Cách Chống Rò điện ELCB Và CB Máy Nước Nóng - Bảo Trì Điện Lạnh
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay khi các thiết bị gia dụng như máy nước nóng được sử dụng rộng rãi và không thể thiếu trong các gia đình thì thỉnh thoảng ta vẫn gặp những tai nạn thương tâm về điện khi máy nước nóng bị rò điện. Trong thực tế ta có thể hoàn toàn tránh được nếu sử dụng cầu dao chống dò điện. Hãy cùng chuyên gia sửa máy nước nóng tại nhà cùng tham những thiết bị chống rò điện bền dưới nha:
Cách phân biệt ELCB và CB
Thường với máy nước nóng trực tiếp được trang bị thêm một cầu dao chống rò điện (ELCB) bên trong máy nhằm hạn chế sự cố chạm mát bên trong máy. Nếu người sử dụng chưa an tâm lắm với ELCB trong máy nước nóng thì có thể lắp đặt thêm một ELCB rời bên cạnh máy nước nóng.
Tuy nhiên ELCB thường hay bị lầm tưởng với thiết bị CB (cầu dao tự động chống ngắt mạch), chỉ có tác dụng ngắt điện khi có sự cố chạm mạch. Còn ECLB (earth leakage circuit breaker) là thiết bị điện hỗ trợ thêm, dùng để phát hiện ra dòng điện bị rò rỉ khi chạy trong một mạch điện, nếu có sự cố sẽ tự động ngắt điện. ELCB và CB
CB có mức từ 80 – 150 ngàn đồng/cái, còn ELCB thì có giá từ 250 – 550 ngàn đồng/cái. Điểm khác biệt của hai thiết bị này là trên thiết bị thường có chữ viết tắt ELCB, hoặc có thêm nút kiểm tra rò điện. Khi hoạt động, ELCB sẽ so sánh giữa dòng điện đi và dòng điện về để phát hiện sự chênh lệch dòng điện là bao nhiêu ở phía tải – ở đây là máy nước nóng. Nếu sự chênh lệch này lớn hơn một giới hạn (quy định từ 15 – 30mA) thì chúng sẽ ngắt điện. Trong khi CB chỉ có tác dụng là khi hiện tượng chạm mạch điện thì sẽ tự động nhảy để ngắt điện.
Như vậy, nếu máy nước nóng trực tiếp đã có trang bị ELCB độ nhạy rò điện 15mA thì đã an toàn, nhưng nếu người sử dụng muốn tuyệt đối hơn thì lắp đặt thêm một thiết bị ELCB kế bên máy nước nóng trực tiếp. Thường với các loại máy nước nóng trực tiếp có công suất từ 2.500 – 6.500W nên trang bị thêm một ELCB chỉ định từ 15 – 30A. Còn việc lắp thêm CB cho máy nước nóng trực tiếp chẳng có nhiều ích lợi vì CB không nhận biết rò điện.
>>Xem thêm: http://baotridienlanh.com/cach-chong-ro-dien-tu-may-nuoc-nong/
Vậy thì ELCB có công dụng gì?
Trong cả phần trên hoặc phần dưới tôi đều chú trọng nói đến ELCB cho mạng điện gia đình và văn phòng nhỏ với công dụng nổi bật là nhằm tránh sự giật điện cho con người. Điều này cũng có thể làm cho bạn nghĩ rằng ELCB chỉ có một công dụng như vậy.
Không chỉ có tác dụng đối với sự an toàn của con người, nhưng không phải là như thế ELCB còn có tác dụng đề phòng hoả hoạn xảy ra đối với mạng lưới điện. Bạn có thể sống trong một ngôi nhà được đổ bê tông và nghĩ rằng chúng không bao giờ bị cháy – nhưng thực tế là có các vụ cháy nhà, cháy chợ, cháy văn phòng mà chúng đều không phải xây dựng bằng vật liệu dễ cháy (chắc qua các thông tin đại chúng thì bạn cũng nhận ra điều đó).
