹ
- Nghệ thuật sống
- Sức khỏe
- Thời trang
- Tình yêu
- Nhà đẹp
- Giải trí
- Chủ đề
Hoaibui2395 @Hoaibui2395
Cách chơi với trẻ 2 tuổi giúp trẻ thông minh 19/04/2015 12:48 PM 5,271Quanh tuổi lên 2, bé có thể nhảy lên với cả hai chân không chạm đất. Bé cũng có thể leo lên cầu thang mỗi chân bước một bậc thang, trong khi tay vịn vào lan can.
CÁCH CHƠI VỚI BÉ 2 TUỔI
Trò chơi với bé 1 - 2 tuổi
Trong não bộ con người chứa khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh nhưng sự thông minh nhạy bén lại phụ thuộc vào những tế bào đó liên kết với nhau như thế nào. Ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ cũng nên giúp bé phát triển trí tuệ bằng các trò chơi hàng ngày.Trò chơi với bé 1 - 2 tuổi
- Bé một tuổi
- Bé một tuổi rưỡi
- Bé 2 tuổi
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM: Hiểu để dạy bé tuổi lên 2 Bé có thể nguệch ra một đường thẳng bằng cách cầm bút chì bên tay phải hoặc tay trái. Bé cũng có thể tự xúc thức ăn khá tốt, với ít thức ăn rơi ra ngoài nhưng không có nghĩa là lúc nào bé cũng xúc được thức ăn một cách thuần thục. Bé xếp được một tháp cao, khoảng 8-10 khối hình. Cha mẹ nên khuyến khích phát triển thể chất cho bé bằng cách chơi cùng con. Chơi bóng cùng bé bên ngoài sân, nô đùa chạy nhảy với bé và khuyến khích bé đạt được những hoạt động thể chất mới. Đưa bé ra ngoài công viên là cách tuyệt vời để bé quan sát các bé khác vui chơi, cũng như hòa nhập xã hội.
Hành vi Cha mẹ bắt đầu than phiền về tính ương bướng khủng khiếp của bé tuổi lên 2. Nếu con bạn thuộc nhóm những bé "cứng đầu" thì bạn không phải người duy nhất. Khó bảo là một phần bình thường trong quá trình phát triển của bé, bắt nguồn từ việc bé muốn thể hiện sự độc lập và "xé rào" những nguyên tắc của mẹ. Bé có thể giận dữ vì bé chưa biết kiểm soát cảm xúc của mình, cũng như các kỹ năng ngôn ngữ chưa đầy đủ khiến bé lúng túng khi bày tỏ nỗi thất vọng, sợ hãi và những cảm xúc khác. Một cách để đối phó với cơn nóng nảy của bé là làm bé bị phân tán sự chú ý. Đó không phải trừng phạt mà đơn giản là giúp bé loại khỏi nguyên ngân gây tức giận. Bé 2 tuổi có tính sở hữu tốt hơn với những đồ đạc thuộc về bé. Đó là nguyên nhân khiến bé do dự mà không muốn chia sẻ với những bé khác. Bạn có thể giúp bé hào phóng hơn bằng cách làm gương tốt cho con về tính sẻ chia, như để bé thấy mẹ chia sẻ bánh kẹo, các tờ báo, điều khiển tivi... với các thành viên khác trong nhà và với bé. Tất nhiên, bé chưa đủ nhận thức để hiểu hết ý nghĩa của chia sẻ cho tới tuổi lên 5. Tình cảm của bé 2 tuổi cũng "nở rộ". Bé biết thể hiện tình yêu thương với những cái ôm và nụ hôn. Ngôn ngữ 2 tuổi là mốc quan trọng để phát hiện những chậm trễ trong ngôn ngữ của bé. Đến 2 tuổi, bé