Cách Chọn Chim Vành Khuyên Bổi Chuẩn Nhất - Wiki Phununet

Cách chọn chim vành khuyên bổi chuẩn nhất. Người chơi chim khuyên kì công ai cũng biết trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim “mộc” bẫy từ thiên nhiên có khi chỉ lựa được vài con, dù mất công và tốn thời gian nhưng để tìm ra con chim có tố chất hơn là bỏ tiền mua sẵn một “đệ nhất” vành khuyên đã được tôi luyện vẫn là thú của người chơi.

CÁCH CHỌN CHIM VÀNH KHUYÊN BỔI Tổng hợp kiến thức chơi chim vành khuyên của các nghệ nhân

Trong hàng vạn chú chim bị nhốt trong lồng phải “tinh” để nhận ra được những đặc điểm của một chú khuyên “vô địch” trong tương lai. PHẦN 1 : Cách chọn chim Vành Khuyên hót Chim Vành Khuyên ( Thuộc bộ Sẽ) được phân bố đều trên thế giới . Tại Việt Nam có 3 họ: 1 -Chim Vành Khuyên Nâu - Sống tại các tỉnh miền nam Trung Quốc(Giáp các tỉnh miền Bắc nước ta) và các tỉnh phía Bắc. Chim có hình giáng to (Trường chim) nhưng giọng hót không hay chính vì vậy rất ít người nuôi. 2 - Chim Vành khuyên Xanh - Sống tại hầu hết các tỉnh bắc Trung bộ , Trung bộ, Nam Trung Bộ. Chim có hình dáng thon nhỏ và có giọng hót rất hay ( Do là bộ Sẽ lên ngoài giọng hót của Khuyên. Chim còn học được các giọng hót của các loài chim khác ví dụ như Chích chòe ) 2 - Chim Vành khuyên Vàng - Sống tại các tỉnh miền Nam nước ta. Chim có giọng hót rất hay nhưng tinh thần hót đấu không bằng chim Vành khuyên Xanh. Để chọn được chim Vành khuyên hót dân chơi chim thường chọn chim theo bộ ( Bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn vì khi líu chim thường líu xòe rất đẹp) Cách chọn chim trong lồng mộc: Ngoài chợ chim người bán chim thường nhốt hàng trăm con chim mộc vào 1 lồng làm sao có thể chọn được 1 con chim hay thật là rất khó nhưng theo kinh nghiệm của người nuôi lâu năm. người ta thường bắt ra khoảng 10 con chim nhanh nhẹn khỏe mạnh trong lồng có bộ gần giống như kể trên sau đó tách ra những con có mỏ mỏng có giọng quát to( vì hầu hết những con có giọng quát to là chim đực). Nếu còn nghi ngờ thì phải bắt ra tay để thổi tu nếu con nào có tu cuồn cuộn thì là chim đực, chim cái hoàn toàn không hót tu nhỏ. Chú ý những con mái già tu cũng cuồn cuộn đấy (tôi đã bắt phải 1 con khuyên mơ đẹp khủng khiếp giáng bộ miễn chê tu cuồn cuộn thế mà là chim mái sau biếu tặng Anh Hùng Nguyễn Siêu để Anh ghép đẻ nhưng không thành công). Còn cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ hơn chim già thường rất lâu công và khó nhưng ngược lại chim già thường có giọng hót hay hơn có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên tối đa lên đến 40 mỏ.Cách phân biệt ta lên nhìn vào chân chim con nào chân có vẩy sừng cứng và nhiều là chim già. Ngoài ra yếu tố may mắn đóng góp 10% PHẦN 2 : Cách vào cám và thuần dưỡng chim Khi đã chọn được chim ưng ý bạn nên mua cho chim 1 chiếc lồng tiêu chuẩn là loại lồng có đường kính đáy 21cm, chiều cao tính từ đáy lên nóc lồng 35cm, lồng có 48 - 50 nan chỉ sử dụng tối đa 2 cóng thức ăn 1 ống thủy tinh đựng