Chập điện, rò điện cũng là một nguyên nhân gây ra cháy, hoặc chúng cũng có thể là tác nhân giúp cho đám cháy được bùng lên mạnh hơn. Ngày nay thì nguyên nhân cháy do điện có vẻ nhiều lên khi thống kê lại các vụ cháy lớn, còn các vụ cháy mang tính địa phương, gia đình do điện thì ít người thống kê nên tôi tin rằng chúng đã trở lên nhiều hơn so với các nguyên nhân khác (ví dụ: vứt tàn thuốc còn lửa, tàn lửa từ các động cơ, …)
Khi chập điện thì tại vị trí chập nhau sẽ sinh ra nhiệt đủ để phát cháy đối với chính dây dẫn với vỏ cách nhiệt bằng nhựa, và chủ yếu là nhiệt đó sẽ tạo ra bén lửa đối với các vật xung quanh. Dòng điện có thể tăng cao đến mức làm các aptomat (hoặc cầu chì bảo vệ) ngắt điện. Sự ngắt này sẽ làm cho dòng điện dân dụng sẽ không còn là tác nhân tiếp tục làm đám cháy mạnh thêm nữa.
Như vậy bạn có thể nghĩ rằng trong trường hợp chập cháy gây hoả hoạn thì chẳng cần các ELCB bởi vì các aptomat thông thường cũng đã đủ ngắt điện? Không hoàn toàn đúng, bởi vì nếu đối với các sự chập điện xảy ra với một dòng điện nhỏ hơn so với định mức của một aptomat, hoặc là trường hợp cháy các loại quạt điện, động cơ hoặc các thiết bị điện khác trong gia đình/văn phòng, chúng chỉ cần một dòng nhỏ mà vẫn gây phát nhiệt, trường hợp này thì aptomat không bảo vệ được.
Trong các trường hợp sự cố đối với các thiết bị điện gây phát nhiên, nhiều khả năng là chúng làm cháy dây dẫn được bọc cách điện, do đó sẽ xuất hiện dòng điện rò ra vỏ thiết bị, và có thể chúng được truyền xuống đất. Không chỉ thế, trong các trường hợp khác thì dòng điện có nhiều khả năng rò xuống đất và làm mất cân bằng giữa dòng điện đi và dòng điện về trong một mạng điện gia đình. Vậy là ELCB có mặt để ngắt điện.
Và ELCB có thể còn có nhiều công dụng khác nữa, nhưng mà tôi thì vẫn chú trọng về mặt bảo vệ sự an toàn của con người hơn nên không trình bày nhiều về các công dụng khác của ELCB.
Related Posts via Categories
Từ khóa » Cách đấu Cb Chống Giật Cho Máy Nước Nóng
-
Cách Lắp CB Chống Giật Chuẩn Xác Đơn Giản Dễ Làm
-
Hướng Dẫn Cách để Lắp Một Máy Tắm Nước Nóng Không Lo Bị Giật
-
đây Là Cách Lắp đặt Máy Tắm Nước Nóng An Toàn Tuyệt đối Không Lo Bị ...
-
Hướng Dẫn Cách Lắp Aptomat Và Dây Chống Giật Cho Bình Nóng Lạnh
-
[HƯỚNG DẪN] Chi Tiết Cách đấu CB Chống Giật Panasonic Nhanh ...
-
Cách Lắp Aptomat Chống Giật Cho Bình Nóng Lạnh đúng Chuẩn
-
Cách đấu Cb Chống Giật Cho Máy Nước Nóng
-
Lắp Cb Chống Giật Cho Máy Nước Nóng - Người Thợ Của Gia đình Việt
-
5 Biện Pháp Chống Giật Bình Nóng Lạnh Cần áp Dụng ở Mỗi Gia đình
-
Thợ Lắp Aptomat Chống Giật Cho Bình Nóng Lạnh - Sửa Điện Nước
-
Có Nên Lắp Aptomat Chống Giật Cho Bình Nóng Lạnh?
-
Có Nên Lắp Cầu Dao Chống Giật Cho Máy Nước Nóng
-
Cách Lắp CB Chống Giật, Cách Test CB Chống Giật - 1FIX™