cần có vốn từ vựng khoảng 50 từ, chẳng hạn "bà", "nước", "không", "nữa"... Trong giai đoạn này, bé cũng có thể nói được cụm hai từ có nghĩa, như "quả bóng", "đi xe"... Đừng lo lắng về phát âm của bé trong tuổi này vì chỉ có khoảng 50% những gì bé nói là nghe được và dễ hiểu. Trừ khi bé không phát âm được từ nào có nghĩa mà chỉ như những âm thanh bập bẹ. Biểu hiện khác mà cha mẹ cần quan tâm là bé hiểu được những gì mẹ nói. Nếu bé liên tục bỏ qua yêu cầu của mẹ hoặc mẹ yêu cầu một việc đơn giản nhưng phải lặp đi lặp lại vài lần thì nên lưu ý tới bé. Vấn đề y tế Nếu phát hiện ra bất thường nào của bé như về sức khỏe, tâm lý thì bạn cần đưa bé đi khám. Đây cũng là giai đoạn bệnh tự kỷ có thể được chẩn đoán. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn và bé một bảng câu hỏi được gọi là M-chat, sử dụng để kiểm tra bé 16-30 tháng tuổi, giúp đánh giá nguy cơ bị tự kỷ. Bạn cũng có thể cho bé đi cân và đo. Bác sĩ sẽ: - Hỏi bạn về thói quen ăn, ngủ của bé. - Tìm hiểu các hoạt động thể chất của bé (đi, chạy, nhảy...), cũng như kỹ năng tương tác với những bé khác. - Hỏi xem bé nói được bao nhiêu từ. - Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ chì cho bé, đặc biệt nếu bạn sống trong khu vực có nguy cơ nhiễm độc chì. Bé cũng có thể được yêu cầu kiểm tra nước tiểu. - Kiểm tra thị lực và thính lực cho bé. Dinh dưỡng Bé 2 tuổi có thể ăn khẩu phần bằng ¼ hoặc 1/3 người lớn. Bạn có thể nhận thấy bây giờ bé kén ăn hơn trước và đó là tâm lý bình thường của bé ở lứa tuổi này. Một số bé tỏ ra sợ hãi và từ chối món mới mà bé chưa từng nếm. Cha mẹ đừng quát nạt hay ép buộc bé phải ăn. Thay vào đó, bạn nên đặt một vài món ngon trước mặt bé rồi cuối cùng bé cũng sẽ chịu ăn, dù ít hay nhiều. Ngủ Bé ngủ khoảng 11 tiếng ban đêm và 2 tiếng ban ngày. Tuy nhiên, để dỗ bé ngủ có khi là "trận chiến" thực sự với cha mẹ. Với bé đã quen ngủ cũi, chưa được chuyển sang giường thì bé có thể trèo ra khỏi cũi khi không muốn ngủ. Để an toàn cho bé ngủ cũi giai đoạn này, bạn cần: - Chọn đệm cũi mỏng hơn. - Rải chăn, gối hay đệm quanh cũi, phòng khi bé trèo ra khỏi cũi mà bị ngã. - Loại bỏ đồ chơi, thú bông trong cũi vì bé có thể giẫm lên chúng để bước ra khỏi cũi. - Khi bạn thấy bé cố gắng trèo ra khỏi cũi, hãy nghiêm khắc nhắc bé không được làm vậy. - Luôn giám sát bé khi bé ngủ. Vào ban đêm, nên đặt cũi của bé gần giường ngủ của cha mẹ. - Cho bé ngủ trong túi ngủ vì như thế, bé khó có thể giơ cao chân khi muốn leo khỏi cũi. Nếu bạn muốn chuyển bé ngủ cũi sang giường riêng thì có 2 gợi ý như sau: - "Phương pháp lạnh": Đơn giản chỉ cần loại bỏ cũi và thay vào vị trí đó một chiếc giường mới. Chọn giường dành cho bé với hai rào chắn bằng sắt ở hai bên thành