Cách Chống Say Xe, Thuốc Say Xe Hiệu Quả Kể Cả Cho Bà Bầu & Trẻ Em
Có thể bạn quan tâm
Say xe luôn là nỗi sợ hãi, thậm chí ám ảnh. Nhưng hiện có nhiều cách chống say xe, chữa trị say xe vĩnh viễn rất hiệu quả kể cả cho bà bầu và trẻ em.
Nguyên nhân say xe
Say xe (say tàu, say sóng, tiếng Anh là carsick) là một phản ứng cơ thể do không thích nghi được trước những kích thích xảy ra trong quá trình di chuyển bằng tàu biển, tàu hoả, máy bay… phổ biến nhất là đi ô tô.
Nguyên nhân say xe là vì não bộ rối loạn, không xử lý đồng nhất được các tín hiệu chuyển động trong tai, chuyển động ở mắt và cảm nhận cơ thể khi đang ngồi tàu, xe ô tô.
Hệ tiền đình nằm ở tai trong là một phần của hệ thần kinh. Cơ quan này không chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh bên ngoài, mà còn giúp cảm nhận các chuyển động và giữ thăng bằng cho cơ thể. Hệ tiền đình cấu tạo gồm xoang nang, cầu nang và 3 ống bán khuyên chứa dịch lỏng ở trong. Khi ngồi trên tàu xe, cơ thể bị dao động nhỏ theo chuyển động của xe, khiến dịch lỏng này chuyển động gửi tín hiệu đến hệ thần kinh.
Hệ thần kinh não bộ sẽ xử lý các tín hiệu và cho biết bạn đang di chuyển theo phương nào. Bạn có thể biết được phương hướng chuyển động, góc chuyển động và gia tốc. Tuy nhiên, khi đi ô tô, cơ thể (cụ thể là cảm nhận từ các cơ bắp) lại không nhận biết bạn đang chuyển động, do thực tế bạn vẫn đang ngồi yên trên xe. Điều này tạo ra mâu thuẫn với tín hiệu của hệ tiền đình. Trong trường hợp nếu mắt tập trung vào một điểm cố định như đọc sách lại khiến các tín hiệu càng mâu thuẫn hơn.
Tất cả làm não bị rối, không xử lý được, dẫn đến tình trạng cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: tăng tiết nước bọt, ợ hơi, đổ mồ hôi, dạ dày khó chịu, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Đây chính là nguyên nhân dẫn đến say xe.
Bên cạnh đó, mùi ô tô cũng là một nguyên nhân gây say xe. Không gian ô tô khá nhỏ và kín, thường xuyên sử dụng điều hoà. Bên trong lại có nhiều vật liệu tính hút ẩm cao, dễ bị ẩm mốc, lưu mùi như ghế da, thảm lót sàn, trần xe… Do đó ô tô thường dễ bị mùi khó chịu như mùi hôi ẩm mốc, mùi máy lạnh, mùi cơ thể, thuốc lá… Nếu cơ thể nhạy cảm, gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các mùi này sẽ sinh ra các triệu chứng say xe.
Ngoài ra, tiếng ồn cũng nguyên nhân say tàu xe. Bởi các tiếng ồn khi xe di chuyển dễ gây khó chịu, đau đầu…
Cách chống say xe, chữa trị vĩnh viễn không dùng thuốc
1. Ngủ đủ giấc trước khi khởi hành
Trạng thái cơ thể quyết định rất nhiều đến trải nghiệm trong các chuyến đi. Nếu cơ thể đang mệt mỏi thì khả năng bị say xe sẽ rất cao, ngay cả với người ít bị say xe. Do đó, trước mỗi chuyến đi, nhất là các chuyến đi xa nên chú ý ngủ đủ giấc, không nghĩ ngợi hay lo lắng nhiều, để tinh thần thật thoải mái… Đây là một bí quyết chống say xe rất nên áp dụng.