nước nắp ở ngoài lồng. Nên sử dụng đĩa CD hoặc miếng nhựa trong được gắn vững chắc lên đỉnh lồng ở phía trong có tác dụng ngăn cho chim nhảy lộn (Chim càng hay càng có nhiều tật ngoái tiện lộn) Để chim vào cám các bạn nên mua chuối tây bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ bóp với cám đậu xanh trứng gà (Cách làm cám sẽ được viết vào mục sau) có thể cho thêm Sâu Quy, Sâu gạo, hoặc Châu chấu non (nhớ bỏ càng) cho chim ăn như vậy sau 3 ngày bạn từ từ giảm bớt chuối, sâu, châu chấu đến khi còn cám không (thời gian khoảng 10 ngày). Những ngày này chim còn yếu hay hoảng loạn bạn nên treo chim ở chỗ cao yên tĩnh, tránh nắng, gió. Sau 13 ngày bạn đã có 1 con chim mộc đã biết ăn cám và sức khỏe tạm ổn định. Bạn mới bắt đầu chuyển sang cách thuần dưỡng chim. 1. Bạn nên chọn chỗ treo chim nơi đông người qua lại khoảng cách treo ngang mặt người. 2. Hàng ngày bạn dành cho chim khoảng nửa tiếng vào lúc chiều tối để ôm chim vào lòng hai tay thỉnh thoảng vỗ nhè nhẹ vào lồng. Sau 15 ngày bạn đã có 1 con chim mộc thuần. Về phần dưỡng bạn nên cho chim 1 cóng cám đủ ăn trong khoảng 1 -2 ngày (sau hết ngày thứ 2 nếu chim ăn không hết nên đổ bỏ để tránh mốc cám) buổi sáng khoảng 5 con sâu, buổi chiều khoảng 4h cho tiếp 5 con. Nếu không có sâu bạn có thể thay bằng châu chấu. Hai ngày bạn cho ăn 1/2 lát chuối tây mỏng khoảng 1/2cm (có thể thay bằng các loại hoa quả khác được nhưng những loại thay thế phải mang tính ôn ấm), cách 1 ngày cho chim tắm 1 lần. Nếu sử dụng loại cám có chất lượng tốt tôi đảm bảo sau 3 tháng bạn có 1 con chim líu khá hay. PHẦN 3 : Mẹo chọn chim bản lĩnh 1- Mẹo chọn chim bản lĩnh: Khi chọn mộc tốt nhất anh em nên ngồi chọn 1 mình đừng thấy đông người mà chen vào chọn, chẳng chọn được đâu. Khi ngồi 1 mình, tập trung nhìn con chim sẽ chuẩn. Trong khi bắt mộc, để theo dõi con chim đã ưng ý mình anh em thử theo những cách sau nhé: o Lấy bàn tay đập vừa đủ lực vào lồng, khi đó theo dõi xem con nào còn bám cầu. Những con còn bám trên cầu ngoại trừ những con yếu ra thì là những con bản lĩnh. o Xin ít chuối tây, bỏ miếng vào trong bu, hoặc chim đói bạn cho cám vào, bạn sẽ thấy ngay 1 đến 2 con cực gấu, nó sẵn sàng chiến đấu với những con bén bảng đến gần. Những con đấy là những con bản lĩnh đấy. 2- Mẹo chọn bộ chim mau hay: Theo tôi 1 bộ chim hay bao gồm: Mỏ phải mỏng cả trên và dưới nếu được, còn ko thì mỏ duới mỏng cũng ổn rồi.. Mỏ mỏng thì mỏ nhẹ, mỏ nhẹ thì sẽ dễ mở miệng ra hót. Tiếp đến Mỏ phải đóng sâu vào mặt, càng sâu càng tốt. Đóng sâu thì độ mở mỏ con chim càng rộng, tiếng tốt, hơi lấy nhiều hơn, đặc biệt là khi đi thi dễ nhìn mỏ hơn. Nếu nhìn thẳng mặt con chim thì mỏ phải có độ mở, độ rộng hay còn là hàm rộng. Hầu phải nở. có nghĩa là nếu nhìn nghiêng thì độ vát từ mỏ xuống ít, ko vát nhiều. Hầu nở trước hết là khi nhìn nó líu hoặc chuyện thì sướng, thứ đến là con chim có hơi tốt, hầu thắt thường hay bỏ đòn, khôg đủ hơi. Mắt chọn con chim mắt treo cao lên trán, có độ lồi, nếu đựoc họa kép