Cách Chọn Cây Trồng ở Giếng Trời Hợp Phong Thuỷ, Tăng Tài Lộc, May ...

Giếng trời và tiểu cảnh sân vườn là một trong những giải pháp thiết kế mang lại cảnh quan cho ngôi nhà. Đồng thời, cây trồng ở giếng trời còn đóng vai trò quan trọng trong mặt ý nghĩa phong thuỷ, cải thiện không gian sống tốt, đẹp và thuận lợi hơn.

Cach-chon-cay-trong-o-gieng-troi-hop-phong-thuy-tang-tai-loc-may-man.jpg

Tiểu cảnh giếng trời và ý nghĩa phong thuỷ

Giếng trời thường được bố trí tại khu vực trung tâm của ngôi nhà. Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hoả thăng – Thuỷ giáng – Thổ bình hoà hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

Giếng trời và tiểu cảnh khi được kết hợp sẽ có tác dụng kích hoạt luồng sinh khí thu được từ giếng trời. Nhằm làm tăng vượng khí, ngoài việc bố trí cây trồng ở giếng trời, người ta còn thiết kế thêm hồ nước ở khu vực này. Nước chảy từ trên tường và ánh sáng trực tiếp chiếu xuống làm cho không gian mát mẻ hơn, cây cối phát triển tươi tốt hơn.

Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mộc thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh.

Với sự cân bằng của ngũ hành, giếng trời và tiểu cảnh khi được kết hợp sẽ làm tăng khí tốt cho ngôi nhà. Mang lại may mắn, những luồng “sinh khí” cho gia chủ.

Những loại cây nào phù hợp trồng ở giếng trời?

Giếng trời có vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho ngôi nhà. Do đó, giếng trời thường được kết hợp với tiểu cảnh sân vườn bên dưới. Việc này sẽ giúp kết nối ngôi nhà với thiên nhiên, tạo cảnh quan xanh mát.

Tuy nhiên, việc giếng trời lấy sáng trực tiếp cũng làm ảnh hưởng đến việc trồng cây bên dưới. Thông thường, những cây có sức sống tốt, chịu hạn tốt thích hợp trồng ở những khu vực này hơn.

Khi bố trí cây ở giếng trời, không nên trang trí, sắp đặt quá phức tạp. Điều quan trọng nhất vẫn là giữ cho giếng trời được thông thoáng, nhẹ nhàng như chính vai trò của nó. Hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến vai trò lấy sáng và khí của khu vực này. Bạn có thể bài trí cây to với cây nhỏ chung với nhau để tạo nên tiểu cảnh đa dạng, bắt mắt hơn.

Tuỳ kích thước giếng trời to hay nhỏ mà bạn sẽ có những sự lựa chọn về kích thước cây cảnh khác nhau. Dưới đây sẽ là 1 số gợi ý về cây cảnh phù hợp để trồng ở giếng trời.

Gợi ý một số loại cây phù hợp trồng ở giếng trời

1. Cây chủ đạo

Các chủng cây trong mát hiện nay vô cùng đa dạng. Đối với những cây chủ đạo (cây đóng vai trò trung tâm ở khu vực giếng trời) chúng ta sẽ có những lựa chọn như:

Cây Kim Ngân

Cây Kim Ngân thường được dùng để trang trí bàn làm việc. Tuy nhiên, khi được sống trong không gian rộng rãi, cây có thể cao trên 1 mét. Với kích thước này, Kim Ngân rất thích hợp trở thành cây chủ đạo khi trồng ở giếng trời.

Theo phong thuỷ, Kim Ngân khi được trồng ở giếng trời sẽ càng làm gia tăng ý nghĩa tốt của nó. Giúp mang lại tiền tài, may mắn cho gia chủ.

