Cách Chọn Bàn Phím Chơi Game Dành Cho Game Thủ Try - Hard

Ngày nay, việc giải trí thông qua game đã trở nên phổ biến với mọi người. Ngoài những tựa game được chơi trên điện thoại thì các tựa game trải nghiệm trên máy tính cũng hấp dẫn không kém. Tuy nhiên, trong quá trình chơi game trên máy tính thì bạn đã biết chọn bàn phím sao cho phù hợp không? Hãy theo dõi hết bài viết này để tham khảo thêm cách chọn bàn phím chơi game dành cho game thủ Try - Hard nhé!

Cách chọn bàn phím chơi game dành cho game thủ Try - Hard

Cách chọn bàn phím chơi game dành cho game thủ Try - Hard

I. Cách chọn bàn phím chơi game dành cho game thủ

1. Loại switch

Điều đầu tiên khi chọn một bàn phím chơi game thì người chơi nên lựa chọn loại switch nào phù hợp nhất với nhu cầu và loại game mà bạn đang chơi, chẳng hạn như muốn tiếng kêu to, nhỏ hoặc không có tiếng, nhấn nhẹ hay nặng, tốc độ bấm có nhanh hay không.

Nếu như tay yếu cần bấm nhanh bấm nhiều thì không nên lựa chọn Black hoặc Green switch, nhà có trẻ nhỏ hoặc hay dùng buổi tối thì không nên sử dụng Blue switch, chơi những game có tốc độ cao thì nên lựa chọn Red switch hoặc Silver Speed switch.

Thật ra yếu tố sở thích mới là điều quan trọng nhất, bởi có nhiều game thủ thường "cày" game vào buổi tối nhưng lại cứ thích sử dụng Blue với Black switch, hoặc những switch càng nặng càng ồn thì lại càng thích thú.

Loại switch

Loại switch

Có thể bạn quan tâm: Switch trên bàn phím cơ là gì? Các loại Switch có trên thị trường

2. Các tính năng gaming

Một bàn phím chơi game quan trọng nhất vẫn là NKRO (khả năng nhận diện nhiều phím cùng một lúc). Ví dụ như 6-key rollove thì có nghĩa người dùng có thể bấm được 6 phím cùng một lúc mà bàn phím vẫn có thể nhận đủ tín hiệu.

Đồng thời, hầu hết thì các bàn phím chơi game tầm trung hoặc cao cấp thì đều hoàn toàn có thể đáp ứng được tối thiểu là 6 đến 10 phím hoặc không giới hạn bấm bàn phím. Nhằm mục đích đảm bảo các game thủ có thể chơi game tốt và mượt nhất, kể cả những game đối kháng hai người trên cùng một bàn phím.

Thêm vào đó, những tính năng tùy chỉnh loại game chơi mà người chơi cần phải tập trung lựa chọn là lập trình phím Marco, tùy chỉnh độ nhạy của phím, tần số nhận diện siêu nhanh với độ trễ cực thấp, chỉnh đèn LED trên từng phím để có thể gán cho các đối tượng đặc biệt khi chơi.

Các tính năng gaming

Các tính năng gaming

3. Giá tiền

Nếu bạn muốn tìm kiếm những bàn phím có giá tiền dưới 1 triệu thì có thể lựa chọn các thương hiệu bàn phím cơ bình dân chẳng hạn như Dare-U. Nếu bạn muốn cao hơn tầm 1 đến 2 triệu thì có thể tham khảo các dòng sản phẩm của Keychron, Akko, Corsair,... Còn nếu muốn các dòng cao cấp hơn khoảng 3 triệu trở lên thì có thể ưu tiên lựa chọn các thương hiệu lớn như Realforce, Filco, Glorious, Steelseries, Corsair, Razer,...

Giá tiền

Giá tiền

4. Bàn phím cơ có đèn hay không đèn

Đối với những mới bắt đầu chơi phím cơ thì việc lựa chọn bàn phím cơ có đèn hay không đèn là suy nghĩ đầu tiên mà người dùng nghĩ tới đầu tiên khi lựa chọn mua. Đơn giản bởi một bàn phím cơ có đèn màu sắc lấp lánh, bắt mắt nhìn rất "chất chơi gaming" và sẽ được gắn mác là "bàn phím cơ gaming".