thì càng tốt, ko đựoc thì cũng ko quan trọng. Trán phải rộng, thường thì trán tròn hay bẹt tôi ít quan tâm vì nó đi lièn theo hàm rồi. Cổ không nên chọn cổ dài (dễ ngoái lộn), cổ vừa, ngắn tý cũng đựoc nhưng to Ngực con chim phải có bộ ngực đầy đặn, nở nang, sáng mầu Lưng nhìn nghiêng con chim có độ cong trên lưng chút là tuyệt, chứ đừng vớ những em lưng phẳng, thứ 1 là phong thái về sau sẽ kém thứ đến là chim hèn. Chim lưng gù đuôi cụp là bộ chim quý, những con đấy hay cả trăm con. Dân gian còn có câu LƯNG QUY. Hậu nở, bản đuôi to dầy. Những con thế lực tốt, sâu, líu ko biết mệt mỏi. Đấy là một vài điều về chọn chim mộc mình muốn chia sẻ, tuy nhiên có nhiều con chim chẳng thuộc bộ dạng nào nhưng líu thì khỏi nói, hoặc có nhược điẻm này điểm kia nhưng lại mau và chịu đấu. Những trừong hợp đó thì đúng là khó nói thật. Nhưng dù sao ta cũng sẽ tìm đựoc điểm hay về bộ dạng của con chim đó để tích thêm vào kho tàng bộ dáng của mình. Nhưng theo tôi, có lẽ quan trọng hơn cả là chim bản lĩnh + MỎ, ĐẦU, MẮT. Còn nhiều nét về chim hay nữa nhưng có lẽ mỏi tay quá, hẹn anh em lần khác. Chúc anh em chọn đựoc những con chim hay.Bài viết của bạn rất hay,chọn đc chú chim mộc như vậy là căn bản và tương đối rồi .Nhưng muốn chọn con khuyên xuất xắc nhất trong số đó thì phải có sự so sánh,mà điều này trong nghề ko phải ai cũng biết và chia sẻ cả. PHẦN 4 : Sử dụng loại cám nào cho những chú chim Hiện tại trên thị trường có bán rất nhiều loại cám nhưng theo tôi nó được chia làm 3 - Cám nuôi thông thường (Cám đậu xanh trứng) - Cám sử dụng cho chim căng (Cám líu) - Cám công kích (Được sử dụng cho chim đi thi đấu) cả 3 loại này đều có của Việt Nam và Trung Quốc 1- Cám nuôi thông thường là loại cám mà trong Topic này tôi đã viết trên những trang trước.Của Trung Quốc cũng có với giá thành khoảng 80.000VND/5 lạng sử dụng tốt để nuôi chim mộc và chim trong thời kỳ thay lông. Ưu điểm: Chim cho ra mầu lông đẹp, khỏe mạnh, phòng chống tốt các bệnh thường gặp như đi ỉa hoặc cúm.Nhược điểm: Không có 2- Cám sử dụng cho chim căng (Cám líu): A: Của Việt Nam được chế tạo dựa trên cám nuôi thông thường nhưng được tăng thêm hàm lượng đạm (Ví dụ: Đưa thêm cật gà - Ngọc kê gà không phải quả tối gà - với tỷ lệ 10%, cộng thêm không quá 5% kỳ tử, khởi tử hoặc tam thất - Đây là những vị thuốc bắc - có tác dụng bổ dương ích khí. Ưu điểm: Chim líu khỏe hơn nhiều đạt được độ căng đỉnh điểm, thời gian đỉnh điểm kéo dài. Nhược điểm: Thời gian nên đỉnh điểm của chim lâu, người nuôi phải chuyển từ cám nuôi thông thường sang cám líu một cách từ từ bằng cách trộn đều 2 loại cám trên từ 30% - 50% - 90% tránh sốc cám dẫn đến chim mắc bệnh đi ỉa. B: Của Trung Quốc được chế tạo như cám nuôi thông thường ( Tất nhiên là cám nuôi của họ không phải là đậu xanh trứng mà là đậu lành và các loại hoa quả được sấy khô tán nhỏ trộn đều và ép hạt) được tăng thêm thuốc kích dục với tỷ lệ bí mật chỉ có nhà sản xuất mới biết được. Ưu điểm: Chim líu rất khỏe đạt được độ căng đỉnh điểm