2. Tránh dùng một số đồ ăn thức uống trước khi khởi hành
Theo các chuyên gia một trong những cách chống say tàu xe hay là hạn chế ăn no, không dùng thức uống có cồn, thức uống có ga, thực phẩm giàu chất béo, các sản phẩm chế biến từ đậu, nếp… Tuy nhiên cũng đừng để cơ thể quá đói, bạn có thể ăn nhẹ trước khi đi.
3.Chọn ngồi ghế trước, tránh ngồi ở đuôi xe
Nguyên nhân phần lớn của tình trạng say xe là do hệ tiền đình cảm nhận được sự dao động, chuyển động của cơ thể. Nói một cách dễ hiểu, khi đi xe, cơ thể càng bị rung lắc, dao động mạnh bao nhiêu thì tình trạng say xe sẽ càng dễ xảy ra hay xảy ra càng nặng bấy nhiêu.
Xe ô tô thường dẫn động cầu trước (bánh trước) nên phần đuôi sau sẽ dao động nhiều hơn phần đầu, điển hình như tình trạng xe bị văng đuôi khi vào cua tốc độ cao. Mặt khác động cơ, hộp số và hệ dẫn động đều được đặt phía trước sẽ khiến phần đầu xe đằm hơn, ổn định hơn. Điều này có thể thấy rõ khi xe có những thay đổi lớn như chuyển làn, rẽ, vào cua, đi đường xấu… thì người ngồi hàng ghế trước luôn êm, ổn định, ít rung lắc hơn ghế sau. Ngoài ra, ngồi ghế ở sau xe cũng dễ bị phiền nhiễu bởi mùi xăng dầu (với xe đời cũ).
Do đó, nếu là người dễ bị say xe, bạn nên ưu tiên chọn các hàng ghế đầu hoặc giữa. Tránh chọn hàng ghế sau vì sẽ có thể chịu dằn xóc, dao động mạnh dẫn đến say xe. Bên cạnh đó, nếu là người dễ bị say xe, bạn cũng nên hạn chế ngồi cạnh người say xe. Vì nếu họ nôn ói sẽ khiến bạn dễ nôn ói theo. Đây là những mẹo chống say xe khi đi đường dài rất hữu hiệu.
4. Không đọc sách báo
Như đã giải thích về nguyên nhân say xe ở trên, trong khi hệ tiền đình ra tín hiệu cơ thể đang chuyển động nhưng nếu mắt lại quá tập trung 1 điểm đứng yên như đọc sách, báo… sẽ khiến não bộ càng rối loạn hơn trong việc xử lý, dẫn đến tình trạng say xe. Vì thế đây là lý do không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nhiều.
5. Bấm huyệt nội quan và hợp cốc
Nếu bạn không biết say xe nên làm gì thì bấm huyệt là một cách chữa trị say xe rất hay. Bởi theo Đông y, say xe là do khí ở bụng không thông, thêm vào việc xe di chuyển làm cơ thể lắc lư gây nên tình trạng mất cân đối khiến thanh khí (khí sạch) không lên thay đó vào khí bẩn. Cách bấm huyệt chống say xe rất đơn giản, chỉ cần bấm 2 huyệt nội quan và hợp cốc.
Huyệt nội quan có tác dụng ích tâm an thần, khoan hung lý khí, hoà vị giáng ngịch… Huyệt nội quan nằm ở cổ tay, dưới các đường ngấn cổ tay. Để bấm huyệt nội quan, bạn dùng 4 ngón tay đỡ ở dưới, ngón tay cái ở trên ấn vào huyệt, sau đó day nhẹ. Sau khi bấm huyệt nội quan một lúc sẽ có hiện tượng bị tê bàn tay và cánh tay. Đây là điều bình thường.
Huyệt hợp cốc có tác dụng điều hoà khí huyết ở dạ dày, giảm tình trạng đau dạ dày, trướng bụng, buồn nôn… Huyệt hợp cốc nằm ở góc xương ngóc tay cái và tay trỏ. Để bấm huyệt hợp cốc, bạn đặt tay cái ở trên, 4 ngón tay còn lại đỡ phía dưới, ấn và day nhẹ.
