Cách Chọn Trâu Bò Theo Các Hướng Sản Xuất
Chọn lựa trâu bò phù hợp với mục đích sản xuất là một khâu quan trọng trong quy trình chăn nuôi trâu, bò, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế.
1. Chọn trâu, bò đực làm giống
Trâu, bò đực giống có ý nghĩa rất to lớn trong việc hoàn thiện đàn và giống. Thường người ta đánh giá và chọn lọc trâu, bò đực dựa trên ba mặt: nguồn gốc, cá thể và đời sau.
Đực giống phải có sức khỏe tốt, mang các đặc trưng của phẩm giống và thể hình phải phù hợp với hướng sản xuất của nó.
Đực giống tốt có sức sinh trưởng nhanh, khối lượng lớn, cân đối. Bộ xương chắc chắn, phát triển tốt. Các khớp chắc chắn và cử động dứt khoát. Cơ bắp phát triển, đường sống lưng bằng phẳng, ngực rộng và sâu, lưng và hông rộng, mông to các chân cân đối, lông trơn và bóng mượt.
Bộ phận sinh dục phát triển bình thường, hai hòn cà cân đối (nếu sa xuống là do dây chằng yếu chứng tỏ bò đực sức khỏe yếu). Tính dục mạnh mẽ, tỷ lệ thụ thai trên đàn bò cái cao.
2. Chọn bò cái làm giống
– Thế nào là một con bò cái sinh sản tốt ?
Một con bò cái sinh sản tốt phải đạt các yêu cầu sau:
– Bò có khả năng sinh sản tốt tức là đẻ sớm và khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn.
+ Đẻ sớm: tức là bò cái đẻ lứa đầu trung bình ở khoảng từ 27 – 30 tháng tuổi ( bò động dục lần đầu ở khoảng 18 – 21 tháng tuổi).
+ Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn: tốt nhất là bò cái đẻ năm một, tức là cứ 12 -14 tháng đẻ một con bê.
+ Căn cứ vào khả năng sinh sản của con mẹ để chọn: thông thường bò mẹ sinh sản tốt thì con của chúng cũng sinh sản tốt, do vậy nên chọn con của những con bò cái sinh sản tốt.
Ngoại hình thể hiện là một con bò cái sinh sản tốt, cụ thể là:
– Nhìn chung con vật dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, các phần đầu, cổ, thân và vai kết hợp hài hòa.
– Đầu thanh nhẹ, mõm rộng mũi to, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.
– Ngực sâu, rộng, xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc.
– Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, đàn hồi, tĩnh mạch vú nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghoèo.
3. Chọn bò nuôi thịt
Sức sản xuất thịt phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của giống, điều kiện nuôi dưỡng và độ béo. Chọn những con khỏe mạnh, phát triển bình thường và đạt được một khối lượng nhất định theo quy định của từng giống. Bò hướng thịt có thân hình vạm vỡ, chắc chắn, vai rộng, ngực rộng, sâu. Lưng hông, mông phẳng và rộng, bụng thon tròn, phần trước và phần sau đều phát triển. Bốn chân thanh ngắn, cân đối, lông mềm mượt.
Tùy theo điều kiện của từng nơi để bà con có thể lựa chọn con giống nuôi cho phù hợp. Những nơi có nguồn thức ăn phong phú, có khả năng nuôi thâm canh và tiếp cận được với thị trường tiêu thụ thì có thể dùng các giống bò lai nhóm Zêbu hoặc 3B. Những nơi không có điều kiện đầu tư, chăn nuôi theo lối tận dụng thì bà con sử dụng giống bò vàng Việt Nam.
Từ khóa » Bò đực Ta
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò đực Giống - Tạp Chí Chăn Nuôi Việt Nam
-
CÁCH CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG,KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI ...
-
Bò đực Giống - Lựa Chọn Và Chăm Sóc đúng Cách
-
Chọn Lọc Bò đực Giống - Khoa Chăn Nuôi
-
Nuôi Bê đực Sữa Thành Bò Thịt – Hướng đi Mới Trong Chăn Nuôi
-
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Và Chăm Sóc Bò đực Giống
-
Nỗi Khổ Từ Con Bò Giống | THDT - YouTube
-
Kỹ Thuật Chọn Bò Giống - DairyVietnam
-
Cách Xác định Bò động Dục Và Thời điểm Phối Giống Thích Hợp Cho ...
-
Bò Ta - Chi Cục Chăn Nuôi Và Thú Y Tp.HCM
-
Nông Dân đầu Tiên ở Hà Tĩnh Nuôi Bò đực Sữa Của Tập đoàn TH ...
-
Giống Bò Ta Của Việt Nam được Trung Quốc ưa Chuộng
-
Bò Thịt – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] GIỐNG BÒ THỊT VÀ CÔNG TÁC GIỐNG - CGSpace
-
Mô Hình Chăn Nuôi Bò Thịt Hiệu Quả Cho Người Chăn Nuôi
-
Sự Khác Biệt Giữa Một Con Bò đực Và Một Con Bò đực Là Gì?