rất nhanh khoảng 21 ngày kể từ ngày chim thay lông xong và chuyển từ cám nuôi của họ sang cám líu cũng của họ. Nhược điểm: Thời gian chim ở đỉnh điểm ngắn, mầu lông chim ở vụ thay lông sau xấu, thời gian thay lông kéo dài. 3- Cám công kích: Của Việt Nam và Trung Quốc đều tăng mạnh hàm lượng thuốc kích dục. Ưu điểm: Chim líu đến điên cuồng. Nhược điểm: Nếu sử dụng quá 20 ngày chim bị bó lông, xoắn lông, hóc lông, dẫn đến chim không thay được lông, có thể dẫn đến hỏng chim ( Những người sử dụng loại cám này là những kẻ háo danh vô lương tâm và độc ác ). PHẦN 5 : Tập hợp một số trái cây dành cho Chim Vành Khuyên. Ngoài cám dành cho chim , thì trái cây là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn , nó bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cho chim. Mà ngay cả ngoài tự nhiên chim cũng thường đi tìm để ăn. Sau đây là một số loại trái cây mà chim vành khuyên rất thích. Nếu ai biết những loại khác xin bổ sung thêm. Đây là ý kiến cá nhân, lấy từ thực tế từ những người đã và đang nuôi chim vành khuyên nên không khỏi sai sót. Có thể đúng cho chim của họ, nhưng cũng có thể không đúng cho chim của bạn. Mong mọi người góp ý để hoàn thiện và áp dụng. Chuối Tây ( chuối sứ) : rất tốt cho chim, đi phân khô, , không bị ỉa chảy. Cam : giúp cho chim giải nhiệt, nóng, đặc biệt để giải độc cám công Trung Quốc Dưa leo: giúp chim mát, lông mượt. Ở trong nam rất nhiều người sử dụng cho chim vành khuyên Cà chua : được nhiều người dùng cho chim, giúp chim lên màu đẹp

Cà rốt: được nhiều người dùng cho chim, giúp chim lên màu đẹp. Cho ăn tươi hoặc xay nhỏ, trộn vào cám đều được. Chuối (ko quá chín, vừa xanh vừa vàng là được, giống như hình trên) , dưa leo, cà rốt : cắt lát nhỏ, dày khoảng 1,5cm, gắn vào trong lồng cho chim ăn Cam, cà chua: cắt khoảng 1/4 trái, dùng tăm gắn vào nang lồng cho chim ăn PHẦN 6 : Chu kỳ sinh lý của chim Vành Khuyên

Chim Vành Khuyên đực sử dụng tiếng hót để dụ chim Vành Khuyên cái trong mùa giao phối, Vành Khuyên đực là giống chim có trách nhiệm cùng con chim cái ấp trứng và cùng nuôi con trong suốt mùa sinh sản. Thông thường mùa giao phối của chim Vành Khuyên là từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm (dương lịch) và đấy cũng là mùa chim căng trong tự nhiên cũng như nuôi nhốt. Và cũng đã có người hỏi tôi rằng tại sao chim của tôi vẫn hót trong những tháng 10 đến tháng 2 sang năm, tôi đã giải thích và lý giải rằng đấy là chim căng trái vụ trường hợp này được lý giải như sau: Những con chim non được sinh ra trong những tháng đầu vụ được sống trong môi trường tự nhiên tốt hoặc nuôi nhốt tốt sau 5 đến 6 tháng đã căng và những con chim già gặp trở ngại trong mùa chim căng (Như bệnh tật, hoảng loạn trong nuôi nhốt) sẽ dẫn đến mùa căng trái vụ nhưng chắc chắn rằng sau 1 đến 2 vụ thay lông chim sẽ dần dần điều chỉnh cơ thể để dẫn đến căng đúng vụ. Trong mùa căng trái vụ này chim thực sự không hót hay được bằng chim đúng vụ thời gian chơi hót không được dài bằng chim đúng vụ.