6. Dùng dầu gió hoặc cao thoa
Dùng dầu gió hay cao thoa là cách chữa say xe, chống ói khi đi xe rất hiệu quả và được áp dụng phổ biến. Đến mức nhiều bác tài xe dịch vụ sẽ thường chuẩn bị sẵn dầu gió trong xe để phòng khi khách cần dùng. Mùi dầu gió, cao thoa sẽ giúp xoa dịu cơ thể, giảm buồn nôn nhất là khi cơ thể phản ứng mạnh với các loại mùi ô tô.
7. Uống giấm ăn pha với nước ấm
Uống giấm ăn pha với nước ấm là một cách phòng chống say xe khá hiệu quả. Trước khi khởi hành, bạn có thể pha một ít giấm ăn với nước ấm. Tuy nhiên tránh uống khi bụng đói.
8. Uống trà hoa cúc
Theo Đông y, hoa cúc có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm tiết axit trong dạ dày… Trước khi khởi hành, bạn có thể uống trà hoa cúc hoặc chuẩn bị sẵn trà trong bình giữ nhiệt để mang theo uống khi cần. Đây được xem là một mẹo trị buồn nôn, biện pháp chống say xe đơn giản nhưng hiệu quả.
9. Dùng cam thảo
Cam thảo là một loại dược liệu đem đến nhiều lợi ích. Trong rễ cam thảo chứa nhiều hoạt chất chống oxy hoá giúp xoa dịu dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn… Đây là một cách phòng và chữa say xe rất hiệu quả. Về cách dùng cam thảo, bạn có thể nhai trực tiếp, sắc theo bài thuốc hoặc dùng các sản phẩm chứa thành phần này như trà cam thảo, kẹo cam thảo…
10. Ăn hoặc uống gừng tươi
Dùng gừng tươi là cách trị buồn nôn, chữa buồn nôn rất tốt. Trong gừng có chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khoẻ, giúp làm ấm bụng, giảm tình trạng buồn nôn, khó chịu. Trước khi khởi hành bạn có thể cắt vài lát nhỏ gừng, giã nát rồi vắt ép lấy nước uống. Tiện hơn có thể nhai trực tiếp, sau đó uống nước ấm. Trong quá trình đi xe, ngậm một lát gừng mỏng hoặc đặt một lát gừng ở khẩu trang cũng giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng say xe.
11. Dùng vỏ quýt/cam/chanh/bưởi
Sử dụng các loại vỏ quýt, cam, chanh, bưởi… là mẹo vặt chống say xe được khá người áp dụng, đặc biệt hợp với những người kỵ mùi ô tô. Tinh dầu trong vỏ của các loại trái cây này có hương thơm dễ chịu, tác dụng an thần (trấn an hệ thần kinh), chống co thắt dạ dày, hạn chế đau đầu, buồn nôn… Khi đi xe, bạn có thể mang theo vỏ quýt, cam, chanh hoặc bưởi… gấp đôi lại và đặt ở mũi để ngửi. Nên ưu tiên vỏ quýt vì có mùi thơm dễ chịu nhất.
12. Dùng tinh dầu/máy khuếch tán tinh dầu
Khi sử dụng vỏ quýt, cam, chanh, bưởi… sau một thời gian ngắn mùi hương sẽ mất đi, lượng tinh dầu tiết ra rất ít, nên hiệu quả chống say xe không nhiều. Để khắc phục điều này bạn có thể chuyển sang sử dụng các lọ tinh dầu treo xe hoặc hiệu quả nhất là máy khuếch tán tinh dầu.