giường, hạn chế bé không bị ngã khỏi giường. - "Phương pháp tiếp cận dần dần": Đặt chiếc giường mới cạnh vị trí chiếc cũi. Bạn có thể bắt đầu đọc sách cho bé trên giường hoặc cho bé ngủ trưa trên chiếc giường mới. Sau đó, chuyển cho bé sang ngủ giường vào ban đêm. Khi bé đã quen với giường thì rời chiếc cũi ra khỏi phòng. Lưu ý: Dù chọn phương pháp nào thì bạn cũng cần nhắc nhở bé, tuyệt đối không được tự ý ra khỏi giường mà không có mẹ. Phát triển xã hội Bé ở tuổi này thích chơi với bé khác nhưng theo kiểu ngồi cạnh rồi chơi. Bé thích các đồ chơi có nhạc hay hoạt động thể chất. Chia sẻ tất nhiên là rất khó khăn với bé ở tuổi lên 2; tuy nhiên, bạn có thể rèn tính chia sẻ cho con bằng cách chờ tới lượt khi chơi. Khi các bé tranh nhau một món đồ chơi, hãy đề nguyên tắc mỗi bé chỉ được chơi một phút để giảm bớt sự tranh giành (đặt biệt là với các anh chị em ruột). Đây cũng là lứa tuổi lý tưởng để dạy bé dọn dẹp. Bé có thể bắt chước mẹ thu dọn đồ chơi hoặc nhặt rác, bỏ vào thùng rác. Ngoài ra, bé cũng thích bắt chước cha mẹ về ngôn ngữ và hành vi. Giáo dục Bên cạnh việc học màu sắc và tăng vốn từ vựng, bé 2 tuổi cũng học được làm thế nào để phân loại đồ vật, như bỏ đồ chơi vào một giỏ, quần áo vào giỏ khác. Bé cũng biết xác định các hình ảnh đơn giản như một quả bóng, con chó, con mèo... Bé có thể chỉ vào mắt, tai, mũi khi được hỏi, sẽ lặp lại các từ và nói được 2-3 từ trong một câu có nghĩa. Bạn có thể dạy con bằng cách để bé giúp mẹ những việc đơn giản, chẳng hạn dọn đồ chơi, thu quần áo vào chậu. Nên mô tả những gì bé đang làm vì đó là cách giúp bé học từ mới. Bé 2 tuổi cũng có thể chơi với bút và màu vẽ. Hãy cho bé một vài cây bút màu, tờ giấy trắng hoặc màu nước để bé được sáng tạo. Thách thức với cha mẹ Cơn giận dữ: Một người mẹ chia sẻ: "Bé Mia 2 tuổi nhà tôi hay tức giận, đặc biệt khi bé muốn cái gì đó mà không được". Người mẹ cho biết khi đó, bé sẽ lăn trên sàn, ném mọi thứ có trong tay rồi gào khóc inh ỏi. Nhưng nếu cho bé thứ mà bé muốn thì ngay lập tức, bé nín khóc liền. Còn không, thậm chí bé sẽ lao vào đánh mẹ vì không vừa ý. Giải pháp: Gọi tên cảm xúc của bé rồi bỏ qua nó. Tính nhất quán của cha mẹ chính là chìa khóa để đối phó với cơn giận của bé. Nếu yêu cầu của bé là không thể đáp ứng thì đơn giản, bạn cần nghiêm khắc bỏ qua bé. Miễn là bé không đặt bé hoặc ai khác vào nguy hiểm. Hãy cứ để bé "ăn vạ" cho tới khi nào qua cơn giận của bé thì thôi. Hoặc bạn chọn hình phạt cho bé. Đưa bé vào một chỗ trong nhà và nói với bé khi nào bé bình tĩnh hơn thì hai mẹ con sẽ nói chuyện. Sau đó, khi bé đã hết khóc, cần giải thích cho bé lý do bị phạt. Đây là cách giúp bé tự ý thức việc nào đúng - việc nào sai và hạn chế những hành vi tương tự.
