Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Phương Pháp Tiêm Xơ Búi Trĩ | BvNTP

1. Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp tiêm xơ búi trĩ là gì?

Tiêm xơ búi trĩ là một trong các cách chữa bệnh trĩ được áp dụng khá nhiều hiện nay. Đây là kỹ thuật tiêm thuốc gây xơ vào tĩnh mạch với mục đích gây ra phản ứng viêm tĩnh mạch do hóa chất, kết hợp với chèn ép để các tĩnh mạch dính vào nhau. Kết quả máu không lưu thông được đến tĩnh mạch khiến búi trĩ tự teo và rụng dần.

Tóm lại, tiêm xơ búi trĩ là cách chữa bệnh trĩ thông qua việc làm xơ cứng búi trĩ. Và phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp bị trĩ nội.

2. Tiêm xơ búi trĩ được tiến hành ra sao?

Để thực hiện tiêm xơ búi trĩ bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc có tác dung xơ hòa hoặc hoại tử búi trĩ. Nhưng do các thuốc gây hoại tử dễ gây biến chứng viêm nhiễm, chảy máu hoặc hẹp trực tràng ,.. nên thường không được áp dụng. Ngược lại thuốc tiêm xơ hóa không gây các biến chứng nguy hiểm và không phá vỡ chức năng sinh lý bình thường của hậu môn nên được sử dụng nhiều.

Cách thực hiện tiêm xơ búi trĩ cũng không quá phức tạp. Đầu tiên bác sĩ sẽ để người bệnh nằm nghiêng sang bên trái, để lộ hoàn toàn hậu môn và vệ khử trùng và gây tê tê vùng rìa hậu môn. Sau đó dùng kính soi nhìn rõ trĩ nội và tiêm thuốc vào phần dưới niêm mạc trĩ nội. Liều lượng thuốc tiêm sẽ được bác sĩ chỉ định căn cứ vào độ lớn của búi trĩ. Cuối cùng là rút kim và dùng băng gạc hoặc bông gòn để cầm máu cho bệnh nhân.

Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi, tránh các vận động nặng và tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiêm xơ búi trĩ được tiến hành ra sao

3. Ưu nhược điểm của cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp tiêm xơ búi trĩ

Cách chữa bệnh trĩ bằng tiêm xơ búi trĩ dù khá hiệu quả nhưng cũng có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau.

Những ưu điểm như:

  • Chỉ cần tiêm một lần
  • Ít gây đau
  • Ít biến chứng
  • Người bệnh có thể về nhà sau khi tiêm khoảng 3-5 giờ
  • Người bệnh có thể sinh hoạt bình thường sau 1 ngày khi tiêm
  • Tỷ lệ khỏi bệnh khá cao
  • Chi phí thấp

Nhược điểm là:

  • Tỷ lệ tái phát cao
  • Khó kiểm soát lượng thuốc tiêm
  • Lượng thuốc tiêm quá nhiều dễ gây ra các chứng bội nhiễm như trĩ xơ kết quá lớn, hoại tử hoặc chảy máu nhiều

4. Những biến chứng nguy hiểm và lưu ý người bệnh nên biết

Bất cứ cách chữa bệnh trĩ nào cũng tiềm ẩn những biến chứng khó có thể kiểm soát và tiêm xơ búi trĩ cũng vậy. Những nguy cơ người bệnh có thể gặp phải khi áp dụng thủ thuật tiêm xơ búi trĩ như:

  • Trực tràng bị đau nhức có thể kèm theo sốt cao, thậm chí có thể tiểu cả ra máu và viêm tiền liệt tuyến nếu sử dụng phương pháp tiêm sâu khiến thuốc bị đổ ra ngoài trực tràng.
  • Bệnh nhân có thể phản ứng với thuốc tiêm dẫn đợt biểu hiện nhợt nhạt, tím tái
  • Chảy máu nhiều, khó cầm màu có thể xảy ra khi tiêm trực tiếp vào cuống trĩ làm tác động đến động mạch chủ
  • Ở người bị trĩ độ 3 thường bị kích thích đại tiện liên tục khi tiêm xơ
  • Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi tiêm búi trĩ tại 1 điểm ở các búi trĩ nhiều lần.
  • Một số biến chứng khác có thể gặp như áp xe niêm mạc tại chỗ chích xơ, tiểu ra máu, áp xe tuyến tiền liệt,…

Những biến chứng khi tiêm xơ búi trĩ rất khó lường trước, nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng vì các bác sĩ sẽ làm mọi cách để giảm thiểu rủi ro cho bạn.

5. Vậy bạn nên làm gì để tránh biến chứng tiêm xơ búi trĩ?

Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ là một trong những cách chữa bệnh trĩ được áp dụng cho nhiều người bệnh. Tuy nhiên sau khi thực hiện cách chữa bệnh trĩ này nhiều người bệnh lại không biết cách giữ gìn dẫn đến gặp những biến chứng xấu. Do vậy, để tránh nguy cơ xấu người bệnh nên lưu ý:

  • Chỉ nên vận động nhẹ nhàng và hạn chế đi đại tiện 1 ngày sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Nên nghỉ ngơi 15 -30 phút sau tiêm rồi mới hoạt động
  • Nếu người bệnh thấy nặng đầu và mệt thì nên nằm nghỉ đến khi hết
  • Trường hợp bệnh nhân bị táo bón nên uống thuốc nhuận tràng để tránh tình trạng rặn khi đại tiện
  • Vệ sinh nhẹ nhàng và sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm rồi dùng khăn mềm thấm khô sau khi đại tiện
  • Bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồ mềm… để dễ tiêu hóa và tránh táo bón
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • 6 tuần sau khi tiêm xơ búi trĩ người bệnh nên tái thăm khám

Có thể bạn quan tâm: Một số bài thuốc ngâm chữa trĩ

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Tiêm Teo Búi Trĩ Ngoại