Cách Chọn địu Bé An Toàn Cho Con Và Thoải Mái Cho Mẹ
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, nhiều cha mẹ lựa chọn một chiếc địu thay cho một xe đẩy. Với lợi thế của thiết bị tiện dụng này, hầu hết các em bé được gần gũi với cha mẹ, và nhiều bé sẽ có được giấc ngủ ngon lành và thoải mái ngay cả trong quá trình cha mẹ chúng đang di chuyển.
Địu được nhiều bố mẹ lựa chọn khi đưa trẻ ra ngoài
Vậy địu bé thế nào là đúng cách?
Trên thị trường có rất nhiều kiểu địu với màu sắc và kiểu dáng, chức năng, phù hợp với từng tháng tuổi của bé.
Từ lúc sinh ra – 4 tháng, vùng xương đầu và cổ của bé còn yếu, mẹ nên địu bé ở tư thế ẵm ngửa để đảm bảo an toàn cho bé.
Từ 4 tháng – 8 tháng, mẹ nên địu bé ở trước ngực, theo kiểu kangaroo, nên địu bé theo hướng để bé nhìn thấy mặt bố mẹ, bé sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn.
Từ 10 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể tha hồ địu bé đi vui chơi, mua sắm. Mẹ còn có thể địu bé đi xe máy, không lo bé cựa quậy.
Khi địu bé, các bà mẹ cần kiểm tra các móc khoá an toàn.
Không nên địu bé lâu hơn 2 tiếng đồng hồ. Không được địu bé khi bé vừa mới ăn xong (tối thiểu phải cách bữa ăn 30 phút).
Tư thế địu bé đúng cách
Một số lời khuyên khi chọn mua địu cho bé:
- Chọn địu phải tùy vào chiều cao, cân nặng của bé và mục đích sử dụng. Địu không được quá nhỏ cũng không được quá lớn so với trẻ.
- Nên chọn chất liệu cotton để có sự thoáng mát, thoải mái cho bé.
- Những loại địu có kiểu đai bắt chéo qua lưng, có cấu trúc mềm và có thêm đai vòng qua hông sẽ giúp mẹ đỡ mỏi hơn.
- Với địu lưng, không nên sử dụng khi trẻ còn quá bé và nên chọn loại địu có cách sử dụng đơn giản, có đỡ gáy an toàn, chắc chắn, phù hợp với kích thước và cân nặng của bé, không để bé bị tuột ra ngoài.
- Không sử dụng địu kiểu khăn cho em bé quá nặng cân
- Kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi mua để đảm bảo bé luôn thoải mái, an toàn, không bị ngạt thở khi ở trong địu.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm với nhiều kiểu dáng, màu sắc và chức năng khác nhau. Tùy theo kiểu dáng, chất liệu vải, tính tiện dụng của từng loại mà địu có thể dao động vài trăm đến đến hơn một triệu đồng. Các mẹ có thể chọn mua ở các cửa hàng dành cho bé, tại các siêu thị hoặc trên các website mua sắm.
Chúc các mẹ chọn cho bé một chiếc địu thích hợp nhất!
Chọn địu cho bé
Tùy chiều cao, cân nặng của bé và mục đích sử dụng, bạn có thể chọn các loại địu khác nhau.
Nếu bạn muốn tay rảnh rang để cho bú, loại địu như chiếc khăn của người dân tộc với cấu trúc mềm, thiết kế như một băng vải vững chắc rất phù hợp.
|
Loại địu kiểu khăn này khá phù hợp nếu bạn muốn cho bé bú. Ảnh: Mamanista. |
Kiểu địu này dễ dàng đặt bé vào trong và rất an toàn cho bé. Bạn có thể thay đổi chiều dài địu để phù hợp với kích thước và trọng lượng của bé. Ngoài ra, loại địu này đủ lớn để có thể che cho bạn khi phải cho bé bú ở nơi công cộng.
Nếu em bé của bạn quá nặng
Nên chọn địu chịu được trọng lượng của bé và phân phối đều trọng lượng của bé. Như thế bạn sẽ đỡ đau hơn khi phải mang bé lâu.