Cach-chon-cay-trong-o-gieng-troi-hop-phong-thuy-tang-tai-loc-may-man-01.jpg

Cây Khế

Khế có tán lá rộng, nhưng bạn có thể dễ dàng điều chỉnh theo ý muốn của mình. Chỉ với 1 gốc khế trồng giữa giếng trời thì nó cũng đủ tạo nên sự tinh tế cho không gian. Ngoài ra, mỗi khi vào mùa, những chùm hoa đỏ của khế còn giúp làm nổi bật hơn cho không gian giếng trời.

Cach-chon-cay-trong-o-gieng-troi-hop-phong-thuy-tang-tai-loc-may-man-2.jpg

Cây Đào Tiên

Trong những năm gần đây, cây Đào Tiên được rất nhiều người yêu thích và trồng làm cây cảnh. Cây có thân hình rất đẹp, quả tròn màu xanh bắt mắt. Chỉ từ 3 – 4 năm là cây đã có thể cho ra quả.

Cach-chon-cay-trong-o-gieng-troi-hop-phong-thuy-tang-tai-loc-may-man-3.jpg

Cây Lộc Vừng

Kích thước của Lộc Vừng phụ thuộc vào môi trường cũng như cách chăm sóc của người trồng. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng khống chế sự phát triển của cây, thích hợp trồng ở giếng trời.

Ngoài ra, đây còn là 1 trong số những loại cây thuộc bộ tứ cây phong thuỷ. Theo quan điểm phương Đông, trồng Lộc Vừng sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc, hưng thịnh cho gia chủ. Trồng một cây Lộc Vừng giữa giếng trời còn là, gia tăng những khí tốt này hơn.

Cach-chon-cay-trong-o-gieng-troi-hop-phong-thuy-tang-tai-loc-may-man-4.jpg

Cây Cóc

Cóc là loại cây ăn quả được ưa trồng trong những năm gần đây. Ngoài công dụng cho trái ăn quanh năm, cóc còn thích hợp trở thành cây trồng ở giếng trời. Với một cây cóc được chăm sóc kỹ lưỡng và cắt tỉa khéo léo, nó sẽ tạo thành một dáng đứng đẹp giữa giếng trời.

Cach-chon-cay-trong-o-gieng-troi-hop-phong-thuy-tang-tai-loc-may-man-5.jpg

2. Cây phụ tô điểm

Các giống họ trầu có kích thước nhỏ, đẹp thích hợp trồng xen kẽ, làm cây phụ tô điểm cho tiểu cảnh ở giếng trời. Hoặc bạn có thể chọn chúng làm chậu treo để phân bố vị trí giữa các cây chính và cây phụ tốt hơn. Một số cây phụ tô điểm gợi ý: cây trầu bà vàng, trầu bà cẩm thạch, trầu bà đế vương đỏ, trầu bà leo cột, cây lan tim chậu treo, cây lan hạt dưa,…

Bên cạnh chọn cây cảnh phù hợp với giếng trời, bạn còn có thể bố trí thêm đá, sỏi, các phụ kiện cây cảnh,… để làm sinh động hơn phần tiểu cảnh của chúng ta.

Bí quyết chăm sóc cây trồng ở giếng trời

Nhờ được phát triển dưới điều kiện ánh sáng trực tiếp ở khu vực giếng trời, những cây nơi đây sẽ nhanh chóng mọc sum suê, nhiều lá. Do đó cần thường xuyên tỉa bớt lá, cành để khu vực được thông thoáng.

Nên tưới nước cho cây vào mỗi sáng để đảm bảo giữ ẩm cho đất. Bạn có thể kiểm tra độ ẩm của đất bằng dùng que ghim sâu xuống đất để cảm nhận.

Cách 3 – 4 tháng thì nên bón phân hữu cơ cho cây 1 lần để giúp cây tăng trưởng tốt hơn.

Xem thêm:

Trồng cây phong thủy phòng khách nên quan tâm điều gì?

5 loại cây trồng ban công giúp chiêu tài, vượng vận

Từ khóa » Trồng Cây Leo Giếng Trời