Cách Chống Thấm Chân Tường Nhà [HIỆU QUẢ] - [ĐƠN GIẢN]
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân chân tường nhà bị ngấm nước
Một số nguyên nhân khiến chân tường bị thấm nước
Nguyên nhân chủ quan
- Trong quá trình xây dựng thợ thi công đã không sử dụng đủ vữa xi măng. Điều này dẫn đến việc xuất hiện các lỗ rỗng giữa các viên gạc. Các lỗ rỗng này sẽ khiến cho nước thấm vào tường khá nhanh. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng tới chân tường nhà.
- Ngoài ra còn có nguyên nhân là chủ nhà và đơn vị thi công không chủ động sử dụng những phương pháp chống thấm ngay từ đầu cho ngôi nhà
- Do hệ thống ống nước ngầm trong nhà bị rò rỉ trong thời gian dài. Dẫn tới tường bị thấm nước và dồn nước đọng tại vị trí chân tường vì đây là nơi dễ đọng nước nhất
Nguyên nhân khách quan
- Do thời tiết mưa nhiều khiến cho lượng nước ngấm ở trong đất lớn. Bên cạnh đó xi măng còn có bản chất là hút nước rất mạnh. Chúng sẽ hút nước và đưa một phần nước này theo mạch và lan lên phần tường. Gây ra hiện tượng thấm ướt và ẩm mốc.
- Chân tường giữa 2 ngôi nhà có khoảng cách quá nhỏ. Dẫn đến lượng nước luôn cao nên khả năng thấm ngược cũng sẽ cao hơn.
- Cũng có thể do công trình xây dựng đã lâu năm nên bị xuống cấp. Điề này sẽ dễ phát sinh các vấn đề thấm dột trong đó có khu vực chân tường nhà.
Giằng chống thấm chân tường là gì? Nó có quan trọng không?
Giằng tường là lớp bê tông hoặc hệ thống bê tông cốt thép dùng để liên kết các vị trí đỉnh tưởng của tầng nhà trước khi đặt hoặc đổ bê tông tấm sàn.
Với thiết kế nhà ở thì bất kỳ bộ phận nào cũng đều rất quan trọng. Nó góp phần tạo nên công trình vững chắc, đảm bảo an toàn cho chủ nhà trong suốt khoảng thời gian sinh sống.
Hoặc nó sẽ có tác dụng làm cho không gian đẹp và gọn gàng hơn. Trong số đó giằng tường cũng là một bộ phận khá cần thiết, không thể thiếu trong bất kỳ công trình nào.
Nếu không có giằng tường thì trọng lượng của sàn tầng trên sẽ bị phân bố không đều. Nó sẽ chỉ tập trung ở một số điểm của bờ tường. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến độ bền của căn nhà. Những điểm chịu lực nhiều sẽ nhanh chóng bị hỏng và nứt.
Không có giằng tường, sàn cũng dễ dàng bị biến dạng trước các áp lực và tác nhân từ các môi trường xung quanh. Khiến cho căn nhà sẽ nhanh chóng xuống cấp, hư hại nặng nề khó có thể sửa chữa.
Các phương pháp chống ẩm chân tường
Một số phương pháp chống thấm cho chân tường thông dụng hiện nay.
1. Chống thấm chân tường bằng cách ốp gạch, đá trang trí
Đây là giải pháp được rất nhiều gia chủ chọn lựa. Bởi họ nghĩ chỉ cần ốp đá cao lên khoảng 1-2 mét quanh chân tường thì bề mặt tường sẽ không bị thấm nữa. Nhưng đây chỉ là ý nghĩ sai lầm. Bởi hơi ẩm sẽ bị đá chặn lại rồi đẩy ngược lên trên và tiếp tục phá hỏng tường.
Vì thế, đây là phương pháp chống thấm này không nên áp dụng hiện nay.
2. Sử dụng giấy dán tường
Một trong những phương pháp cũng được nhiều gia đình sử dụng đó là dùng giấy dán tường để chống ấm cho chân tường. Phương án này khá đơn giản hiệu quả và ít tốn chi phí lại mang đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên nó cũng chỉ là giải pháp tạm thời bởi hơi ẩm vẫn tích tụ bên trong tạo thành nấm mốc. Gây nên mùi hôi khó chịu ảnh hưởng tới không gian sống của gia đình.
Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng thì hơi nước sẽ làm bong các lớp keo dán. Nó gây ố vàng gây mất thẩm mỹ cho tường. Vì vậy, các sử dụng giấy dán tường phù hợp với các gia đình đi thuê nhà. Phương pháp này sẽ hạn chế chi phí vào khâu chống thấm cho nhà
3. Đục chân tường và rót vữa
Phương pháp này được coi là khả thi hơn so với hai phương pháp trên. Bởi vì khi thực hiện thì người thợ sẽ đục chân tường sâu khoảng 20 đến 30cm. Sau đó rót vữa tự chảy như Sika Grout hoặc AC Grout để tạo ra giằng móng bê tông mới giúp ngăn hơi ẩm trở lại.
Phương pháp này khá bền tuy nhiên là do sản phẩm sử dụng ở dạng vữa co ngót. Nên theo thời gian sẽ xảy ra hiện tượng phần kết cấu tường phía trên bị sụt gây ra hiện tượng nứt. Nó có thể ảnh hưởng tới kết cấu của ngôi nhà.
Có thể bạn quan tâm: CÁCH PHÂN BIỆT CÁC KẾT CẤU CỦA TƯỜNG CHỊU LỰC TRONG THỰC TẾ
4. Trát lại chân tường bằng hỗn hợp vữa
Một biện pháp chống thấm đơn giản mà hiệu quả, dễ thực hiện mà không ảnh hưởng tới kết cấu của ngôi nhà là cách chát lại chân tường bằng hỗn hợp vữa.