6 cách để dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời
Thật khó để bạn có thể “bắt” một đứa trẻ mới chập chững biết đi vâng lời bạn vì ở độ tuổi này, các bé chưa phân biệt được điều đúng sai, chưa thể hiểu rõ những cái được và không được. Nhưng các mẹ có biết rằng, chỉ bằng các biểu hiện thái độ, giọng nói, ánh mắt... mẹ hoàn toàn có thể truyền tải được thông điệp mình muốn nói và bé sẽ ngoan hơn mà mẹ không cần phải quát mắng. Tiến sĩ Martin J. Drell (Hàn Lâm Viện Mỹ về Tâm Lý Trẻ Nhỏ và Vị Thành Niên - AACAP) sẽ mách nhỏ các mẹ một vài phương pháp để răn dạy những bé dưới 2 tuổi nghe lời. 1. Hãy nghiêm giọng thay vì la mắng Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết, khi bạn để cho con thấy mình giận dữ, tức là bạn đã thất bại. Vì khi bạn giận dữ, hoặc là trẻ sẽ thấy sợ, hoặc là sẽ trở nên bướng và lì hơn. Thay vì giận dữ và la mắng, bạn hãy nghiêm giọng lại và nói với con về việc bé vừa làm là không tốt và đừng quên chỉ ra cho con những hậu quả mà bé đã gây ra. "Tất nhiên là bé sẽ không hiểu được vấn đề như bố mẹ mong đợi, nhưng đừng vì thế mà không giải thích và nói chuyện với con về những việc bé vừa làm. Cách bạn nói, ngữ điệu, thái độ nghiêm nghị của bạn sẽ làm bé phần nào nhận ra vấn đề. Bé sẽ ít nhiều cảm thấy áy náy, hối lỗi", Martin J. Drell cho biết. Thể hiện thái độ giận dữ tức là bạn đã thất bại trước con. (Ảnh minh họa) 2. Sử dụng ánh mắt Bạn đừng quên sử dụng "vũ khí" cực hiệu quả đó là ánh mắt nghiêm nghị. Khi nói với bé về những lỗi lầm mà trẻ vừa gây ra, hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Ánh mắt của bạn sẽ giúp bé tập trung, thấy vấn đề là nghiêm trọng và cần phải lắng nghe. Tuy nhiên, Martin J. Drell cũng dặn dò cha mẹ một điều, đó là "cũng như giọng điệu, bạn đừng nhìn bé với ánh mắt giận dữ mà hãy thể hiện sự nghiêm khắc đúng mực, vì bé đang “đọc” vấn đề từ ánh mắt của bạn". 3. Nói đi đôi với làm Đôi khi bạn hãy truyền tải cho bé những thông điệp có "trọng lượng". Thông điệp này đòi hỏi sự mạnh mẽ trong lời nói, ngữ điệu và có hành động kèm theo. Ví dụ khi bạn nói: “Đã đến lúc đi ngủ rồi con yêu” thì hãy kèm theo hành động bế bé hoặc dắt bé đi vào phòng ngủ, đồng thời tắt đèn. Bé sẽ hiểu rằng, đã đến giờ phải lên giường đi ngủ, không có gì có thể thay đổi được điều đó và sẽ làm theo ý của bạn. 4. Hãy hướng dẫn trẻ thật cụ thể Khi bạn muốn bé thu dọn đồ chơi của mình sau khi chơi thì hãy hướng dẫn con thật cụ thể. Đừng bao giờ nói với trẻ dưới 2 tuổi một câu mơ hồ như: "Con hãy cất đồ chơi đi", mà phải nói: "Con hãy cất con ốc sên màu xanh vào hộp đi", và kèm theo đó là bạn làm cho bé thấy để ghi nhớ và tự làm lần sau. "Bé sẽ chẳng hiểu