Thêm vào đó, bản thân hệ đèn RGB trên từng phím cũng có rất nhiều tác dụng khá hữu ích hỗ trợ nhiều cho người chơi trong quá trình chơi game. Nhưng việc bàn phím cơ có đèn hay không cũng chưa phải là lựa chọn tiên quyết hàng đầu.

Bởi bạn không thể nào phủ nhận một điều là nếu một bàn phím cơ có đèn hay không đèn thì đều có thể chơi game tốt. Và việc hỗ trợ người chơi có thể chơi game được tốt hay không phụ thuộc chủ yếu vào switch, tốc độ gõ có nhanh hay không và các tính năng quan trọng khác chứ không phải dựa vào màu sắc đèn.

Bàn phím cơ có đèn hay không đèn

Bàn phím cơ có đèn hay không đèn

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách chỉnh, đổi màu đèn bàn phím cơ đơn giản, chi tiết

5. Chọn có dây hay không dây

Một bàn phím cơ có dây thì chủ yếu không có độ trễ, tuy nhiên nếu sử dụng dây nhợ dày ngoằn cũng khá bất tiện trong quá trình trải nghiệm, nhất là khi cần di chuyển. Còn về bàn phím cơ không dây được kết nối với Bluetooth thì đi theo chúng là độ trễ kỹ thuật 8m, do việc kết nối tiết kiệm năng lượng và cũng phụ thuộc một phần vào công nghệ Bluetooth mà bạn đang dùng (cũng tốn pin).

Nếu như bạn muốn trải nghiệm game thông thường không phải để đấu eSport hoặc PvP siêu tốc thì có thể lựa chọn không dây để dùng. Còn nếu bạn đấu game chuyên nghiệp hoặc muốn tận dụng lợi thế để giành chiến thắng thì đa phần bàn phím có dây sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Chọn có dây hay không dây

Chọn có dây hay không dây

Thêm vào đó, nếu bạn muốn mua bàn phím không dây mà vẫn muốn giảm độ trễ xuống thì có một cách khác là lựa chọn những bàn phím cơ sử dụng tần sóng 2.4GHz. Loại sóng này trong khi sử dụng có thể ép polling rate lên đến con số 1000Hz và có độ trễ khá ổn định không thua kém gì bàn phím có dây.

Tuy nhiên, vì là sóng không dây nên vẫn có thể xảy ra tình trạng nhiễu và thiết bị sử dụng vẫn cần có pin. Đồng thời, sóng này cũng sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn nên việc hết pin sẽ diễn ra sớm hơn. Và trong quá trình sử dụng, nếu như làm mất USB kết nối thì cũng đồng nghĩa với việc bạn mất đi khả năng kết nối không dây, vì vậy mà người dùng hết sức lưu ý và cẩn thận.

Chọn có dây hay không dây

Chọn có dây hay không dây

II. Top những bàn phím chơi game tốt nhất được bán tại Thegioididong

1. Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Razer BlackWidow

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Razer BlackWidow được thiết kế vô cùng hiện đại, có kiểu dáng hình chữ nhật, các bàn phím được sắp xếp hợp lý giúp tối ưu các thao tác cho người dùng sử dụng. Thêm vào đó, Razer BlackWidow có giá kê tay giúp giảm áp lực cho cổ tay người dùng và đảm bảo sự thoải mái cho người chơi ngay cả khi bạn chơi game trong khoảng thời gian dài.

Đồng thời, Razer BlackWidow có 104 phím và các vùng phím số được tách riêng. Ngoài ra, Razer BlackWidow còn có bánh xe lăn và các phím đa năng để dễ dàng tùy chỉnh độ sáng, âm lượng hoặc tạm dừng. Đèn LED RGB cũng tổng hợp 16.8 triệu màu cho người dùng lựa chọn sử dụng.

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Razer BlackWidow

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Razer BlackWidow

2. Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Razer Huntsman Tournament Edition

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Razer Huntsman Tournament Edition là bàn phím tenkeyless 104 phím cơ bản, được thiết kế theo kiểu rút gọn vừa đẹp mắt lại còn vừa gọn gàng và tiện lợi. Razer Huntsman Tournament Edition còn sở hữu công nghệ switch cơ học độc quyền của Razer, vì vậy mà các phím rất nhạy và bấm cực êm.

