Cách Chọn Lá Dong Gói Bánh Chưng
Có thể bạn quan tâm
Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết nhằm thể hiện tấm lòng của mình đến ông bà tổ tiên. Để có được chiếc bánh chưng ngon, điều không thể thiếu đó chính là những chiếc lá dong bên ngoài bao bọc phần nhân bánh bên trong. Với cách chọn lá dong gói bánh chưng này, chị em có thể tự tin gói được những chiếc bánh chưng đẹp mắt và hấp dẫn.
Cách chọn lá dong gói bánh chưng
- Lá dong gói bánh chưng có hình elip, tán lá to, rộng, có màu xanh tươi rất đẹp. Người ta thường dùng lá dong gói bánh chưng để bánh có màu đẹp cũng như bắt mắt hơn dùng lá chuối.
- Để có thể chọn được lá dong tươi, bạn quan sát kĩ phần bên ngoài của lá. Lá phải tươi, có độ dai tốt, không bị giòn. Chọn lá có màu sắc xanh đậm, phiến lá to vừa phải để có thể gói trọn được phần nhân bên trong.
- Nên chọn loại lá bánh tẻ là lá không quá già cũng không quá non, như vậy bánh mới có được màu xanh đẹp.
- Không nên chọn những lá héo, sờ vào có cảm giác khô cứng, không mềm dai như lá tươi. Chọn những lá còn nguyên vẹn, không bị tét hay rách ở bất kì phần nào.
- Một chiếc bánh chưng cần khoảng 4 lá dong. Vì vậy bạn nên nhắm chừng và chọn số lượng lá phù hợp với số lượng bánh muốn làm.
Cách sơ chế lá dong
- Trước khi gói bánh, lá dong cần được ngâm vào trong thau nước từ 30 đến 45 phút. Sau đó, dùng khăn mềm lau rửa nhẹ nhàng hai bên mặt lá thật sạch và để ráo nước.
- Dùng khăn khô, sạch lau lại lá một lần nữa để lá không còn nước. Lúc này bạn có thể tiến hành gói bánh chưng được rồi.
Cách rửa lá dong rất đơn giản
Cách chọn nguyên liệu làm nhân bánh chưng
Phần nhân banh chưng gồm có thịt heo, nếp, đậu xanh và các loại gia vị cần thiết. Nhưng để làm ra được những chiếc bánh chưng ngon, bạn cần chọn phần nguyên liệu làm nhân bên trong chất lượng.
Cách chọn thịt ba chỉ ngon
- Thịt ba chỉ ngon là loại có da mỏng, mỡ trắng, có bảy phần thịt và ba phần mỡ ăn bánh sẽ không bị ngán vì thịt quá nhiều hay mỡ quá nhiều.
- Bạn nên chọn thịt ba chỉ có màu từ hồng đỏ nhạt đến đỏ tươi, đó là thịt tươi ngon. Khi ấn vào cảm giác được thịt săn chắc, có độ đàn hồi tốt, không để lại vết lõm.
- Khi ngửi thịt không có mùi hôi khó chịu mà là mùi đặc trưng của thịt.
Cách chọn gạo nếp ngon
- Bạn nên chọn gạo nếp mẩy đều, căng bóng, hạt gạo không bị gãy, bể. Gạo mới là gạo không bị mùn và không có nhiều hạt vàng.
- Chọn gạo nếp có màu trắng đục đều khắp hạt và không chọn loại có màu trắng khác thường hoặc bị bạc bụng.
- Cho gạo vào miệng nhai thử, nếu là gạo ngon sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ và không có vị gì lạ.
- Khi ngửi, gạo nếp có mùi thơm nhẹ và không bốc mùi mốc.
Cách chọn đậu xanh
- Đậu xanh dùng để gói bánh chưng là đậu xanh đã được đãi bỏ lớp vỏ bên ngoài và còn lại phần hạt đậu màu vàng bên trong. Dùng loại này làm bánh chưng sẽ ngon và bùi hơn.
- Sau khi mua đậu xanh về, bạn nhớ ngâm cho đậu nở mềm, dễ loại bỏ hạt hư, lép và khô.
Cách chọn dây lạt gói bánh chưng
- Dây lạt là thứ không thể thiếu khi gói bánh chưng. Bạn cần chọn loại dây lạt giang, mỏng, mềm và dẻo dai.
- Mỗi chiếc bánh chưng cần 2 đến 4 dây lạt tùy thuộc vào bạn muốn buộc hình chữ thập (2 dây lạt) hay hình vuông (4 dây lạt).
Sau khi đã chọn lựa được lá dong tươi và nguyên liệu làm nhân bánh chưng, bạn có thể bắt đầu gói bánh chưng được rồi đó.
