Cách Chọn Và Nuôi Thuần Chào Mào Má Trắng đơn Giản

Chào mào má trắng là gì: Là chào mào con mới ra tổ, đã đủ lông và cánh để tự bay đi kiếm ăn, chim này chưa có má đỏ, chỉ có màu trắng. Hay đơn giản hơn bạn có thể hiểu chúng là những con chào mào chưa dậy thì. Hiện nay chào mào má trắng đang được nuôi dưỡng và chăm sóc khá nhiều, tuy không được săn đón như những chiến binh già rừng. Nhưng chúng vẫn luôn được nhiều anh em nghệ nhân quan tâm. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin hữu ích về dòng chào mào này để anh em có thể tham khảo.

Nội dung bài viết

Toggle
  • Cách chọn chào mào má trắng trống
    • Có nên nuôi chào mào má trắng không
    • Cách thuần chào mào má trắng đơn giản nhất
    • Chào mào má trắng thay lông khi nào
  • Cách nuôi chào mào má trắng thay lông nhanh nhất
    • Cách vào cám chào mào má trắng
  • Tật xấu và cách hạn chế trong khi nuôi chào mào má trắng
  • Luyện giọng chào mào má trắng

Cách chọn chào mào má trắng trống

Vấn để trống mái của chào mào để phân biệt chuẩn nhất chỉ có thể biết qua âm giọng, nhưng những con chim mới bị bắt nhốt lồng sẽ không thể ra giọng để chúng ta phân biệt. Nên chúng tôi đưa ra 1 vài yếu tố về bóng bộ để anh em nghệ nhân có thể chọn ra chú chim ưng ý và chuẩn trống nhất.

  • Nên chọn những con má trắng đầu mùa chọn những con mắt xéo lồi to hơn bình thường – và quan trọng là chọn những con dài đòn càng dài đòn càng tốt vì khi ở rừng thì có thể nó ăn uống thiếu chất nên không to, nhưng những con có bản cốt tốt thường là những con chân cao + dài đòn.- mỏ ngắn ( tốc độ ra mỏ mau và học giọng cũng nhanh ) cặp chân to ngắn- cái đầu lí lắc luôn tìm chim đè ép đối thủ .
  • Khi chọn mua chào mào má trắng thì nên chọn những con linh hoạt trong lồng, luôn đứng cầu và thi thoảng giành chỗ với những con khác.
  • Chim có đôi mắt và đầu to gốc mào dày, sau gáy có 1 vài cọng lông dài chìa ra.
  • Khi bắt và cầm trên tay thì mào của chào mào má trắng trống luôn luôn dựng đứng còn đối với chim mái thì cụp xuống.
  • Lưỡi của chim chào mào má trắng trống sẽ có hai đốm đen còn con mái sẽ không có.
  • Tách trắng của chim trống lúc nào cũng to và dài còn tách má chim mái thì chỉ có một vùng nhỏ và ngắn hơn.
  • Ngay từ đầu, bạn khó tính bao nhiêu, thì về sau này bạn sẽ được hài lòng bấy nhiêu. Chính vì vậy, không nên quá dễ dãi nếu bạn có nhiều sự lựa chọn.

Có nên nuôi chào mào má trắng không

Tuy rất khó để chọn 1 con chào mào má trắng hay, nhưng nuôi má trắng vẫn có rất nhiều ưu điểm sau đây và luôn được các anh em chọn lựa

  1. Nhanh thuần hơn những con chim bổi già rừng.
  2. có thể ép giọng vùng miền cho những em má trắng đang tập hót
  3. Thuần nhanh nên cũng có thể tập đi chơi giàn nhanh hơn.
  4. Cách chăm sóc má trắng cũng dễ dàng không cầu kì như những em bổi già rừng. tuy nhiên để có 1 em chào mào má  trắng đẹp các bạn cũng phải cần có 1 chế độ chăm sóc đầy đủ dưỡng chất.

Cách thuần chào mào má trắng đơn giản nhất

Chia sẻ chút kinh nghiệm Thuần, huấn luyện chào mào má trắng với 2 cách cơ bản sau

Cách 1: Thuần tự nhiên để chim tự ổn định và từ từ dạn người

  • Treo ở chỗ yên tĩnh từ từ rồi nó cũng sẽ bộc lộ hết bài hết vở nó ra thôi. Mở 100% áo lồng ít người qua lại từ từ nó cũng sẽ quen với môi trường nuôi nhốt sau khi đã lộ bài vở bắt đầu anh em thuần nó ( nhiều cách ở kênh youtube của bạn dũng hoặc bất kỳ kênh youtube nào uy tín và tất nhiên mỗi anh em có 1 cách riêng ) mình thì thích cái gì tự nhiên nhất để biết được nết con chim
  • Vì chim bổi anh em bắt bằng tay thả vào lồng nên tụi này rất sợ tay người, anh em lưu ý không được thò tay vào lồng làm chim hoảng, muốn thay thức ăn hay nước hay dọn lồng hãy sang chim qua lồng tắm.
  • Vì theo tố chất của từng con có nhanh có chậm anh em đừng nản hãy chăm theo cách từ từ đừng ép nó, nó sẽ nhận ra được anh em là chủ của nó ( nhanh thì 1 vài tuần sơ sơ thì 2 3 4 5 tháng lâu thì 1 năm hoặc gần 2 năm ) quan trọng là để giúp chim có 1 không gian thoải mái

