Cách Chọn Giống Và Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới đạt Hiệu Quả Tốt Nhất!

Nội dung chính

  • I – Tư vấn cách chọn giống dưa lưới tốt nhất
    • 1. Các loại giống dưa lưới phổ biến hiện nay
    • 2. Gợi ý cách chọn giống dưa lưới thích hợp
  • II – Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa lưới đạt năng suất tốt
    • 1. Cách trồng dưa lưới sân thượng
    • 2. Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng/nhà kính
    • 3. Lưu ý khi trồng dưa lưới ở sân thượng và các không gian khác
  • III - Ưu điểm trồng dưa lưới trong nhà màng

I – Tư vấn cách chọn giống dưa lưới tốt nhất

Theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp, trồng dưa lưới bằng hạt đòi hỏi hạt giống cần có khả năng kháng bệnh tốt. Do đó các bạn cần lựa chọn loại hạt giống phù hợp tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng cùng như đạt tỉ lệ nảy mầm và năng suất cao.

1. Các loại giống dưa lưới phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại hạt giống dưa lưới khác nhau, các bạn cần lựa chọn loại hạt giống tốt, sạch, hợp với thời tiết cũng như khí hậu nơi trồng.

Dưới đây là một số loại hạt giống dưa lưới được sử dụng phổ biến hiện nay các bạn có thể tham khảo.

Các loại giống dưa lưới ở nước ta hiện nay

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại giống dưa lưới khác nhau.

1.1.Hạt giống dưa lưới đế đặc mật

+ Thuộc loại cây sinh trưởng khỏe, dễ thích nghi

+ Quả to, chắc, lưới dày, hốc hạt nhỏ

+ Thịt quả màu cam đỏ, quả ăn thơm, ngọt ngon

+ Cây khỏe thích nghi tốt và trưởng thành sớm, có thể trồng ngoài cánh đồng mở hoặc trong nhà màng.

+ Khả năng kháng bệnh: IR: From (0,1,2) Px, Sf (2,3).

1.2.Giống dưa lưới taki Nhật

+ Giống khỏe, hình thành hoa cái ổn định

+ Đậu quả tốt, trọng lượng quả trung bình 1.5kg

+ Quả đồng nhất, tròn đều, lưới dày đặc và đồng đều kể cả trong mùa mưa ít nắng

+ Vỏ lưới nhuyễn, màu xám nhạt, ruột màu cam, thịt ngọt , thơm.

+ Quả trường thành 57 - 60 ngày sau trồng

+ Kháng được bệnh Fusarium race 0 và 2, chịu được bệnh phấn trắng ở mức trung bình.

Giống dưa lưới taki

Giống dưa lưới Taki có thể cho trọng lượng quả lên tới 1.5kg.

1.3.Giống dưa lưới nhật Moon 146 chịu nhiệt

+ Chịu nhiệt tốt

+ Thời gian nảy mầm: 2 ngày

+ Thời gian thu hoạch: 70 - 75 ngày

+ Trái hình bầu dục (dạng oval) sang đẹp, Vân lưới nổi

+ Ruột cam, đặc ruột, nặng ký

+ Độ ngọt cao đạt 15-16 bix

+ Trung bình trái nặng từ 1,5 - 2kg

+ Sinh trưởng khỏe và năng suất cao.

1.4.Hạt giống dưa lưới vàng F1

+ Độ sạch: 99%

+ Tỷ lệ nảy mầm: 85%

+ Độ ẩm: <= 10%

+ Thời gian thu hoạch 70-75 ngày sau gieo

+ Quả hình tròn, da màu xanh, có các đường gân trắng đam xem như lưới

+ Thịt màu vàng cam rất hấp dẫn, hàm lượng đường cao, ăn ngon, ngọt,

+ Thời vụ gieo: Quanh năm, mật độ trồng:2.200- 2.500 cây/1.000m2

+ Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng, rất dễ trồng trong những mùa khô ráo, ít mưa.

1.5.Hạt giống dưa lưới One

+ Cây khỏe, khả năng kháng bệnh cao

+Trọng lượng trái trung bình 1.4 - 2 (kg);

+ Lưới đều, đẹp

+ Brix trung bình từ 14 – 16 (%)

+ Thời gian thu hoạch: từ lúc gieo đến thu hoạch là 75 ngày.

1.6.Hạt Giống Dưa Lưới Ruột Xanh Vân Dày F1

+ Giống dưa lưới vân rất dày, đẹp nặng trung bình

+ Độ ngọt rất cao brix 17%.

+ Có thể thu hoạch trong 53 ngày sau khi thụ phấn tay

+ Cây khỏe và dễ trồng, hợp trồng trong nhà kính

+ Tỉ lệ nảy mầm 85%.