cất cái gì và cất vào đâu vì như đã nói, ở lứa tuổi này ngôn ngữ của bé chưa hoàn chỉnh, bé đang học hỏi rất nhiều, kể cả lời nói. Vì vậy nếu muốn một đứa trẻ dưới 2 tuổi hiểu và biết nghe lời thì cha mẹ phải có hướng dẫn cụ thể", Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết thêm. Việc bé hối lỗi bằng ánh mắt và đôi môi này đã khiến không ít cha mẹ mềm lòng. (Ảnh minh họa) 5. Không yêu cầu quá nhiều Nếu như bạn đã yêu cầu con làm việc gì đó, nhưng bé vẫn chưa thực hiện thì bạn chỉ nhắc nhở lại 1 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, bé dễ lầm tưởng bạn đang cáu giận và sẽ có tâm lý tránh xa bạn đấy. Và khi bạn càng nói, bé càng không nghe thì khả năng bạn sẽ tức giận là rất cao. Mà khi tức giận thì tức là bạn đã thất bại. 6. Đừng mềm lòng trước ánh mắt của bé Nhìn vào đôi mắt ngân ngấn nước của con, nhiều bà mẹ đã không thể kiềm chế được lòng mình nên đã vội vã ôm con vào lòng khi vừa mắng bé xong. Hành động đó của bạn đã vô tình xóa bỏ hết “công cuộc” dạy dỗ vừa rồi.Thực đơn trong tuần cho trẻ 2 tuổiMón ngon bổ dưỡng cho bé 2 tuổi phát triển toàn diệnTăng chiều cao cho bé 2 tuổi, 3 tuổiCách chăm sóc em bé 2 tháng tuổi phát triển tốt nhấtThực đơn trong tuần cho trẻ 1-2 tuổiCách dạy con 2 tuổi thông minh, nhanh nhẹn (ST)
Tags: #trẻ 2 tuổi Lưu Chia sẻ kiến thức hữu ích tới mọi người! Hỏi đáp, bình luận, trả bài: *địa chỉ email của bạn được bảo mậtTOP 5 Wiki liên quan
-
Cách chơi với trẻ 2 tuổi bạn nhất định phải biết
-
Cách chơi với trẻ 2 tuổi để bé tự lập như người Nhật
-
Cách chơi với trẻ 2 tuổi thật khoa học
-
Cách chơi với trẻ 2 tuổi thật dễ dàng
-
Cách chơi với trẻ 2 tuổi rất khoa học
TOP 10 Wiki hot nhất
-
Siêu xe của Mỹ Tâm cực "chất"
-
Làm lồng đèn giấy tam giác đẹp lung linh mà dễ ợt cho bé dịp Trung thu
-
Ý nghĩa của cỏ ba lá và cách trồng
-
Kỹ thuật trồng cây mai tứ quý để nở đúng Tết
-
Sinh tố ớt chuông-cà chua tăng cường sức khỏe
-
Bệnh nấm da ở trẻ em
-
Cách làm món cá bống sông Trà
-
Xem bói máy mắt theo giờ
-
Ý nghĩa của biểu tượng du lịch Việt Nam
-
Cách xin lỗi bạn thân bí quyết hàn gắn mối quan hệ hiệu quả
Hoai Bui @Hoaibui2395
Siêu xe của Mỹ Tâm cực "chất" 328 lượt xem Like Repost Share- #Mỹ Tâm
Binh Nhi @seminoon
Làm lồng đèn giấy tam giác đẹp lung linh mà dễ ợt cho bé dịp Trung thu 1,128 lượt xem Like Repost Share- #lung linh
- #trung thu
- #Trung Thu
- #lồng đèn
- #cho bé
Hoai Bui @Hoaibui2395
Ý nghĩa của cỏ ba lá và cách trồng 661 lượt xem Like Repost Share- #ý nghĩa
Hoai Bui @Hoaibui2395
Kỹ thuật trồng cây mai tứ quý để nở đúng Tết 2,931 lượt xem Like Repost Share- #Kỹ thuật
Quang Online @quangpham
Sinh tố ớt chuông-cà chua tăng cường sức khỏe 769 lượt xem Like Repost Share- #tăng cường