Không sử dụng địu kiểu khăn cho em bé quá nặng vì trọng lượng bé sẽ nghiêng về một bên. Nên chọn địu có cấu trúc mềm, hỗ trợ thắt lưng để giảm đau phần lưng trên của mẹ.
|
Chiếc địu có hỗ trợ phần thắt lưng mẹ phù hợp với những em bé hơi nặng. Ảnh: Albeebaby. |
Các quy tắc dùng địu khác
Khi địu con, bạn nên để bé càng áp sát mẹ càng tốt, trọng tâm của bé ở phía cao, đầu bé áp sát ngực bạn.
Bạn cần chọn hình dáng chiếc địu sao cho phù hợp với tư thế thường nằm của trẻ. Chiếc địu phải thích hợp với chiều cao, cân nặng của trẻ. Nó không được quá nhỏ vì có thể khiến trẻ bị ngã ra ngoài, nhưng cũng không được quá to vì lớp vải của chiếc địu có thể che vùng mũi, miệng của bé, gây tình trạng ngạt thở.
Có nhiều loại địu tùy theo tháng tuổi của bé để mẹ lựa chọn. Một số loại địu kiểu kangaroo, có thể dùng ngay sau khi bé chào đời một vài tuần.
Một số loại địu chất lượng tốt, dùng được cho cả bé nhũ nhi và bé lớn hơn. Với bé nhũ nhi, đầu của trẻ sẽ hướng vào trong người mẹ. Với bé lớn hơn, đầu cháu sẽ hướng ra ngoài người mẹ. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian và loại địu dành cho bé.
Nên chọn địu có miếng lót cứng ở trong, giống như một chiếc giá, nâng đỡ đầu của bé vì khi còn nhỏ, đầu chưa cứng cáp nên bé dễ bị ngửa cổ ra.
Các nghiên cứu cho thấy, dùng địu đúng cách không ảnh hưởng đến vùng kín hoặc sự phát triển thể chất của bé. Địu rất thích hợp để mẹ rảnh tay, làm việc nhà hoặc phải di chuyển ở những nơi khó mà dùng xe đẩy (như cầu thang).
Bí quyết chọn địu em bé
Trẻ sơ sinh luôn muốn được mẹ ẵm bồng, chạm vào cơ thể ấm áp thân quen của mẹ. Nhưng việc ẵm bé lại khiến tay mẹ mỏi nhừ và mẹ rất mệt. Lúc này, bạn thật sự cần một chiếc địu đa dụng, chắc chắn.
Chiếc địu để ẵm con phía trước ngực mẹ hiện đang rất phổ biết với các bà mẹ Việt. Dụng cụ hữu ích này vừa giúp mẹ ẵm con, vừa giải phóng đôi tay giúp mẹ dễ dàng làm việc nhà hay đơn giản là đọc sách, ăn uống. Điều quan trọng nhất là bạn cần chọn được chiếc địu vừa giúp bé thoải mái lại vừa chắc chắn, an toàn cho bé. Dưới đây là một số tiêu chí khi chọn mua địu cho bé.
1. Địu nên có thêm phần đai lưới hứng phía dưới để phòng hờ trường hợp bé rơi xuống.
2. Kích thước của địu phải phù hợp với cân nặng và hình dáng của bé, bảng phải to, nâng đỡ được phần lưng và có độ rộng vừa phải, tránh việc bé bò ra khỏi địu hay tuột, rơi xuống.
3. Bề mặt vải của địu phải mềm mại để tránh làm xước da của bé. Nên chọn những loại địu có lớp vải ngoài bằng cotton với sợi vải mịn để thấm hút mồ hôi tốt. Tránh những loại sợi nhân tạo, phải phi bóng hay nilon vì trong quá trình cọ xát rất dễ tĩnh điện.
4. Phần mút/đệm lót giữa hai lớp vải của địu (nếu có) phải thật mềm mại và phải là loại sợi không độc hại.
5. Không nên dùng địu quá thường xuyên đối với trẻ dưới 5 tháng tuổi vì dễ làm hỏng sự phát triển tự nhiên của xương bé do độ cong của địu.