2. Gợi ý cách chọn giống dưa lưới thích hợp

Như đã đề cập, hiện trên thị trường có rất nhiều giống dưa lưới được nhập khẩu và sản xuất trong nước. Tùy theo điều kiện và nhu cầu thị trường các bạn có thể chọn giống có hình dạng, độ ngọt (độ Brix) phù hợp.

Hướng dẫn cách chọn giống dưa lưới phù hợp nhất

Tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và vùng miền các bạn có thể lựa chọn loại giống phù hợp.

Ngoài ra, dựa vào điều kiện khí hậu từng vùng miền, các bạn cũng có thể lựa chọn loại giống tương thích. Hãy nhờ đến sự tư vấn của người có kinh nghiệm để chọn loại hạt giống tốt, sạch, khỏe về trồng.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý khoảng thời thời gian tốt nhất để trồng dưa lưới là vào tháng 2 – 3 hoặc tháng 8 – 9. Tuy vậy, ở giữa tháng 2 khoảng thời gian này các bạn hoàn toàn có thể trồng thêm 1 đợt nữa.

II – Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa lưới đạt năng suất tốt

Bên cạnh việc trồng dưa lưới theo quy mô sản xuất kinh doanh thì loại quả này hoàn toàn có thể trồng tại nhà. Các bạn có thể tận dụng ngay khoảng không gian sân thượng hoặc ban công để gieo trồng dưa lưới đáp ứng nhu cầu của gia đình.

1. Cách trồng dưa lưới sân thượng

Với kỹ thuật trồng dưa lưới trên sân thượng, dù các bạn ở những thành phố lớn cũng có thể tự trồng dưa lưới đạt chất lượng và vị ngon không kém gì mua ngoài.

1.1.Công tác chuẩn bị dụng cụ trồng

Bạn có thể dùng bao nilon, chậu nhựa, thùng xốp, khay hoặc thùng gỗ… có sẵn trong nhà làm dụng cụ trồng dưới lưới. Hoặc chọn mua các bộ dụng cụ trồng dưa lưới bán sẵn tại SkyFarm để đạt hiệu quả tốt nhất.

1.2. Chuẩn bị hạt giống, giá thể và đất trồng dưa lưới

+ Hạt giống có thể mua tại các cơ sở buôn bán sản phẩm nông nghiệp uy tín.

+ Dùng giá thể cùng với đất để tăng lượng dinh dưỡng cho cây. Giá thể trồng cây dưa lưới được trộn với hỗn hợp là 70% mụn xơ dừa + 20% phân hữu cơ + 10% tro trấu. Lưu ý trộn đều và cho vào khay ươm để gieo hạt giống.

+Đất trồng cây dưa lưới nên chọn đất phù sa, nhiều dinh dưỡng, đất cát pha, thịt nhẹ, tơi xốp và dễ thoát nước. Đảm bảo các yếu tố này sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh hơn và tránh được nguồn bệnh bùng phát.

Hướng dẫn cách chọn giống dưa lưới phù hợp nhất

Trồng dưa lưới trên sân thượng không khó nếu các bạn nắm rõ kỹ thuật.

1.3. Chuẩn bị dụng cụ và ươm cây

+ Chuẩn bị sẵn khay hoặc bầu ươm, khay nên có nhiều lỗ nhỏ đều nhau, có lỗ thoát nước.

+ Dùng chậu/thùng xốp/thùng nhựa cỡ vừa để trồng cây, thùng xốp hay thùng nhựa cần phải đục thủng lỗ nhỏ để thoát nước cho cây.

+ Sau khi chuẩn bị sẵn đầy đủ dụng cụ, tiến hành ngâm hạt giống vào nước ở nhiệt độ 28 – 32 độ C trong thời gian 2 giờ, sau đó ủ vào khăn xô ẩm trong 4 – 6 giờ.

+ Khay hoặc bầu ươm được phủ giá thể vào, đặt hạt giống đã ủ xong lên trên và ấn nhẹ. Có thể tưới một chút nước cho bầu ươm và đặt chúng ở nơi sạch sẽ, khô ráo, tránh mưa nắng và chỉ nên ươm vào buổi chiều mát.

+ Sau khoảng 10 – 14 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm. Đến khi cây lên 2 lá thật, tiến hành trồng cây dưa lưới vào chậu hoặc thùng xốp.

1.4.Kỹ thuật trồng dưa lưới trên sân thượng

+ Khi cây bắt đầu lên 2 lá thật, tiến hành đem cây trồng vào chậu hoặc thùng xốp

+ Có thể xếp thùng xốp liên tiếp nhau để trồng được nhiều cây hơn, tuy nhiên nên duy trì một khoảng cách nhất định để các nhánh leo không dễ lây lan bệnh cho nhau.