- Trước tiên bạn đục một lớp vữa trát sát chân tường từ 0.5 – 1m
- Sau đó quét một lớp chất chống thấm gốc xi măng,
- Trát lên trên một lớp vữa có trộn phụ gia chống thấm.
- Vệ sinh và hoàn thiện lại mặt bằng như ban đầu
Nhiều người đánh giá phương pháp chống thấm này sẽ không ảnh tưởng tới kết cấu ngôi nhà. Nhưng nó chưa thực sự triệt để bởi tường trát vẫn có khả năng hút ẩm. Điều này sẽ làm cho hơi nước xâm nhập vào các mao mạch. Sau đó nước sẽ dẫn ngược lên phía trên khiến cho hiện tượng tái thấm sẽ trở lại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của việc chống thấm
Để việc chống thấm này đạt hiệu quả cao thì ta phải chọn phương pháp chống thấm phù hợp. Theo kinh nghiệm của những thợ làm chống thấm lâu năm thì độ hiệu quả chống thấm của công trình dựa vào những yếu tố sau:
- Tuổi thọ của công trình: Tuổi thọ sẽ có quyết định đến mức độ thành công của việc thực hiện chống thấm. Với một ngôi nhà không quá cũ thì việc chống thấm bằng các phương pháp trên sẽ mang đến hiệu quả. Còn đối với những căn nhà cũ đang xuống cấp thì bạn nên xem xét đến việc cải tạo toàn bộ trước rồi đến phương án chống thấm.
- Vị trí của công trình nơi bị thấm: Xác định vị trí thấm chính xác sẽ giúp cho quá trình thi công diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Cùng với đó nó sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
- Mực nước ngầm dưới chân tường: Xác định được mực nước ngầm sẽ giúp cho chúng ta chọn được phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả và giúp sử dụng vật liệu chống thấm phù hợp.
- Kết cấu của xây dựng: Việc chống thấm cho chân tường khoảng 10cm sẽ có sự khác biệt hơn so với chống thấm cho chân tường cho tường có độ dày 20cm.
Cách thi công chống ẩm chân tường bằng cách đục chân tường và rót vữa
Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách chống thấm chân tường thông dụng đạt hiệu quả cao hiện nay là đục chân tường và rót vữa tự chảy
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết như: máy khoan bê tông, máy thổi bụi, bình phun, nước sạch, xy lanh bơm dung dịch, vữa chống thấm và vật liệu chống thấm.
- Bước 2: Đục bỏ lớp vữa ở chân tường bị ẩm, mốc. Đục rộng hơn mảng bị thấm một chút (30 – 40cm) để dễ dàng trong việc chống thấm
- Bước 3: Sử dụng khoan bê tông khoan tại vị trí bị thấm. Với tường đơn khoan sâu 8 cm, tường đôi khoan sâu 18cm. Chiều cao điểm khoan tính từ cốt nền lên là 15 cm. Khoảng cách mỗi lỗ cách nhau tầm 10 cm và mũi khoan nên đặt nghiêng ở mức 45 độ.
- Bước 4: Dùng vòi nước rửa sạch các vết bẩn, vết mốc và bụi bẩn do quá trình khoan tường tạo nên. Tiến hành gắn các ống dẫn dung dịch vào vị trí lỗ khoan sẵn. Sử dụng vữa bít kín các kẻ hở, nơi ống dẫn tránh việc bơm dung dịch vào bị tràn ra.
- Bước 5: Dùng máy bơm bơm dung dịch chống thấm vào vị trí lỗ khoan thông qua ống dẫn. Thực hiện bơm từ từ để dung dịch có thời gian thẩm thấu vào gạch, bê tông. Bơm từ 2 đến 3 lần rồi dừng. Mỗi lần bơm tầm 35ml cho mỗi lỗ. Khi vật liệu chống thấm đã thấm sâu vào lớp gạch thì nó sẽ phản ứng để tạo gel giúp ngăn hơi ẩm nước. Toàn bộ quá trình thi công mất chừng khoảng 3 tiếng đồng hồ.
- Bước 6: Dùng vữa xi măng trộn chung với phụ gia chống thấm. Thực hiện trát lên vị trí vừa bơm dung dịch để tránh việc bị thấm ngược. Sau đó, cán hồ và trả mặt bằng như ban đầu.
Trên đây là thông tin về cách chống thấm chân tường hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo.
Từ khóa » Tác Dụng Của Giằng Chống Thấm
-
Giải Pháp Chống Thấm Chân Tường độ Bền Cao 50 Năm
-
Chống Thấm Móng Nhà - Đâu Là Giải Pháp Vừa Hiệu Quả, Vừa Tiết Kiệm?
-
Thi Công Giằng Chống Thấm Chân Tường. Giằng Chống ... - YouTube
-
Giằng Chống Thấm Chân Tường. Công Dụng Và Chức Năng. - YouTube
-
Lưu ý Khi Chống Thấm Móng Nhà Trong Xây Dựng - TBox Việt Nam
-
Sự Khác Nhau Giữa Giằng Tường Và Giằng Móng.
-
Phương Pháp Chống Thấm Ngăn Chặn Nước Ngấm Từ Sàn Lên Chân ...
-
Cấu Tạo Thép Giằng Chống Thấm Chân Tường | Cốp Pha Việt
-
Chống Thấm Chân Tường Hiệu Quả 100% - Phương Nam Cons
-
Cấu Tạo Thép Giằng Chống Thấm Chân Tường 2022
-
Biện Pháp Thi Công Chống Thấm Chân Tường Nhà, Tường Nhà Vệ Sinh
-
Giằng Móng (dầm Móng) Là Gì? Vai Trò Và Cấu Tạo Trong Xây Dựng