6. Kiểm tra đường chỉ may thường xuyên. Nếu là loại địu cài khóa, hãy thử độ chắc chắn của khóa an toàn này nhiều lần trước khi mua và trong suốt quá trình sử dụng.
7. Lỗ duỗi chân cho bé của chiếc địu phải có độ rộng thoải mái nhưng không quá rộng để tránh bé bị trượt khỏi địu.
8. Nêu mua địu của những nhà sản xuất uy tín, có nhãn mác và hướng dẫn sử dụng rõ ràng. Giặt và bảo quản địu đúng theo những chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tránh giặt địu bằng những hóa chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm ảnh hưởng đến làn da của bé. Thay địu mới ngay khi có dấu hiệu bị sờn, mòn, khóa an toàn bị gãy…
9. Không bao giờ được dùng địu như một chiếc ghế ngồi cho trẻ sơ sinh. Luôn phải có mẹ ở bên cạnh giám sát và áp bé tựa vào cơ thể của mẹ.
Mách các mẹ cách địu bé an toàn và thoải mái
Một chiếc địu mềm mại là phụ kiện tuyệt vời cho bất cứ cha mẹ nào vì nó giúp cho em bé của bạn bình tâm, ấm cúng và giữ em bé ở gần bạn nhất.
Thông thường những chiếc địu cho các em bé thường mềm mại, thoáng mát cho phép bạn giữ em bé hướng vào trong hoặc ra ngoài. Trong vài tháng đầu tiên của trẻ, chiếc địu vẫn đủ sức làm chủ và kiểm soát đầu, cổ, em bé của bạn nếu bạn cho bé ngồi ở vị trí mặt quay vào phía trong. Nói chung, trẻ sơ sinh thường chưa sẵn sàng để đặt ở tư thế quay mặt ra bên ngoài khi ngồi vào địu cho đến khi chúng được ít nhất 4-5 tháng tuổi. Những chiếc địu cũng có đa dạng các màu sắc và các loại vải khác nhau. Bạn có thể tha hồ chọn một chiếc địu với kiểu dáng nào đó phù hợp với phong cách cá nhân và sở thích của bạn. Nhiều cha mẹ lựa chọn một chiếc địu thay cho một xe đẩy. Với lợi thế của thiết bị tiện dụng này, hầu hết các em bé được gần gũi với cha mẹ, và nhiều bé sẽ thực sự rơi vào giấc ngủ ngon lành và thoải mái ngay cả trong quá trình cha mẹ chúng đang di chuyển. 1. Bạn không bao giờ được để em bé trong địu nếu bạn đang không mặc địu vì em bé của bạn có thể bị rối trong các dây đai dài. Chỉ cho bé vào trong địu khi bạn đã mặc địu và cần thiết phải di chuyển. 2. Hãy chắc chắn rằng bạn đang vận chuyển em bé trong một chiếc địu tốt nhất có thể. Nếu vì một số lý do nào đó mà dụng cụ vận chuyển này bị hư hỏng thì vì bất kì lí do nào bạn cũng không nên sử dụng nó, bởi vì em bé có thể rơi ra khỏi địu hoặc bị tổn thương. Điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé. 3. Luôn ghi nhớ rằng em bé của bạn còn non nớt và khá mong manh. Do đó, hãy chắc chắn để em bé nằm trong địu không bị uốn qua thắt lưng của bé mà chỉ uốn cong ở đầu gối. Bởi vì nếu không cho trẻ nằm đúng tư thế, em bé không những không thoải mái mà còn có nguy cơ bị tràn ra ngoài. 4. Bạn nên tránh địu em bé vào người khi bạn đang tập thể dục, đi xe đạp, chạy bộ, lái xe hay đi bất kỳ loại động cơ nào khác. 5. Cha mẹ phải nhớ rằng hầu hết những chiếc địu êm dịu và tiện dụng cho trẻ thường đi kèm với một thẻ đăng ký sản phẩm khi bạn mua hàng. Hãy chắc chắn bạn đã điền đầy đủ vào phiếu này. Bằng cách đó, nếu nhà sản xuất thu hồi các sản phẩm tại bất kỳ điểm nào, họ sẽ có thể liên lạc và bồi thường cho bạn. |
THAM KHẢO THÊM:
Cách chọn địu lưng và xe đẩy an toàn cho bé
Hiện nay trên thị trường xe đẩy và địu lưng có nhiều loại và kiểu dáng. Tiêu chí an toàn khi lựa chọn các vật dụng này nên được ưu tiên lựa chọn trước tiêu chí nhẹ nhàng và tiện lợi.