Tinh dầu có rất nhiều công dụng như khử mùi ô tô, thanh lọc không khí, làm ấm cơ thể, xua đuổi côn trùng… và đặc biệt là tinh dầu giúp chống say xe. Vì chiết xuất 100% từ tự nhiên nên tinh dầu an toàn với sức khoẻ. Do đó, không chỉ tốt với người bình thường, đây còn được xem là cách chống say xe cho mẹ bầu rất tốt, được nhiều người áp dụng. Để giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, ngăn ngừa các triệu chứng say xe, bạn nên ưu tiên chọn mua các loại tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả chanh, tinh dầu cam ngọt, tinh dầu bưởi…
Sử dụng tinh dầu ô tô chống say xe có 2 cách: dùng lọ treo hoặc máy khuếch tán tinh dầu. Với dạng lọ treo, tinh dầu sẽ được đựng trong các lọ thuỷ tinh có nút gỗ. Hương tinh dầu thẩm thấu qua nút gỗ lan toả khắp xe. Tuy nhiên cách này khá chậm và hương đôi khi không nhiều, hàng ghế cuối xe ít ngửi được.
Trong khi đó máy khuếch tán tinh dầu ô tô giúp khuếch tán tinh dầu hiệu quả hơn. Chỉ cần pha vài giọt tinh dầu với nước lọc, máy sẽ giúp khuếch tán tinh dầu dạng phun sương mỏng, nhanh chóng lan toà khắp không gian xe.
Các loại máy khuếch tán tinh dầu ô tô thường có thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, cắm trực tiếp đầu tẩu 12V từ ô tô. Giá máy khuếch tán tinh dầu chỉ từ vài trăm nghìn, chi phí rất rẻ nhưng lại vừa giúp khử mùi, vừa làm thơm xe và quan trọng nhất là ngăn ngừa say xe rất tốt.
Hiện nay cũng có một số dòng nước hoa ô tô chống say xe. Tuy nhiên theo đánh giá thực tế thì không mang đến hiệu quả cao. Sử dụng tinh dầu tự nhiên vẫn an toàn và hữu hiệu hơn.
13. Tắt máy lạnh, hít thở khí trời
Nếu xe quá nặng mùi, không biết làm gì để hết buồn nôn, bạn có thể tắt máy lạnh, hạ cửa kính, hít thở không khí ngoài trời. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng cách này hơi bất tiện nếu bạn đang di chuyển các tuyến đường nhiều xe cộ, mật độ bụi dày.
14. Đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang là một mẹo chống say xe nên kết hợp áp dụng với các mẹo khác. Đeo khẩu trang sẽ giúp bạn tránh được các mùi xe khó chịu, đồng thời cũng bảo vệ tốt hơn cho bạn khi tiếp xúc gần với người ngồi cạnh. Hiện có một số loại khẩu trang chống say xe khi được tẩm thêm tinh dầu thảo mộc.
15. Đeo thiết bị chống say xe
Hiện có một số loại thiết bị chống say xe dạng vòng tay. Thiết bị này được thiết kế đeo vào cổ tay, thiết bị sẽ kích thích xung điện xuyên qua da, tác động vào dây thần kinh trung vị giúp làm giảm các triệu chứng say xe như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… Đây được xem là một cách trị say xe vĩnh viễn được nhiều quốc gia phát triển ưa chuộng.
Vì ứng dụng công nghệ hiện đại nên giá các loại vòng tay chống say xe này khá cao. Trên thị trường ngoài các sản phẩm chính hãng chất lượng cũng xuất hiện không ít hàng nhái, giả, kém chất lượng, người mua cần lưu ý.
16. Cố gắng ngủ nếu có thể
Một giấc ngủ tạm trong những chuyến hành trình xa sẽ giúp bạn giảm đi cảm giác khó chịu, mệt mỏi của tình trạng say xe. Vì thế, nếu có thể hãy cố gắng ngủ.
Nếu đi xe du lịch nhỏ dành cho gia đình, bạn có thể trang bị thêm nệm hơi ô tô. Đây là một phụ kiện ô tô có thiết kế thông minh, giúp kết hợp băng ghế sau tạo thành chiếc giường hơi rộng rãi, êm ái. Thay vì ngồi vật vã, co quắp khổ sở trên ghế rất mệt mỏi, khó ngủ, với chiếc nệm hơi xe ô tô này cả người lớn và trẻ nhỏ có thể nằm ngủ thoải mái hơn, có giấc ngủ sâu hơn, giảm thiểu đáng kể tình trạng say xe.