- #Sức khỏe
- #sinh tố
Nhan Luu @Nhanluu1294
Bệnh nấm da ở trẻ em 334 lượt xem Like Repost Share- #Bệnh nấm da
- #bệnh nấm da
- #Bệnh nấm
- #nấm da
Nhan Luu @Nhanluu1294
Cách làm món cá bống sông Trà 627 lượt xem Like Repost Share- #cách làm
- #cá bống
Binh Nhi @seminoon
Xem bói máy mắt theo giờ 111,256 lượt xem 2 Like Repost Share- #xem bói máy mắt theo giờ
- #Xem bói máy mắt theo giờ
- #máy mắt dự báo điềm gì
- #tại sao bị máy mắt
- #hay bị máy mắt
- #máy mắt trái
- #máy mắt phải
- #mắt giật
- #Xem bói
Binh Nhi @seminoon
Ý nghĩa của biểu tượng du lịch Việt Nam 3,293 lượt xem Like Repost Share- #Du lịch Việt Nam
- #biểu tượng
- #Việt Nam
Nhan Luu @Nhanluu1294
Cách xin lỗi bạn thân bí quyết hàn gắn mối quan hệ hiệu quả 30,123 lượt xem Like Repost Share- #cách xin lỗi bạn thân
- #cách xin lỗi
- #bí quyết
Binh Nhi @seminoon
Làm sao để hết táo bón nhanh mà không cần dùng thuốc 17,326 lượt xem 1 Like Repost Share- #bị táo bón phải làm sao
- #làm sao để hết táo bón
- #chữa táo bón tại nhà
- #món ăn trị táo bón
- #ăn gì hết táo bón
- #táo bón ăn gì
- #hết táo bón
- #dùng thuốc
- #cần dùng
- #táo bón
- #làm sao
Nhan Luu @Nhanluu1294
Làm sao để hết bệnh đồng tính? 7,366 lượt xem Like Repost Share- #đồng tính
- #làm sao
Giấy phép MXH số: 240/GP-BTTTT do Bộ Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp cấp ngày 12/6/2015
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quỳnh Mai
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần Vietnam Online Group
Trụ sở: Tầng 7, số 32 Phố Huế, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Phòng 201, Tầng 2, Số 2, Ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Email liên hệ: contact@phununet.com
Điện thoại: 04-3 224 7544
Mã số doanh nghiệp: 0101791319
Top xink Bộ sưu tập Chợ xink Thanh lýTừ khóa » Trò Chơi Thông Minh Cho Bé 2 Tuổi
-
Top 10 Trò Chơi Cho Bé 2 Tuổi Giúp Phát Triển Trí Tuệ - Mamamy
-
15 Trò Chơi Cho Bé 2 Tuổi Giúp Phát Triển Trí Thông Minh
-
TOP 10 Trò Chơi Trí Tuệ Cho Bé 2 Tuổi đáng Mua Nhất - Monkey
-
Top 20 Loại đồ Chơi Thông Minh Cho Bé 2 Tuổi
-
Danh Sách Các Trò Chơi Cho Bé 1-2 Tuổi Rèn Luyện Trí Thông Minh
-
12 Trò Chơi Kích Thích Trí Não Dành Cho Bé 2 – 4 Tuổi
-
9 Món Đồ Chơi Cho Bé 2 Tuổi Chơi Hoài Không Chán - Meviet
-
Trò Chơi Cho Bé 2 Tuổi Phát Triển Trí Thông Minh
-
Top 10 Trò Chơi Thú Vị Cho Bé 2 Tuổi Giúp Phát Triển Trí Tuệ
-
Top 10 Món Đồ Chơi Trí Tuệ Cho Bé 2 Tuổi, 3 Tuổi Tốt Nhất Hiện Nay ...
-
Tổng Hợp 10+ Trò Chơi Cho Bé 2 Tuổi Chi Tiết Nhất
-
Đồ Chơi Thông Minh Cho Bé 2 Tuổi Giá Siêu Tốt - Tháng 7, 2022 | Tiki
-
Muốn Trẻ Thông Minh Hơn? Đừng Bỏ Qua 10 Trò Chơi Trí Tuệ Cho Trẻ Em