Vì xe đẩy và địu lưng là hai dụng cụ bạn thường xuyên dùng cho trẻ nên cần được lựa chọn cẩn thận để đảm bảo an toàn. - Ảnh minh họa.
Chọn xe đẩy
Hiện nay trên thị trường, xe đẩy có nhiều loại và kiểu dáng. Tiêu chí an toàn khi lựa chọn xe đẩy nên được ưu tiên lựa chọn trước tiêu chí nhẹ nhàng và tiện lợi. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho bạn khi chọn mua xe đẩy:
Kiểm tra đai an toàn trên xe: Thiết kế an toàn là kiểu đai chữ T: chạc dây ở đáy và đai lưng nối với nhau chắc chắn
Thắng xe tốt là loại thắng dùng máy móc để khóa bánh xe lại chứ không chỉ dựa và lực hãm lên bánh xe.
Chọn xe có chốt phụ giữ xe an toàn để phòng khi chốt chính bị hỏng.
Xe đẩy không được có những phần có thể kẹp vào tay bé hoặc gây ngộp thở cho bé
Kiểm tra sức bền của xe: thành bánh xe phải rộng, ghế ngồi phải thấp gọn trong khung xe. Khi bạn ấn nhẹ xuống tay đẩy thì xe cũng không bị chổng ngược ra sau.
Nếu xe đẩy có giỏ đựng đồ thì giỏ phải thấp và ở đằng sau xe đẩy, nhưng đằng trước bánh sau
Loại xe đẩy tốt là loại có thể đẩy bằng 1 tay mà vẫn giữ được thăng bằng
Tay đẩy phải ở vị trí ngang eo bạn hoặc thấp hơn
Nếu bạn muốn tìm loại xe đẩy nhiều chỗ ngồi thì nên chọn loại có chỗ ngồi đằng trước và sau hơn là loại có 2 chỗ ngồi song song.
Những điều cần lưu ý
- Không để bé một mình trong xe đẩy trừ khi bé đang ngủ
- Tránh dùng gối, chăn, nệm trong xe đẩy
- Không treo ví, túi đựng tã trên tay vịn của xe đẩy. Bé có thể bị vướng vào dây hay quai túi.
Chọn địu lưng
Kinh nghiệm khi lựa chọn địu lưng:
Địu lưng phải có dây đai để phòng trường hợp bé trèo ra hoặc bé tuột ra ngoài. Chọn loại có đỡ gáy chắc chắn, phù hợp với kích thước và cân nặng của bé, độ sâu phải vừa với lưng bé, phần đáy đủ hẹp để bé không bị lọt ra ngoài.
Xem kỹ cách sử dụng, nhiều loại địu lưng rất khó dùng vì có quá nhiều dây chằng.
Loại địu có khung cần có cây chống để cố định khung ở vị trí mở. Cơ chế đóng mở phải an toàn và không có khe hẹp phòng trường hợp bé bị kẹt tay
Kiểm tra địu lưng khi mang lên người có dễ chịu hay không, khi có bé và không có bé trên địu
Kiểm tra đường chỉ may và chất liệu vải phải bền chắc, đai an toàn khỏe để bé không bị tuột ra ngoài
Chú ý:
- Không sử dụng địu lưng khi con bạn chưa được 4 – 5 tháng tuổi. Khong dùng nó thay cho ghế ngồi cho bé vì nó không an toàn
- Luôn thắt đai an toàn khi địu bé
- Nếu bạn cúi xuống, hãy khuỵu gối, không cúi khom người vì bé có thể bị tuột ra ngoài.
cách chọn xe đẩy cho bé.