Bàn phím còn có hệ thống đèn LED RGB nhiều hiệu ứng, người dùng có thể điều chỉnh linh hoạt thông qua phần mềm Razer Synapse. Thêm vào đó, Razer Huntsman Tournament Edition còn có tuổi thọ cực kỳ ấn tượng lên đến 100 triệu lượt nhấn, dây cáp tháo rời sử dụng được linh hoạt và thuận tiện hơn.

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Razer Huntsman Tournament Edition

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Razer Huntsman Tournament Edition

3. Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Corsair K68 RGB Mechanical

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Corsair K68 RGB Mechanical được thiết kế khá nổi bật, bắt mắt và tạo hình cũng rất thân thiện với người dùng. Corsair K68 RGB Mechanical có bàn phím chuẩn với 104 phím bấm cơ bản và 7 nút media tiện lợi kèm theo miếng lót tay giúp người dùng chống mỏi tay, phù hợp trong các trận game lâu dài.

Đồng thời, bàn phím Corsair K68 RGB Mechanical còn có khả năng chống nước và chống bụi IP32 cực kỳ ấn tượng, trang bị đèn nền LED RGB và Switch cơ Cherry MX Red nổi tiếng từ Đức với kết nối đơn giản bằng dây qua cổng USB trực tiếp.

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Corsair K68 RGB Mechanical

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Corsair K68 RGB Mechanical

4. Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Rapoo V500Pro

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Rapoo V500Pro có thiết kế đẹp mắt, hiện đại với chất liệu cứng chắc bền bỉ nhưng lại có kích thước khá gọn gàng. Rapoo V500Pro có bàn phím sử dụng 104 nút bấm chuẩn, Switch Rapoo Blue có độ bền tới 60 triệu lần nhấn, đảm bảo đồng hành cùng bạn trong thời gian dài.

Người dùng có thể sử dụng dây cổng USB kết nối với các thiết bị khác một cách thuận tiện, ngoài ra Rapoo V500Pro còn trang bị đèn LED RGB chuẩn "gaming" giúp cho không gian của bạn thêm đẹp và sinh động. Rapoo V500Pro cũng hoàn toàn tương thích với hệ điều hành Windows và macOS.

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Rapoo V500Pro

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Rapoo V500Pro

5. Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Corsair K63 Compact Mechanical

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Corsair K63 Compact Mechanical có thiết kế cá tính, thời thượng và là bàn phím cơ kiểu rút gọn giúp tô điểm thêm cho không gian của bạn sành điệu hơn. Trọng lượng bàn phím khá nhẹ chỉ 500gram dễ dàng mang theo khi di chuyển đi học, đi làm hoặc du lịch.

Corsair K63 Compact Mechanical còn tích hợp các phím riêng (chẳng hạn như Stop, Play/Pause, Forward, Backward) ở bên góc trái dễ dàng thao tác và sử dụng. Bàn phím còn có thể tùy chỉnh biên độ sáng đèn nền, Windows Lock và 3 phím điều chỉnh âm lượng bên phải để người dùng có thể nhấn được thuận tiện hơn trong quá trình trải nghiệm.

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Corsair K63 Compact Mechanical

Bàn Phím Cơ Có Dây Gaming Corsair K63 Compact Mechanical

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách chọn vô lăng chơi game đua xe chi tiết nhất
  • Cách chọn ghế chơi game phù hợp dành cho game thủ
  • Hot swap là gì? Bạn đã biết gì về Hot swap trên bàn phím cơ?
  • Bàn phím giả cơ là gì? Phân biệt bàn phím cơ và bàn phím giả cơ
  • Cách tắt bàn phím ảo trên laptop, PC đơn giản, chi tiết
  • Cách chọn Case máy tính dành cho người mới tập build PC
  • Hướng dẫn chọn màn hình máy tính chơi game dành cho game thủ
  • Top 8 bàn phím chơi game cho laptop chính hãng, giá tốt

Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn cách chọn bàn phím chơi game dành cho game thủ Try - Hard. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc, hãy để lại bình luận dưới bài viết này nhé. Chúc các bạn trải nghiệm game thú vị!

Một số mẫu bàn phím đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:1

Từ khóa » Game Chơi Bằng Bàn Phím Máy Tính