PHẦN 7 : Nuôi chim Vành khuyên đúng cách -Trước hết là chế độ nuôi chim xuống lông : trong thời kì này , chim yếu và thường ăn ít hơn , vì thế cái chính là làm thế nào để chim ăn nhiều và các biện pháp đề phòng gió máy. +Để chim ăn nhiều thì trước hết phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn ) và đạm tươi (châu chấu , cào cào và sâu ) +Để đề phòng gió máy thì nên để những nơi có độ ẩm cao. yên tĩnh và trùm khăn lồng lại , hạn chề việc tiếp xúc với chim và không cho tắm nhiều -Chế độ nuôi chim mọc lông : Khi chú chim mọc lông , nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao đáng kể , vì vậy chúng ta cần bổ xung mạnh mẽ vào thời điểm này , cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh) , tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm 1 chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn , vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng và tăng số lần cho chim tăm nước trong 1 tuân lên . Khi chim bắt đầu lên lông trở lại cũng có nghĩa là chúng bắt đầu có lửa . Tuy nhiên giai đoạn này chúng ta không nên cho chim ở cạnh những chú khác căng quá vì nó sẽ ốp con của nhà mình , và sẽ ảnh hưởng đến tương lai của nó . -Chế độ nuôi chim khi chưa căng : KHoảng 1 tháng sau khi mọc lông là quãng thời gian chim chưa căng lửa , thời kì này có thể nói là nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng , tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để kick chim có lửa chính vì thế chúng ta nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như : bột tép , đường , bột sâu khô ( cái này cho ít thôi nhé vì nóng quá)...v...v.... Cũng trong thời điểm này nên hạn chế hoa quả cho chim , cho ăn rất ít hoặc có thể ko cho ăn cũng được . Khi những chú chim sổ ra những tràng ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa . -Chế độ nuôi chim khi căng lửa : theo mình đây mới là thời gian nuôi khó nhất . Chúng ta sẽ có 2 mục cần quan tâm ở thời kì này đó là dinh dưỡng và chế độ đi dượt . + Về dinh dưỡng : chim căng lửa cần tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn cho việc hót , nếu để ý các bạn có thể thấy khi chim căng lửa chúng thường ăn ít hơn , vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lí với nhu cầu của từng con . Lấy 1 ví dụ là con chim nhà mình : khi căng lửa mình thường tăng lượng trứng và bột tép (có thể vì nó phù hợp với chú nhà mình ). Mình không dám đưa bất cứ một chi tiết gì về thành phần của cám ở thời điểm này vì mỗi chú chim một khác , hi vọng mọi người sẽ tìm ra những bài cám phù hợp với mình . Chú ý nên để ý chim nóng quá thường có dấu hiệu dựt lông (cám kich' và tác hại của cám kich'). +Về chế độ đi dượt: Theo một số anh em có kinh nghiệm nuôi lâu . Trong tuần thời đi dượt không nên cho chim đi quá nhiều . 2-3 lần 1 tuần .. Khi chim lên giàn , nên để ngoài rìa trước cho chim quen không khí . một thời gian sau nên cho lại gần hơn , chú ý khi gặp con nào quá máu lửa thì nên di cư chim nhà mình đi ngay nhé . Khi bắt đầu quen với viêc lên giàn thì có thể nói chúng ta đã có 1 chú chim để chơi thật sự ..... PHẦN 8 : Phòng và chữa bệnh chim Vành Khuyên Bệnh đi ngoài Cách nhận biết: Phân loãng toàn nước không có cứt. Nguyên nhân: Thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc, lồng cóng bẩn thủi không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày Cách chữa: Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 - 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã. Đối với bệnh nặng: Cho chim uống nước chè loãng và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì + 2 Trứng 1 thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi. Đối với bệnh nặng hơn: Mua 1 quả chuối tây thật to và ngon cho chim ăn trong 3 ngày, rút hết cám, nước uống trong 3 ngày này ( Mỗi ngày đưa thêm 3 con sâu gạo chia làm 3 buổi). Sau 3 ngày chuyển sang cám Ba Vì khoảng 2 tháng để chim