Lựa chọn xe đẩy cho bé như thế nào? Bạn có băn khoăn khi chọn cho con mình một chiếc xe đẩy? Loại nào thì phù hợp với trẻ sơ sinh? Trẻ được 1 tuổi hay lớn hơn? Những tiêu chí nào cần phải có từ một chiếc xe đẩy?
1/ Các loại xe đẩy trên thị trường hiện nay:
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà có rất nhiều loại xe đẩy với các chức năng khác nhau:
- Xe đẩy đa năng: Có nhiều chức năng sử dụng, có thể đặt nôi xách tay hoặc ghế ngồi ô tô lên
- Xe đẩy 2 chiều: Có thể đổi chiều tay cầm để bé nhìn về hướng người đẩy hoặc cùng chiều với người đi.
- Xe đẩy du lịch: Là loại xe đẩy nhẹ, kết cấu đơn giản, gập gọn để mang đi dễ dàng.
- Xe đẩy đôi: Dành cho các bé song sinh
2/ Quan tâm đến Nhu cầu sử dụng cho bé
Thoải mái là một yếu tố đặc biệt quan trọng khi lựa chọn xe đẩy cho bé. Bạn nên chú ý đến các tính năng của xe đẩy em bé như:
- Lưng tựa điều chỉnh được;
- Đệm ngồi xe đẩy em bé dày và êm
- Chất liệu vải chống nắng hoặc đệm chống thấm của xe đẩy em bé; thoát hơi ẩm tốt để bảo đảm cho em bé luôn được thoải mái nhất khi ngồi trong xe. Nhìn chung, nhu cầu của bé sơ sinh và bé mới biết đi có sự khác biệt lớn, nhưng ngày nay có rất nhiều loại xe đẩy em bé được thiết kế phù hợp cho từng giai đoạn phát triển và trưởng thành của các bé. Nếu như bạn có một em bé sơ sinh, chiếc xe đẩy em bé sơ sinh mà bạn nên chọn là chiếc xe có lưng tựa liền với ghế ngồi. Hoặc thay vào đó sử dụng một chiếc nôi xách- ghế ô tô có thể đặt vừa khít lên chiếc xe đẩy em bé (được gọi là xe đẩy đa chức năng). Loại xe này rất thuận tiện khi đi du lịch, bạn có thể nhẹ nhàng đưa bé từ xe đẩy vào trong ô tô hoặc từ ô tô xuống xe đẩy mà không làm ảnh hưởng đến em bé khi bé đang ngủ Nên chọn các loại xe đẩy em bé có tay cầm đổi chiều linh động, điều chỉnh được. Đối với bé sơ sinh nên chọn cách đẩy ngược chiều để bé an tâm khi được nhìn thấy bố mẹ. Bé lớn hơn bố mẹ có thể chọn cách đẩy xuôi chiều để bé cảm thấy thích thú khi được thoải mái ngắm nhìn mọi thứ xung quanh.
3/ Nhu cầu sử dụng của mẹ:
Nếu bạn dùng ô tô, hãy chọn chiếc xe trọng lượng nhẹ, có thể gấp gọn gàng. Một vài chi tiết của khung xe đẩy có thể gấp được rất gọn, có thể để vừa khít trong cốp của những chiếc ô tô loại nhỏ nhất.
Nếu bạn hay dạo bộ để mua sắm, bạn cần một chiếc xe đẩy có giỏ đựng hàng rộng ở bên dưới ghế ngồi của bé. Một số loại xe đẩy em bé có giỏ đựng rộng, như một chiếc ngăn kéo nhỏ, rất thuận tiện cho việc mua sắm của bạn hay để đồ của bé.
Đẩy nhẹ nhàng, linh hoạt, và một bánh xe quay êm trơn là những yếu tố cần thiết cho một chiếc xe đẩy khi người đẩy phải đi bộ nhiều ở vùng nông thôn, hay trên những đoạn đường không bằng phẳng trong thành phố.
