Cách Chữa Bệnh Cá Koi Bị đục Mắt

Nhiều người thấy cá koi bị đục mắt vô cùng lo lắng, không biết chúng bị bệnh gì và chữa trị như thế nào? Bệnh mắt đục và nổ mắt là nguyên nhân cá bị như vậy. Cách chữa bệnh đơn giản, đừng quá lo lắng.

Nội dung chính có trong bài:

Toggle
  • Cá koi bị bệnh mắt đục (Cloudy Eye)
  • Cá koi bị bệnh nổ mắt (Popeyes)
  • Cá koi bị bệnh mờ mắt
  • Cách phòng bệnh cá koi

Cá koi bị bệnh mắt đục (Cloudy Eye)

Biểu hiện bệnh: Quan sát thấy mắt cá bị đục như có lớp màng mỏng, cụp vây, bơi chậm hoặc không bơi.

Mắt cá koi bị đục như có lớp màng mỏng bên trên
Mắt cá koi bị đục như có lớp màng mỏng bên trên

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh này nguyên nhân chủ yếu là nước trong hồ cá ô nhiễm, độ PH không đảm bảo. Đặc biệt với hồ cá Koi ngoài trời khi mưa xuống sẽ khiến ảnh hưởng đến độ PH, môi trường nước khiến mắt cá coi bị đục và bơi lờ đờ. Một số nguyên nhân chính từ nhiễm khuẩn, hoặc do thiếu chất gây đục thủy tinh thể của cá.

Cách điều trị:

  • Thay toàn bộ nước bể cá, đảm bảo nguồn nước sạch, kiểm tra lại bộ lọc.
  • Dùng thuốc trộn vào thức ăn của cá: như thuốc Tetra Nhật hoặc muối hột.

Lưu ý khi trị bệnh: 

  • Sau trận mưa to, mưa rào thì nên thay nước hồ cá, giảm lượng thức ăn để nước hồ được cân bằng trở lại.
  • Có thể ít gặp ở Koi nhưng vẫn có thể xảy ra. 
  • Thuốc Melafix chống nhiễm khuẩn, cải thiện vấn đề ăn uống của Koi.

Cá koi bị bệnh nổ mắt (Popeyes)

Biểu hiện bệnh: Mắt cá bị đục, mờ, lồi to, có thể bị mù. Nó bơi chậm, lảo đảo, các dấu hiệu bệnh ngoài da.

Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Streptococcus Spp gây ra khiến mắt cá bị lồi, mờ đục hoặc bị mù. Bệnh nổ mắt cũng khiến gan, thận, tim, ống ruột của cá bị xuất huyết. Bệnh này là bệnh ngoài da, triệu chứng xảy ra là do sự dư thừa chất ở phía sau mắt làm cho mắt cá phình lên. Đôi khi có thể là vi khuẩn hoặc do bị chấn thương vì cá va chạm vào hồ.

Cách điều trị: 

  • Trộn vào thức ăn của cá: Anti S hoặc Flodoxy Sv hoặc Genta Doxy, sử dụng trong vòng khoảng 5 – 7 ngày (theo hướng dẫn).
  • Trong thời gian điều trị bệnh, nên tăng cường thức ăn chứa hàm lượng cao chất dinh dưỡng cho cá để hỗ trợ giúp cá nâng cao sức khỏe, nhanh phục hồi. 
  • Có thể bổ sung thêm: C Mix 25%, Vitstay C Fort, Bioticbest For Export trộn vào thức ăn của cá, thay nước bể cá, có thể dùng thêm một số sản phẩm để làm sạch nước như: Sandi 267 hoặc Doha.
  • Bắt cá ra tắm nước muối nhẹ.
  • Giảm thức ăn trong thời gian bệnh.
  • Thay 25% nước , kiểm tra nước thường xuyên.

Cá koi bị bệnh mờ mắt

Triệu chứng: Mắt cá bị mờ đục mắt do các loại ký sinh Proalaria gây ra làm cá bị mờ mắt, mắt đục có màng che làm giảm thị giác cá. Từ đó làm cho cá Koi yếu hơn thậm chí là mất đi vẻ đẹp rực rỡ vốn có của nó.