17. Vệ sinh ô tô thường xuyên
Như đã nói, một trong những nguyên nhân say xe là do ô tô có mùi khó chịu. Rất nhiều người dùng ô tô chỉ quan tâm đến việc chăm sóc, vệ sinh ngoại thất mà bỏ quan vệ sinh nội thất vì cứ nghĩ “không có gì bẩn”.
Thực tế nội thất rất bẩn. Từ vô lăng, các nút điển khiển, tay nắm cửa, ghế ngồi, sàn xe… đều là những vị trí người dùng tiếp xúc hằng ngày nên rất bẩn. Vì thế nên chú ý thường xuyên vệ sinh nội thất ô tô. Bạn có thể sử dụng các loại bình xịt vệ sinh nội thất ô tô để vệ sinh xe hàng tuần. Tầm 3 – 6 tháng nên đưa xe đến dịch vụ vệ sinh nội thất chuyên nghiệp để làm sạch kỹ hơn các ngõ ngách.
Bên cạnh đó nếu có thể nên nâng cấp nội thất sang trọng và sạch sẽ hơn bằng các trang bị như sử dụng thảm trải sàn xe 5D – 6D, bọc ghế da ô tô (nếu đang dùng ghế nỉ), bọc trần xe ô tô…
Nếu ô tô đang bị ồn nhiều, nhiễm nhiều tạp âm từ bên ngoài khiến đi xe bị đau đầu, khó chịu… bạn có thể dán miếng cách âm cho xe, phủ gầm xe ô tô…
Thuốc say xe các loại và cách uống
Thuốc say xe được xem là một cách chống say tàu xe hữu hiệu. Thuốc này có tác dụng ngừa và điều trị buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiền đình… Thành phần thuốc say xe thường là Diphénhydramine Diacéfylline.
Cách uống thuốc say xe
Cách uống thuốc chống say xe được ghi kỹ trong giấy hướng dẫn sử dụng. Thông thường mỗi lần sẽ uống 1 viên với người lớn, ½ viên với trẻ em.
Nên uống thuốc chống say xe khi nào?
Thời gian uống phổ biến là khoảng 30 phút trước khi khởi hành. Uống tiếp sau mỗi 6 giờ nếu còn trên hành trình.
Tác dụng phụ của thuốc chống say xe
Dù là một trong các cách chống say xe hiệu quả nhất nhưng dùng thuốc cũng tiềm ẩn nguy cơ bị tác dụng phụ. Tác dụng phụ của thuốc chống say xe thường là buồn ngủ, khô miệng, nhìn mờ, ra mồ hôi, dị ứng, rối loạn tiêu hoá, rối loạn tâm thần…
Nhiều loại thuốc say xe chống chỉ định sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay cho con bú… Một số loại thuốc chuyển hoá qua thận, gan nên không phù hợp sử dụng với người bị rối loạn chức năng gan/thận hay người lớn tuổi. Ngoài ra, những người có tiền sử dị ứng thuốc, bệnh tim mạch, tiêu hoá… cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Các loại thuốc say xe phổ biến
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống say xe. Trong đó có các loại thuốc chống say xe phổ biến bạn có thể tham khảo như:
- Thuốc chống say xe của Nhật dạng viên Arenol: Sử dụng cho người 15 tuổi trở lên. Với người già, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Thuốc chống say xe của Thái Lan Dimenhydrinate: Sử dụng trẻ em từ 8 tuổi trở lên. Sử dụng được với phụ nữ cho con bú, phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Thuốc chống say xe của Pháp Nautamine (còn gọi thuốc chống say xe viên màu xanh): Sử dụng trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Tham khảo kỹ liều dùng riêng cho trẻ từ 2 – 6 tuổi, 6 – 12 tuổi trong phần hướng dẫn sử dụng thuốc. Với người già, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Thuốc chống say xe của Mỹ Dramamine: Sử dụng trẻ em từ 2 tuổi trở lên, liều dùng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Với người già, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Thuốc phòng say xe, rối loạn tiền đình Ceteco Cenzitax: Trẻ em 5 – 12 tuổi uống ½ liều người lớn. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Với người già, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Thuốc uống chống say xe của Hàn Quốc DONGSUNG: Sử dụng trẻ em từ 6 tuổi trở lên, liều dùng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Với người già, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Thuốc uống chống say xe của Đức Reisetabletten: Sử dụng trẻ em từ 6 tuổi trở lên, liều dùng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Với người già, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Miếng dán chống say xe và cách sử dụng
Miếng dán chống say xe (còn gọi là miếng dán chống ói) là phương pháp chống say xe cũng đem đến hiệu quả tương tự thuốc chống say xe. Tuy nhiên miếng dán này hoạt động theo hệ điều trị xuyên da. Trong miếng dán chứa các thành phần dược chất kích thích, hoá giải triệu chứng say xe. Dược chất này sẽ thấm qua da vào máu, phát huy tác dụng lên toàn cơ thể.
Miếng dán say xe thiết kế dạng băng dính mỏng nhỏ, hình tròn hoặc hình vuông. Cách sử dụng miếng dán chống say xe rất đơn giản, khi dùng chỉ cần mở ra và dán vào vùng da phía sau tai.
Nhiều người nghĩ rằng sử dụng miếng dán chống say xe sẽ ít tác dụng phụ hơn dùng thuốc. Tuy nhiên trên thực tế dược lực của miếng dán say xe không thua kém gì so với thuốc. Và sử dụng miếng dán chống say xe vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị tác dụng phụ như dùng thuốc.
Theo khuyến cáo, không nên dùng miếng dán say tàu xe cho trẻ em dưới 8 tuổi ngoại trừ những sản phẩm chuyên miếng dán chống say xe cho trẻ em. Lượng dùng của trẻ em từ 8 – 15 tuổi chỉ bằng ½ so với người lớn. Với phụ nữ mang thai/đang cho con bú, người lớn tuổi… cũng cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi một số loại miếng dán chống say xe cho phụ nữ cho con bú, nhưng cũng có một số loại lại chống chỉ định với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Say xe nên ăn gì, uống gì?
Nếu bạn đang thắc mắc ăn gì chống say xe thì có một số loại thực phẩm phòng chống, chữa trị say xe hiệu quả có thể tham khảo như:
Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt đem đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá, giúp giảm cảm giác say xe.
Bánh mì, bánh quy giòn, bánh sandwich: Các loại bánh giúp làm nhẹ dạ dày, giảm cảm giác say xe hiệu quả.
Trái cây sấy khô: Theo nhiều chuyên gia, các loại trái cây sấy khô có công dụng xoa dịu hệ thần kinh cảm giác, chứa nhiều natri giúp giảm các triệu chứng say xe.
Các loại kẹo ngọt, the mát: Ngậm kẹo bạc hà, kẹo trái cây, kẹo gừng hay nhai kẹo cao su giúp giảm thiểu đáng kể cảm giác buồn nôn.
Nước: Cơ thể luôn cần bổ sung nước đầy đủ. Theo nhiều nghiên cứu, nước có tác dụng giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên cần chú ý không nên uống quá nhiều nước trong 1 lần. Có một số thắc mắc say xe nên uống nước gì? Tốt nhất nên uống một lượng nước lọc vừa phải. Ngoài ra có thể uống trà gừng, trà hoa cúc, hỗn hợp giấm ăn pha loãng với nước… Các loại này giúp chữa say xe rất tốt.