+ Sau khi cây con được đưa vào thùng xốp, nén nhẹ đất xung quanh để cây đứng vững. Sau đó tiến hành tưới nhẹ nước cho cây, việc trồng cây cũng nên thực hiện vào buổi chiều mát để cây dễ thích nghi.

1.5.Cách chăm sóc dưa lưới trên sân thượng

+ Cần phải bón lót NPK cho cây thường xuyên trong mỗi giai đoạn để cây có thể phát triển nhanh hơn.

+ Dưa lưới cũng cần lượng dinh dưỡng từ các loại phân bón như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, KH2PO4, Ca(NO3)2,…Do đó hãy pha phân bón với nước, tạo thành dung dịch tưới dần cho cây.

+ Khi cây được 5 lá thật, nên làm giàn leo cho cây.

+ Khi cây được 8 – 10 lá, bắt đầu bấm ngọn để tăng cường phát triển nhánh nách. Nên làm lúc sáng sớm để tránh vi khuẩn xâm nhập.

+ Bấm ngọn chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá sát hoa cái, tập trung dinh dưỡng ra hoa và kết quả.

+ Khi hoa hở, tiến hành thụ phấn cho hoa nhân tạo nếu như không có ong mật ghé thăm.

+ Mỗi cây dưa lưới có thể ra được 20 quả nhỏ, nhưng để có trái dưa lưới thơm ngon nhất, chỉ nên để lại 1 quả chín và tăng cường phân bón để quả dưa được chất lượng tốt nhất.

Kỹ thuật trồng dưa lưới chuẩn nhất

Chỉ nên để lại 1 quả trên mỗi gốc để quả dưa đạt được chất lượng tốt nhất.

2. Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng/nhà kính

Trồng dưa lưới trong nhà màng/nhà kính được đánh giá là giải pháp mang tới hiệu quả tốt nhất hiện nay. Theo đó, khi có nhu cầu trồng dưa lưới theo quy mô sản xuất, các bạn có thể tham khảo kỹ thuật như sau:

2.1.Chuẩn bị nhà màng trồng dưa lưới

Thông thường, mô hình nhà màng trồng dưa lưới được triển khai có 2 cửa thông gió và mái cố định. Phần màng để bao bọc có thể được làm bằng chất liệu polyme kết hợp với những vách ngăn chắn côn trùng.

Để giải quyết vấn đề này, các bạn có thể lựa chọn các đơn vị thiết kế thi công nhà màng trồng dưa lưới chuyên nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

2.2. Chuẩn bị giống cây trồng

Để thu được năng suất tốt nhất, nên gieo trồng dưa lưới trong nhà màng bằng những loại giống tốt. Tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu của thị trường các bạn có thể sử dụng những loại giống có nguồn gốc khác nhau..

Một vài loại giống dưa lưới được nhiều người yêu thích sử dụng cho hệ thống nhà màng như taki, F1, taka… Tùy thuộc vào từng loại giống mà có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau, năng suất khác nhau.

2.3.Giá thể trồng dưa lưới trong nhà màng

+ Trộn giá thể gồm hỗn hợp: mụn xơ dừa, tro trấu và phần chất hữu cơ.

+ Tiến hành cho giá thể vào đầy lỗ mặt khay rồi tiến hành việc gieo hạt. Lưu ý giữ ẩm mỗi ngày giúp hạt có thể nảy mầm tốt và đặt khay hạt ở trong nhà màng trồng dưa lưới để tránh mưa cũng như côn trùng.

+ Sau khi hạt nảy mầm và ra lá thì tiến hành phun phân bón lá để giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.

+ Cây con sẽ sinh trưởng từng ngày, sau 10 - 12 ngày khi cây đã mọc được 2 lá thì đem chúng đi gieo trồng.

Cách trồng dưa lưới nhà màng thủy canh

Sau 10 - 12 ngày khi cây đã mọc được 2 lá thì đem chúng đi gieo trồng.

2.4.Hệ thống tưới

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng sẽ sử dụng Hệ thống tưới nhỏ giọt gồm: nguồn nước, chứa dung dịch dinh dưỡng, hệ thống dẫn, máy bơm, đầu tưới, ống PVC…

2.5. Dinh dưỡng cho dưa lưới trong nhà màng

Nguồn dinh dưỡng là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi trồng dưa lưới trong nhà màng. Do đó các yếu tố đa vi lượng phải được cung cấp đầy đủ, thực hiện đúng thời điểm. Đó là những nguyên tố: N, K P, Ca, S, Mg…

Nguồn nước sử dụng để tưới cho cây cần phải là nước sạch, có độ pH dao động trong khoảng 6 - 7 sẽ là phù hợp nhất.