ổn định lại đường ruột rồi mới được chuyển sang loại cám khác khi chuyển sang loại khác phải chuyển từ từ nếu đột ngột thì bệnh cũ tái phát nên thả chim. Bệnh về chân của chim Cách nhận biết: Ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, bị lệnh ngón, chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương. Nguyên nhân: Chim nhẩy bị vướng vào nan cửa lồng hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào (Xiên chuối bằng sắt hoặc inox), hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng. Cách chữa: Dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau bôi thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin bôi kỹ vào vết thương, rút cầu chim hàng ngày rửa sạch và bôi nhẹ mỡ tra mắt lên là được. Bệnh ký sinh trùng làm hại chim Cách nhận biết: Lông chim sơ xác, lông rất ít không che phủ được thân chim, thỉnh thoảng chim nhẩy cuồng loạn không phải nhẩy do hoảng loạn vì tác động từ phía ngoài lồng gây ra Nguyên nhân: Do ký sinh trùng chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da và thậm chí hút cả máu của chim, do lồng cóng không sạch sẽ, khô ráo, lây bệnh từ những con chim khác. Cách chữa: Đối với chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) tắm cho chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim ( Phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào tới da của chim). Làm như vậy ta có thể diệt được ký sinh trùng làm hại chim, Ngoài ra ta phải cọ rửa lồng sạch sẽ và nhúng cả lồng cóng vào nước sôi già. PHẦN 9 : Chữa bệnh lộn cầu của Chim Vành Khuyên Trước tiên các bạn kiếm một chiếc lồng vuông có chiều dài 40cm và rộng khoảng 30cm chiều cao khoảng 35 cm.Chất liệu tùy ý.nhưng bằng tre trúc thì tốt nhất.Khi đã có lồng,việc tiếp theo các bạn để cầu cho chim đứng.Khoảng cách từ cầu đến nóc lồng là 12 đến 15 cm.Giờ đến việc tiếp theo là các bạn chuẩn bị 1 miếng giấy bóng kính.trong suốt.có chiều dài và chiều rộng bằng nóc lồng.Nhớ là phải giấy bóng kính trong suốt.Sau khi xong các bạn lấy chiếc giấy bóng kính căng đều và gắn chặt phía trong nóc lồng.Xong bước này các bạn đến bước đặt cóng nước và cóng thức ăn.đối với cóng nước và cóng thức ăn các bạn đặt sát xuồng dưới đáy lồng.Một bên cóng nước một bên cóng thức ăn.Vì sao lai như vậy vì khi chim muốn ăn chúng phải đứng từ trên cầu nhảy xuống và từ đây ta đã tập cho chim một thói quen nhảy xuống.mà quên đi khả năng lộn lên trên.và cũng rất có lợi khi ta chuyển sang lồng tròn.Sau khi xong các bước này các bác mới chỉ thành công được 50% còn 40% quyết định vào việc treo lồng và lựa ánh sáng .5 hôm đầu ta lên để chim vào chỗ tối đều,nhưng vẫn đảm bảo cho chim đủ nhìn để lấy thức ăn thời gian này tuyệt đối không phủ áo lồng.Tránh tranh chấp tối sáng.Sau thời gian 5 hôm các bạn bắt đầu mang chim ra chỗ sáng đều và treo cao.cũng tránh tranh chấp tối sáng.và để chim khoảng 15 hôm.Sau khi đủ ngày các bạn đã có thể chuyển cho chim vào lồng tròn.Đối với chiếc lồng tròn các bạn chuyển các bạn nên lót 1 tấm giấy bóng kính trên nóc lồng.Để khoảng 2 hôm cho chim quen lồng rồi các bạn bỏ ra.Từ đây các bạn đã có 1 chú chim không ngoái lộn. PHẦN 10 : Kinh nghiệm đưa chim Vành Khuyên đi thi Ngày hôm trước phải cho chim tự tắm nước và sau đó tắm nắng thật kỹ nó có tác dụng làm cho chim sạch sẽ ít rỉa lông vào hôm sau. Đặt chim vào chỗ tĩnh cao áp sát 2 con chim nhà quen mặt để chim đi thi ít hót và yên tâm nghỉ ngơi . Đối với lồng tham gia dự thi phải cọ rửa sạch sẽ đáy lồng nên lót thảm dầy chỉ 1 mầu và không nên sặc sỡ ( Không nên lót báo như thường ngày) vì nó có tác dụng tránh cho chim khi thi nhẩy xuống cậy thảm để tìm sâu. Lồng chim tham gia dự thi tốt nhất nên không nên để đồ thừa. VD: Rọ Châu chấu.... nó có tác dụng tránh ngăn cản tầm nhìn của Trọng tài. Lồng chim dự thi tốt nhất là lồng mà chim dự thi đã ở quen tránh thay đổi cầu, cóng ăn, cóng uống sát hôm thi nó có