Nếu bạn thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, thì một chiếc xe siêu nhẹ, gấp mở được, gọn gàng là thực sự cần thiết.
Hãy cân nhắc về diện tích nhà ở của bạn trước khi mua một chiếc xe đẩy. Bạn cần chắc chắn rằng bạn có thể nhấc xe qua cửa trước và lên xuống cầu thang. Bạn cũng cần không gian để cất chúng. Kiểm tra lại kích thước cốp ô tô, nhưng nếu bạn chỉ có thể nhét vừa chiếc xe đẩy vào đó, thì sẽ không còn diện tích để đựng đồ khi đi mua sắm. Vì vậy cần kiểm tra cho vừa vặn trước khi mua.
Nếu như kích cỡ và trọng lượng của xe là mối bận tâm của bạn thì hãy mua xe đẩy ngay khi em bé của bạn đủ tuổi và chọn một chiếc xe đẩy khung nhôm nhẹ.
4/ cân nhắc Ngân sách của bạn khi mua xe đẩy em bé Nếu bạn không dự định sinh một bé, hãy chịu khó đầu tư một chút về lâu dài: xe đẩy cho bé hai trong một, xe đẩy em bé ba bánh hoặc xe đẩy em bé đa chức năng là những lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn muốn cho bé dùng xe đẩy ở tháng thứ ba, bạn không cần phải tốn quá nhiều tiền mua một chiếc xe đẩy nhiều tính năng, tất nhiên xe càng đắt tiền thì càng có nhiều tính năng hơn. Nhớ kiểm tra các phụ kiện đi kèm xe đẩy: tấm phủ chân, áo mưa trùm xe đẩy đã bao gồm trong giá của xe đẩy chưa, sau đó so sánh với các kiểu xe tương tự. Cách chọn xe đẩy cho bé yêu của bạn thỏa sức vui Chọn xe đẩy cho béCách chọn xe đẩy trẻ em phù hợp nhất Cách chống say xe ô tô cho trẻ em rất hiệu quảCách chọn sầu riêng ngonCách chống say xe hiệu quảCách chọn quần áo trẻ sơ sinh an toàn, Cách chọn áo dài cho người thấp (ST)
Từ khóa » Chọn địu Cho Trẻ 6 Tháng
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chọn địu Ngồi Cho Bé Theo Tháng Tuổi - Kids Plaza
-
Kinh Nghiệm Mua địu Em Bé An Toàn Và Giá Rẻ Mà Bất Cứ Mẹ Nào ...
-
Kinh Nghiệm Chọn đai địu Em Bé Tốt Nhất
-
Top 10 đai địu Trẻ Em Tốt Nhất Giá Chỉ Từ 200k Nên Mua Hiện Nay
-
[Kinh Nghiệm] Mua Địu Em Bé Loại Nào Tốt, Chắc Chắn Nhất (2022)
-
Địu Em Bé Là Gì? Tư Vấn Chọn Mua địu Em Bé Tốt Và An Toàn
-
Địu Em Bé Loại Nào Tốt? Top 5 Hãng địu Em Bé Tốt, Nên Mua
-
CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHỌN MUA ĐAI ĐỊU EM BÉ | Baby Của Bố
-
Kinh Nghiệm Chọn địu Cho Bé Năm 2022 - LuaChon4U
-
[Review] Nên Mua địu Em Bé Loại Nào Tốt, Giá Rẻ Nhất 2022
-
Mách Mẹ Cách Chọn Mua địu Em Bé Loại Nào Tốt, An Toàn Và Thoải ...
-
Cách Chọn địu Cho Bé Theo Tháng Tuổi Không Phải Bố, Mẹ Nào Cũng ...
-
Chọn Mua địu Em Bé Loại Nào Tốt Giữa Chicco, Combi Và Mothercare?
-
Kinh Nghiệm Mua địu Cho Bé – Các Loại địu Em Bé Nào Tốt? - Hoby