2.6. Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng

Trồng dưa lưới trong nhà màng có thể áp dụng một số kỹ thuật như trồng bằng túi PE hay trồng trên máng giá thể. Mỗi kỹ thuật đều có một lưu ý khác nhau.

+Khi trồng bằng máng: mỗi máng mang kích thước khoảng 30cm, cao 20cm, cây cách cây khoảng 40cm.

+Trồng bằng túi PE: túi có kích thước khoảng 32x18cm tương đương với 2.5kg giá thể. Có thể trồng một cây trong một túi PE, trồng theo hàng đơn hay hàng đôi.

Trên cùng 1 hàng, khoảng cách giữa hai cây là 40cm. Khoảng cách giữa hai hàng đơn phù hợp nhất là 1.2m. Hai hàng đôi cách nhau khoảng 1.6m.

Bên cạnh đó khi áp dụng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng cần phải chú ý, mật độ của cây phụ thuộc vào mùa vụ. Mật độ cho mùa khô khoảng 2500 đến 2700 cây/1000m2, đối với mùa mưa thì khoảng 2200 đến 2500 cây/m2.

2.7. Chăm sóc dưa lưới trong nhà màng

Để mô quá trình trồng dưa lưới trong nhà màng đạt được hiệu quả cao nhất, cần phải nắm được các nguyên tắc chính xác khi chăm sóc. Đó là việc treo cây, tỉa chồi và thụ phấn… Cùng với đó, không được quên ngăn ngừa sâu hại và chữa trị những bệnh nếu cây bị nhiễm.

Trồng dưa lưới trong nhà màng thường gặp phải một số loại côn trùng như bệnh phấn trắng, bọ trĩ, rầy… Do đó cần phải xử lý trên cơ sở áp dụng những phương pháp phòng ngừa sinh học. Đảm bảo đúng nguyên tắc: đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, sử dụng đúng cách.

3. Lưu ý khi trồng dưa lưới ở sân thượng và các không gian khác

+ Không nên trồng dưa lưới trên sân thượng vào những ngày mùa đông.Dưa lưới không chịu được lạnh, hơn nữa, khi thời tiết lạnh, sâu bệnh dễ nảy sinh và chất lượng đậu quả cũng kém đi, trái nhỏ hơn và không chất lượng.

Những lưu ý khi trồng dưa lưới

Lưu ý đảm bảo cấp đủ dinh dưỡng để dưa lưới đạt năng suất tốt nhất.

+ Đất khi chuẩn bị trồng cần được bón thêm phân chuồng hoặc tro trấu để tăng hàm lượng dinh dưỡng. Nếu như đã có sẵn đất trồng cây, nên rắc vôi bột (Ca(OH)2) để diệt trứng, sâu, nấm bệnh tồn tại sẵn trong đất.

+ Đảm bảo cấp đủ nguồn dinh dưỡng và phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây trồng.

+ Nên chọn mua giá thể, các loại vật tư trồng dưa lưới tại địa chỉ uy tín để đảm bảo đạt năng suất tốt nhất.

III - Ưu điểm trồng dưa lưới trong nhà màng

Trồng dưa lưới trong nhà màng/nhà kính được đánh giá là giải pháp mang tới năng suất vượt trội cùng lãi suất tốt cho người dân trong các mùa vụ.

Trong đó, một số ưu điểm vượt trội của mô hình này có thể kể tới như:

+ Không chịu ảnh hưởng từ thời tiết, nhờ đó giúp chi phí sản xuất giảm, cho năng suất cao.

Vì sao nên trồng dưa lưới trong nhà màng

Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp mang lại năng suất tốt nhất.

+ Mô hình áp dụng công nghệ theo tiêu chuẩn với hệ thống tưới tự động, cung cấp các nguồn chất dinh dưỡng cho con phát triển cũng như giảm chi phí nhân công.

+ Giúp hạn chế các yếu tố bất lợi của thời tiết, ngăn côn trùng xâm nhập. Nhờ vậy không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, đảm bảo sản phẩm làm ra sạch, an toàn với sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng.

+ Đầu tư hệ thống 1 lần, tuổi thọ sử dụng lên tới hơn 10 năm.

Hi vọng với những thông tin quan trọng mà chúng tôi tiết lộ nêu trên, các bạn đã nắm rõ được cách chọn giống cũng như cách trồng dưa lưới đạt hiệu quả tốt nhất. Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ Hotline 0989379282 hoặc fanpage Thủy Canh SkyFarm Việt Nam để được hỗ trợ.

Chi phí trồng 1000m2 măng tây là bao nhiêu? Cập nhật giá mới nhất!

Từ khóa » Trồng Dưa Lưới ở Việt Nam