Cách 2: Không khuyến khích vì sẽ làm chim bị suy, nhưng thuần sẽ nhanh hơn

  • Thuần Đói:  giành cho Bác nào có thời gian ở nhà kinh doanh hay bán quán thì chúng ta có thể áp dụng cách này chỉ tầm 1-2 tuần là chim không chạy nữa. Các bác cứ phủ lồng hé chút chỗ cóng ăn để cách khoảng 1m tý lại cho vài hạt cám lúc sau ăn hết thấy đói lại cho vài hạt hoặc cho con sâu, con dế.
  • Thuần Tối: Ngoài việc các bác treo Chim tầm thấp ngang Ngực thì thuần tối sẽ rất nhanh đối với những người không có thời gian hoặc đi làm công sở. Các bác tìm 1 góc tĩnh cách lối đi hoặc trong phòng khách tầm 2m, kiếm chiếc áo lồng mỏng để con chim có thể quan sát Mờ thấy và không được Ngủ.có điều là phải góc “Tĩnh” nhé các bác không đc làm nó hoảng cũng không đc để dưới bóng điện tránh Chim soi nóc.
  • Đây là Cách thuần nhanh nhất đối với những con Chim thật sự có tố chất và phải xác định chơi mùa Lông mới nhé.Nhiều con Chim rất hay nhưng rất nhát các bác cứ sốt ruột cho đi chơi cho đi giàn Chim vẫn chơi nhưng rất dễ Sinh Tật về Ngoái ngửa hay mất Móng…mà để con chim nhát lâu quá thì dễ hỏng chim mà lại không lên Lửa.

chao-mao-ma-trang

Chào mào má trắng thay lông khi nào

  • Dưới 3 tháng gọi là chim con, chim non, chim lúc này chỉ biết há mỏ + nuốt mồi chứ chưa biết chi,
  • Từ 3 đến 6 tháng gọi là chim chuyền vì chim non lúc này mới biết bò ra cây, chuyền cành thôi chứ chưa biết bay,
  • Từ 6 đến 9 tháng gọi là chim lứa, chào mào má trắng vì chim lúc này chưa bung mí đỏ hai bên má – đây là giai đoạn chim học hót, giọng chim sẽ hình thành trong giai đoạn này.
  • Chào mào má trắng bao lâu lên má đỏ: Từ 9 đến 12 tháng chim bắt đầu bung mí đỏ ra hai bên má gọi là chim tơ – chim vẫn còn vài cọng lông màu nhợt ở cánh, lưng, cẳng chim tròn và bóng. Giai đoạn này chim dễ bị bẫy lắm vì chim rất lếu láo (vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 hàng năm)
  • Sau 12 tháng, chim thay bộ lông đầu tiên, lông đen, bóng, cẳng chân bắt đầu có cạnh, bắt đầu chim vào giai đoạn trưởng thành
  • Chim nuôi trong lồng sau mỗi một đợt thay lông xong thì gọi là nuôi được một mùa lông. Ở chim mái thường sau 12 tháng là thay lông một lần, còn chim trống thì thường chu kỳ thay lông ngắn hơn, khoảng 9-11 tháng. Vì vậy khi nuôi chim nếu tính năm thì đủ 12 tháng ta tính 01 năm, nếu tính mùa thì cứ sau mỗi lần thay lông xong ta tính 01 mùa.

Cách nuôi chào mào má trắng thay lông nhanh nhất

Sau đây là 1 chút kinh nghiệm chia sẻ về cách nuôi để có 1 em chào mào má trắng đẹp nhất.

  • Má trắng hoặc non lên thì chim mới nuôi chúng chưa quen với môi trường và thức ăn mà con người làm ra. Chúng không thể hấp thụ cám có nhiều dĩnh dưỡng như những chú chim thi đấu hay có tuổi lồng
  • Cám thì anh em nên dùng là ba vì hoặc cám gà cám chợ, không nên dùng cám nhiều chất cho chim vừa tốn kém mà có thể chim không hấp thụ được sẽ đi ỉa hoặc tới mùa lông có thể rất khó thay.
  • Chim cần có thời gian để thích nghi cám và thường mộc – má trắng – non thì ta nên nuôi cám nhạt 4-5 tháng rồi chúng ta mới nên đưa lên cám có chất dinh dưỡng thì tốt nhất.
  • Quá trình nuôi cám nhạt cám ít chất thì chúng ta kết hợp thêm mồi tươi hoa quả nắng để chú chim có đủ chất dinh dưỡng và không bị suy kiệt chim làm lông bạc và xơ nhé.
  • Chăm lông xong anh em có thể tham khảo phương pháp kích chào mào căng lửa tại bài viết này