Cách chống say xe cho bà bầu/phụ nữ cho con bú
Phụ nữ mang thai thường sẽ dễ bị say tàu xe do cơ thể nhạy cảm hơn bình thường. Không ít người trước đây hiếm khi bị say xe nhưng khi mang thai cơ thể thay đổi nhiều nên xuất hiện các triệu chứng khó chịu khi đi tàu xe.
Vậy phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng không? Nếu tình trạng say xe không quá nghiêm trọng, vẫn có thể sinh hoạt bình thường thì chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống, bổ sung thêm dưỡng chất sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên nếu nôn ói quá nhiều, thai phụ có thể bị rối loạn điện giải, ù tai, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, chân tay bủn rủn, mệt mỏi nhiều… Khi này để đảm bảo sức khoẻ cho thai phụ và thai nhi sẽ cần đến sự can thiệp từ y tế.
Do đó, để tránh bị say xe, tốt nhất nên áp dụng các cách chống say tàu xe cho mẹ bầu. Một số các mẹo chống say xe cho mẹ bầu hiệu quả có tham khảo:
- Chọn vị trí ngồi giữa xe, tránh ngồi cuối xe
- Hạn chế đọc sách báo khi đi xe
- Đeo khẩu trang khi đi xe
- Ngửi vỏ quýt, cam hoặc chanh
- Dùng máy khuếch tán tinh dầu với các loại tinh dầu như tinh dầu cam, tinh dầu bưởi, tinh dầu bạc hà…
Nếu bị say xe có thể áp dụng các cách chữa trị say xe cho bà bầu như:
- Ấn huyệt nội quan và hợp cốc
- Dùng dầu gió
- Ăn hoặc uống gừng tươi
Hiện có nhiều thắc mắc như có thai uống thuốc say xe được không, uống thuốc say xe khi mang thai có an toàn không… Về điều này, các chuyên gia đưa ra lời khuyên là nên cẩn trọng. Trên thị trường vẫn có một số miếng dán say xe, thuốc say xe cho bà bầu nhưng cũng có nhiều loại thuốc say xe chống chỉ định phụ nữ mang thai. Do đó, nếu dùng thuốc chống say xe, cần tìm hiểu kỹ, tốt nhất là tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
Không chỉ thuốc mà ngay cả sử dụng miếng dán chống say xe cho bà bầu cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Bởi miếng dán chống say xe cũng có tác dụng tương tự như thuốc. Vì thế không nên sử dụng một cách tuỳ tiện.
Ngoài phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú cũng có thể áp dụng các cách chữa say xe cho bà bầu như trên. Riêng với việc uống thuốc hay dùng miếng dán say xe cũng cần cẩn trọng. Vì có nhiều loại thuốc, miếng dán cũng chống chỉ định phụ nữ cho con bú. Tốt nhất nên tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để chọn được thuốc chống say xe cho phụ nữ cho con bú phù hợp, đảm bảo an toàn, không bị tác dụng phụ.
Cách chống say xe cho trẻ em
Như người lớn, nhiều trẻ em cũng bị các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thậm chí nôn ói… khi đi tàu xe. Để cải thiện tình trạng này có thể áp dụng một số cách chống say xe ô tô ở trẻ em như:
- Khuyến khích trẻ nhìn ra cửa sổ, điều này sẽ giúp giảm được tình trạng não rối loạn khi xử lý thông tin
- Phân tán sự chú ý của trẻ
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu trước chuyến đi
- Ngửi vỏ cam/bưởi/quýt hoặc sử dụng tinh dầu trái cây trong xe
- Dùng cam thảo, trà hoa cúc…
- Uống thuốc chống say xe hoặc dán miếng dán chống say xe
Riêng với cách uống thuốc hoặc dùng miếng dán chống say xe, phụ huynh cần lưu ý tìm hiểu kỹ, tốt nhất là nên tham vấn ý kiến bác sĩ. Bởi không phải loại thuốc say xe hay miếng dán say xe nào cũng có thể dùng được với trẻ em. Mỗi loại sẽ có chống chỉ định với trẻ em ở một độ tuổi nhất định. Thăm hỏi ý kiến bác sĩ sẽ giúp phụ huynh chọn được loại thuốc chống say xe cho trẻ em hay miếng dán say tàu xe cho trẻ em phù hợp, an toàn, hạn chế tối đa các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Trọng Hiếu
Câu hỏi thường gặp về mẹo, bí quyết chống say xe
📌 Sử dụng vòng tay chống say xe Igo Band có hiệu quả không?
