Cách Chọn Phao Câu Đài Chuẩn | Happy Fishing
Có thể bạn quan tâm
Có một câu nói quen thuộc đó là: “ Phao câu chính là con mắt của cần thủ”, những tín hiệu từ bên dưới sẽ thông qua phao và truyền đến cho chúng ta.
Nói về chất liệu làm nên phao câu, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phao trúc, phao cỏ (reed), phao lông công, phao gỗ Balsa hay phao nano.., cũng như rất nhiều loại hình dáng khác nhau.
Tuy nhiên bất kể bạn dùng loại phao nào đều cần lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất, phao phải ném được ra xa, không những ném được ra xa mà còn phải nhìn thấy được phao mới được (có nghĩa là ném trúng điểm câu)
Thứ hai, khi đã ném đúng điểm câu rồi bạn phải quan sát được phao nữa, đó mới là điều kiện cần và đủ của một chiếc phao.
Khi đi câu bạn nên chọn phao một cách lý trí, không nên mù quáng nghe theo số đông hoặc nghe những lời đại loại như: Thầy XXX dùng loại này vậy thì mình cũng dùng loại này chắc chắn không sai…
Thực ra không có loại phao này hoàn toàn nhạy hoặc lụt, chỉ có người câu biết sử dụng hay không mà thôi.
Cùng một loại phao nhưng bạn hoàn toàn không biết người ta cân mấy câu mấy, tỷ trọng mồi bao nhiêu, tìm đáy ra sao thì tác động của phao cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.
Cái cốt yếu vẫn là bạn có thể ném được phao và quan sát được phao là được.
Cho nên sự lý giải của mỗi người đối với phao câu là không giống nhau.
Khi chọn phao, ngoài chọn theo sở thích cá nhân bạn cần xem xét đến bạn muốn câu cá loại gì, cá lớn hay cá nhỏ, câu dịch vụ, thi đấu hay câu ở ao hồ tự nhiên,… để đưa ra cách lựa chọn phao cho phù hợp
Cái tiếp nữa bạn cần chú ý là cách chỉnh đến chân phao. Trên thực tế sau khi chỉnh đến chân phao xong ta có thể bắt đầu câu từ 2-3 nấc, đó là đối với những loại cá thông thường.
Nhưng nếu bạn muốn câu cá lớn như cá trắm cỏ,cá trắm đen… thì số nấc phao chỉnh càng lớn, không thể chỉ câu 2-3 nấc, mà có khi câu đến 5-6 nấc hoặc có khi lên đến 7-8 nấc.
Vì sao ư? Bởi vì cá lớn sau khi vào ổ mỗi lần nó trở thân thì sẽ rất khó khăn, và trong quá trình trở mình có khả năng nó sẽ chạm vào phao. Nếu câu ở mức 2-3 chỉ cần đuôi của cá chạm vào phao thì hầu như phao không còn nữa, lúc này bạn bắt buộc phải nhấc cần lên,khi làm như vậy thì cá lớn mắc trên đó chắc chắn sẽ chuồn đi và sẽ mang theo những con cá còn lại trong ổ đi theo
Mọi kinh nghiệm trên giấy chỉ là trên giấy mà thôi. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là căn cứ vào quá trình đi câu và kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian dài rút ra những bài học cho bản thân để ứng dụng vào thực tế cho đúng. Bạn phải không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm và thay đổi không ngừng mới có thể câu được cá và nâng cao tay nghề của bản thân.
Hy vọng một vài gợi ý nhỏ trên có thể giúp ích cho bạn.
Từ khóa » Cỏ Làm Phao Câu đài Là Cỏ Gì
-
Chọn Phao Câu đài, Cách Lựa Loài Cỏ để Làm Phao - YouTube
-
Kỳ 4 -Loại Phao Câu đài Nào Dễ Dùng Nhất - Vietnam Fishing
-
Các Dáng Phao Câu đài Cơ Bản Và ứng Dụng Khi đi Câu
-
Phao Cỏ Câu Đài - Cỏ Lau Tự Nhiên 100% Chuyên Dụng Câu Cá PC ...
-
5 Yếu Tố Quan Trọng Khi Chọn Phao Câu Đài
-
Phao Câu đài Là Gì? Các Loại Phao Câu đài được ưa Chuộng Nhất 2022
-
Phao Cỏ Câu Đài - Phao Làm Thủ Công Tỉ Mỉ Từng Chi Tiết
-
Loại Phao Câu đài Nào Dễ Dùng Nhất. Cùng Thầy Li Damao Chọn
-
Kỹ Thuật Cân Chỉnh Phao Câu Đài - Ác Nhân Cốc
-
Mùa đông Nên Dùng Phao Câu đài Nào? Các Yếu Tố Liên Quan đến độ ...
-
Tổng Quan Hướng Dẫn Câu Đài - Fishing In Vietnam
-
Cỏ Làm Phao Câu đài.
-
Tin Tức - Xưởng Phao Khải Vy