tác dụng ngăn chim dự thi mất thời gian tìm thức ăn khi thi. Hôm đi thi nên cho chim dậy sớm hơn ngày thường khoảng 30 phút nên thay nước mới, cám mới, cho khoảng 5 - 7 con sâu trắng không nên nhiều hơn. Khi đi thi chọn đường đi có ít ổ gà, tới trường thi trước giờ thi khoảng 30 phút nên để lồng ra xa nơi dự thi tránh cho chim nghe được tiếng hót của đồng loại và hót theo. PHẦN 11 : Giải độc cám kích Trung quốc Về giải độc cám kích Trung Quốc thì tôi chuyển sang sử dụng cám Ba vì trộn thêm hai trứng sử dụng đến khi thay lông xong không sử dụng sâu được thay thế hoàn toàn bằng dế hoặc Châu chấu ngày nào cũng ăn cam, và tắm thường xuyên thì sau 1 thời gian là giải độc xong còn cám Sài gòn mình chịu chưa biết nó thế nào làm sao mà giải độc nó được. Tại sao lại dùng cám Ba Vì mà không sử dụng cám đậu xanh trứng là vì nguyên nhân sau: cám kích Trung Quốc rất nóng nếu chuyển sang cám đậu xanh trứng có tính hàn cao chim sẽ đi ỉa nát ngay chính vì vậy sử dụng cám Ba Vì + 2 trứng rất ít chất lại có 1 số thuốc phòng bệnh đi ỉa của chim nên phân khô hơn, bổ xung chất đạm bằng Dế và Châu chấu hoàn toàn mát không nóng như sâu, rồi cam, tắm đều có tác dụng làm mát từ trong ra ngoài chim sẽ hạ nhiệt và mát trong người sẽ ra đều lông và không gây xoắn lông hoặc bại chim. PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH

triệu chứng và chữa trị 1. Bênh ký sinh trùng : Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa : - 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu ); - 15ml nước pha đường 25% ; Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ) 2.Bệnh tiêu chảy do E.coli : Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa : - 1 – 2 mg Ampicilin; - 15ml nước pha đường 25%; Cho chim uống liên tục trong 3 ngày . 3.Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ): Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa : - 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine; - 15ml nước pha đường 25%; Cho chim uống liên tục trong 4 Tngày . 4.Bệnh do vi rút : Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa : - Chủng ngừa bằng vaccin; - Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh. 5. Bệnh do bị “ Sốc “ : Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong Ghi nhớ - Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều. - Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát. - Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng. - Nếu cho chim ung hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước. - Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục. - Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh. - Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim. - Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa Trước khi mua chim khuyên, nên khám sức khỏe chim bằng cách nhìn sắc thái biểu hiện sự khỏe mạnh linh hoạt. Điều quan trọng nhìn phân chim hoặc vạch bụng chim xem , nếu chim bệnh bụng bị sưng đỏ, ruột sưng nổi lên thấy rõ, chim ốm lườn bén ngọt, phân trắng dính hậu môn . Khi đã biết cách phân biệt chim khỏe, chim bệnh, biết cách định bệnh và điều trị thì việc chữa bệnh không còn khó khăn và đáng lo ngại nữa . Chừng đó, khi ta có con chim khuyên quý hay lỡ mua con chim khuyên hay cực kỳ bị bệnh, tốt nhất nên chữa trị càng sớm càng tốt, không nên bán đi vô tình làm lây lan bệnh hay kéo dài làm tồi tệ thêm sức khỏe dẫn tới chim bị chết oan uổng. Hơn nữa ta cứu được một con chim quý hết bệnh, chim mạnh khỏe trở lại líu lo cho ta thưởng thức, thì Niềm vui đó còn gì sung sướng hơn ! Kinh nghiệm nuôi chim vành khuyên Kinh nghiệm nuôi chích chòe thanKỹ thuật nuôi chích chòe lửaKỹ thuật nuôi bồ câu đạt năng suất caoNuôi chim họa mi hót hay bằng cách nàoBí quyết nuôi chào màoKinh nghiệm nuôi chim cu gáyNuôi chích chòe lửa để căn nhà của bạn thêm sinh độngBí quyết chọn gà chọi hay -(ST)

Từ khóa » Thế Nào Là Khuyên Líu Xòe