Nguyên liệu gói bánh chưng
- 2kg Gạo nếp
- 1kg Cốm dẹp khô
- 800g Thịt ba chỉ
- 800g Đậu xanh không vỏ
- 3.5 muỗng Muối
- 7 muỗng Dầu ăn
- 2 muỗng Tiêu
- 1 muỗng Bột ngọt
- 40 chiếc Lá dong
Cách gói bánh chưng
- Bước 1: Nếp vo sạch và ngâm nước khoảng 4 tiếng, vớt ra để ráo nước. Như vậy nếp sẽ nở và mềm hơn giúp bánh mềm dẻo, ngon hơn, nấu bánh được nhanh hơn. Sau đó, trộn đều nếp với 1 muỗng muối, 1 muỗng dầu ăn để tạo hương vị cho nếp. Lá dong ngâm 30 đến 45 phút rồi dùng khăn lau rửa nhẹ nhàng thật sạch, để ráo nước và dùng khăn khô lau sạch lại lần nữa. - Bước 2: Đậu xanh cũng vo sạch rồi đem ngâm qua đêm cho đậu nở, lúc nấu sẽ nhanh chín hơn. Rồi đem đậu hấp chín, nghiền nhuyễn. Trộn với 1.5 muỗng muối, 3 muỗng dầu ăn và 1 muỗng tiêu vào đậu xanh.
- Bước 3: Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng vừa và ướp vào 1 muỗng muối, 1 muỗng tiêu, 1 muỗng bột ngọt và 3 muỗng dầu ăn trong 10 đến 15 phút cho thấm đều gia vị. - Bước 4: Mỗi nguyên liệu bạn chia đều ra thành 10 phần bằng nhau (nếu làm nhiều bánh thì chia nhiều phần hơn nha). Sau đó, trộn mỗi phần gạo nếp với 100g cốm dẹp (nếu bạn không ăn cốm có thể không cho vào), cốm giúp làm tăng hương vị cho bánh chưng và tạo thêm màu xanh đẹp mắt.
- Bước 5: Trước khi gói bánh chưng, bạn xếp 1 lá dọc, 1 lá ngang rồi đến 1 lá dọc. Theo thức tự cho nếp, đậu, thịt rồi đến đậu, nếp lên. Sau đó, gói lá theo hình vuông, dùng tay ấn tạo khối cho bánh. Dùng dây lạt buộc chặt tay để tránh bánh bị tét, lỏng làm rớt phân nhân bên trong ra ngoài. - Bước 6: Cho bánh đã gói vào nồi nước, nấu khoảng từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng (tính từ khi nước sôi). Khi được một nửa thời gian, bạn lấy bánh ra, rửa sạch với nước, đồng thời thay nước mới và tiếp tục nấu, như vậy bánh sẽ có màu xanh đẹp mắt. Sau đó, tắt bếp nhưng vẫn để bánh trong nồi thêm 50 phút nữa để đảm bảo bánh đã chín.
- Bước 7: Lấy bánh ra, ép cho nước trong bánh ra hết rồi đem chưng cúng.
Xem và lưu lại cách làm chi tiết Bánh chưng ngày Tết
Với cách chọn lá dong gói bánh và cách xử lý nguyên liệu hi vọng bạn gói được những chiếc bánh xinh đẹp, hấp dẫn nha.
Có thể bạn quan tâm:
- Ý nghĩa của mứt Tết truyền thống
- Món ăn truyền thống miền Nam trong mâm cỗ
- Tổng hợp các món chay ngày Tết mùng 1
Từ khóa » đồng Bánh Chưng Là Gì
-
Bánh Chưng Là Bánh Gì Và Tại Sao Bánh Chưng Không Thể Thiếu Trong ...
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Bánh Chưng Bánh Giầy Và Bánh Tét Trong Ngày Tết
-
Bánh Chưng - Biểu Tượng Truyền Thống ẩm Thực Ngày Tết Việt Nam
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Bánh Chưng, Bánh Giầy Ngày Tết Cổ Truyền
-
HƯỚNG DẪN CHỌN LÁ DONG VÀ NGUYÊN LIỆU NGON ĐỂ GÓI ...
-
Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Của Bánh Chưng, Bánh Giầy Ngày Tết
-
Bánh Chưng Là Gì? Tìm Hiểu Về Bánh Chưng Là Gì? - VietAds
-
Cách Gói Bánh Chưng Bằng Lá Dong Và Khuôn đơn Giản Cho Ngày Tết
-
Bánh Chưng - Biểu Tượng Cho Văn Hóa Truyền Thống Người Việt
-
Bánh Chưng Gói Bằng Lá Gì Ngon?
-
Ý Nghĩa Bánh Chưng Bánh Giày – Vì Sao Ngày Tết Lại Có Bánh Chưng?
-
583. Nguồn Gốc Của Bánh Chưng, Bánh Dày - Lược Sử Tộc Việt