Cách chữa trị: Có thể trị khỏi bằng cách ngâm cá bằng nước vôi trong với liều lượng phù hợp.Điều này phụ thuộc vào diện tích và thể tích hồ. Và mỗi lần dùng nên thay 50% nước sau đó bổ sung ½ lượng vôi ở so với lần đầu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các bệnh thường gặp khác ở cá koi Tại đây.

Cách phòng bệnh cá koi

Nếu muốn đàn cá của bạn luôn khỏe mạnh và tránh được các bệnh nguy hiểm, hãy thực hiện các khuyến cáo sau:

Duy trì chất lượng nước tốt và ổn định nhiệt độ

Nước dùng để nuôi cá phải là nước sạch và cần qua xử lý để có độ pH, nhiệt độ thích hợp cho cá. Nước trước khi thả cá cần được phơi dưới nắng mặt trời. Nếu sử dụng nước máy thì phải phơi nắng trên một ngày, dùng nước giếng phải phơi từ 12 giờ trở lên.

Mật độ nuôi phải vừa phải, không thả quá nhiều cá thể và nhiều loài trong một bể nuôi. Thường xuyên làm vệ sinh hồ và nhất là đáy hồ, không để phân cá tồn trữ quá lâu trong bể vì đây là tác nhân chính gây ra bệnh cho cá.

Khi thay hay thêm nước mới thì nước mới phải có chỉ số nhiệt độ, pH… giống hay gần giống với nước trong bể, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không vượt quá 5 độ C.

Đảm bảo chất lượng thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn cho cá cảnh phải tươi sống, tốt, hợp vệ sinh, đủ chất đạm, chất béo, vitamin… Không nên cho cá ăn thức ăn thối rữa, kém phẩm chất. Thức ăn tươi vớt từ cống rãnh trước khi cho cá ăn cần rửa sạch.

Lượng thức ăn cần căn cứ vào mật độ, trọng lượng, cỡ cá, tình hình bắt mồi và sinh trưởng của cá mà định lượng, định giờ cho cá ăn. Không nên cho ăn tùy tiện nhiều bữa hay ít bữa trong một ngày. Cũng cần theo thời tiết, mùa mà xác định lượng thức ăn và hàm lượng thức ăn.

Tham khảo ngay các loại thức ăn tốt cho cá koi.

Vệ sinh hồ nuôi

Trước khi thả cá vào bể cần sát trùng bể nuôi bằng cách phơi nắng cho khô đáy bể. Với bể xi măng thì dùng vôi sống hay vôi bột quét trong và ngoài bể. Với ao đất tùy theo kích thước và độ sâu mà rải vào lượng vôi thích hợp, có thể rải vôi bột với lượng 10 kg trên 100 mét vuông. 

Sử dụng clorua vôi vãi xuống ao hồ xây bằng xi măng với nồng độ 20 ppm ngâm trong một tuần, rửa sạch bể trước khi thả cá. Với dụng cụ phải diệt khuẩn, rửa sạch trước khi dùng, có thể dùng muối hột với nồng độ 3% hay clorin nồng độ 200 – 220 ppm ngâm trong vòng 48 giờ rồi phơi khô.

Trước khi thả cá cần diệt khuẩn bằng cách ngâm cá trong dung dịch nước muối 3 phần ngàn hay dung dịch KMnO4 nồng độ 10 ppm (10 mg cho 1 lít nước) trong 10 – 15 phút.

Trên đây là những thông tin về cách điều trị bệnh cá koi bị đục mắt, người nuôi cá nên ghi nhớ để kịp thời xử lý. Ngoài ra, khi phát hiện cá bệnh lập tức vớt ra riêng, cách ly, để tránh lây nhiễm với những con còn khỏe và sớm xác định bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời, đề phòng bệnh truyền nhiễm. 

Từ khóa » Ca Hổ Bị đục Mắt