Cách vào cám chào mào má trắng

  • Về cơ bản về cách chăm sóc chào mào má trắng cũng rất cầu kỳ và tốn công, tuy nhiên nó cũng được đánh giá là dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bạn chăm sóc một chú chào mào bổi.
  • Những chú chào mào má trắng được đánh giá là một trong những chú chào mào non, chính vì vậy mà nếu có thể dễ dàng trong việc thích nghi với điều kiện sống cũng như thích nghi với môi trường mới.
  • Đối với những chú chim chào mào má trắng thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng khi mà chúng có thể thích nghi với các loại thức ăn mới cũng khá nhanh.
  • Đầu tiên bạn cần phải kết hợp chuối và cám cho chúng quen, bạn hãy nghiền nát cám và trộn vừa phải vào chuối. Sau khi chim đã tự ăn được thì bạn nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác để đủ chất dinh dưỡng.
chào mào má trắng
Nuôi chim chào mào mà trắng lên là một trong những thú vui của rất nhiều người yêu chim

Tật xấu và cách hạn chế trong khi nuôi chào mào má trắng

Chim hay tự mổ chân, cắn cánh và phá đuôi:

  • Nguyên nhân là do người nuôi không vệ sinh lồng thường xuyên, không hay cho chim tắm nắng và nước dẫn đến tạo điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng phát triển. Làm cho chim ngứa khó chịu dẫn đến tình trạng trên.
  • Vì vậy nên thường xuyên cho chim tắm nắng vào 9h30 sáng, cho chim tắm nước nhiều hơn và quan trọng là giữ vệ sinh sạch sẽ lồng chim.

Tật ăn phân của chính mình:

  • Trường hợp này người mới nuôi chào mào thì thấy khá lạ. Nếu chim ăn phân chứng tỏ chim đang thiếu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong phân chim có chứa ni tơ và phốt pho
  • Vì vậy nếu thấy tình trạng trên ở chim bạn có thể ra cửa hàng thú y mua một loại gọi là khoán chất tổng hợp mang về trộn chung với thức ăn của chim đảm bảo chào mào má trắng sẽ hết tật ăn phân.

Bu trên nóc và góc:

  • Bởi vì không gian lồng hẹp hoặc do chim bị strees, cũng có thể là do treo lồng sát tường dẫn đến bí bách.
  • Để giảm bớt tình trạng trên thì bạn nên cho chim vào cái lồng tập lực cỡ lớn để chim tha hồ bay vài tháng sao cho vào lồng lại.
  • Nếu nhà bạn không có lồng đó thì có thể cho chim vào lồng vuông và bắt bốn cầu bốn góc. Lưu ý cầu nên để cao tí gần nóc để chào mào má trắng không có khoảng trống bu vào nóc mà phải đậu vào cầu.

Luyện giọng chào mào má trắng

Các loại chim nói chung khi bị bắt nuôi nhốt, thì những biểu hiện thay đổi về dáng dấp, tiến bộ về nết chơi, độ thuần … chỉ thể hiện rõ sau mỗi đợt thay lông – vì vậy người chơi thường tính thời gian nuôi theo mùa lông như là một cái mốc đánh dấu sự thay đổi nào đó của con chim. Chim non ngoài tự nhiên nhanh biết hót hơn chim nuôi ở nhà. Lý do là nó sống trong bầy nên được học giọng rất sớm – nhiều con chưa bung mí đỏ mà đã hót ầm ầm. Chim bạn nuôi ở nhà do không hoặc ít được nghe giọng hót đồng loại nên chẳng biết mô mà hót. Nó muốn hót được thì phải trưởng thành hẳn rồi bật ra âm thanh theo bản năng tự nhiên của loài nó thôi. Thời gian để chim con trưởng thành khoảng 18-20 tháng. Nếu nuôi một mình nó và không cho đi dợt để học giọng thì giọng hót của nó nghe chẳng khác tiếng kêu là mấy.

  • Ban ngày thì treo xa con chim già nhưng đừng thấy nhau, thấy loáng thoáng thôi. Từ chiều trở đi thì treo gần con chim già và không cho thấy nhau.
  • Chim còn non nếu đừng để bị chim già cắn trúng thì nó chẳng biết sợ là gì đâu. Treo xa xa cho nó thấy, nó kêu, đòi theo để nhanh biết hót, nhanh hót rõ giọng.
  • Nếu không có điều kiện để có 1 em chim thầy thì các anh em cũng có thể down 1 vài clip trên youtube về sau đó để gần cho chào mào má trắng học giọng
5/5 (1 Review) Chia sẻ

Từ khóa » Cách Nuôi Chào Mào Má Trắng Thay Lông