Trả lời: Vòng tay chống say xe Igo Band là một vòng tay bằng chất liệu thun co giãn. Cơ chế hoạt động của vòng tay này là tạo áp lực lên huyệt nội quan ở cổ tay. Như đã đề cập ở trên, bấm huyết nội quan có tác dụng giảm cảm giác khó chịu, đau đầu, buồn nôn…
📌 Các loại kẹo ngậm chống say xe nào tốt?
Trả lời: Hiện có khá nhiều loại kẹo ngậm hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng say như kẹo gừng, kẹo bạc hà, viên kẹo ngậm con tàu, kẹo ngậm chống say xe của Nhật Asada Doremon…
📌 Khẩu trang chống say tàu xe có hiệu quả không?
Trả lời: Hiện trên thị trường có một số loại khẩu trang chống say xe. Sở dĩ có tác dụng chống say xe vì khẩu trang này được thêm tinh dầu thảo mộc giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khi đi tàu xe. Một số dòng khẩu trang chống say xe được bán phổ biến trên thị trường như Hadariki, Sasa Fuji, Somip…
📌 Có kính chống say xe không?
Trả lời: Một nhà sản xuất ô tô Pháp Citroen đã ra mắt một bộ kính đeo chống say xe. Cụ thể bộ kính này có tên là Seetroen, có thể giúp người dùng thích nghi với sự chuyển động của xe chỉ trong 10 – 12 phút, từ đó kích thích não bộ để xử lý đồng nhất giữa sự chuyển động của cơ thể người dùng và xe. Hiện chiếc kính đã được bán chính thức với giá 115 USD (tương đương 2,6 triệu đồng).
📌 Có thuốc chống say xe không gây buồn ngủ không?
Trả lời: Một số loại thuốc chống say xe không gây buồn ngủ phổ biến trên thị trường như: Nautamine, Dimenhydrinate, Dongsung…
Từ khóa » Cách Trị Say Xe Nặng Cho Bà Bầu
-
Làm Thế Nào Nếu Phụ Nữ Mang Thai Bị Say Tàu Xe? | Vinmec
-
Mẹ Bầu Bị Say Xe, đây Là Cách Chống Say Xe Rất Hiệu Quả
-
Thuốc Chống Say Xe Cho Bà Bầu, Không Còn Nỗi Sợ Mỗi Khi đi Xa
-
10 Cách Chống Say Tàu Xe Hiệu Quả Nhất Cho Bà Bầu Và Trẻ Em
-
Bà Bầu Uống Thuốc Say Xe Có An Toàn Không? - Hello Bacsi
-
Thuốc Say Xe Cho Bà Bầu Và Những Thông Tin Thú Vị Mà Bạn Không ...
-
Cách Chống Say Xe Cho Bà Bầu: áp Dụng Ngay Mẹ ... - MBCenter Spa
-
Tổng Hợp Mẹo Chống Say Xe Cho Bà Bầu Hiệu Quả Nhất - BigShop
-
Thuốc Chống Say Tàu Xe: Phụ Nữ Mang Thai, Cho Con Bú Dùng Có An ...
-
Có Thai Uống Thuốc Say Xe được Không? | TCI Hospital
-
Say Tàu Xe Khi Mang Thai - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Bà Bầu Bị Say Xe Phải Làm Sao? Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi Không?
-
Cách Chống Say Xe Hiệu Quả Nhất Cho Bà Bầu Và Trẻ Em
-
16 Cách đơn Giản Giúp Trị Say Xe Nặng Hiệu Quả - BestPrice