Cách Chữa Chàm Sữa ở Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Hiệu Quả Nhanh
Có thể bạn quan tâm
Da của bé sơ sinh còn mỏng, nhạy cảm và dễ bị tổn thương do tác động từ bên ngoài hoặc bệnh lý. Chàm sữa là một trong những bệnh lý khiến da mặt bé bị tổn thương, nổi mẩn đỏ, mụn nước.
1. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Chàm sữa hay còn được gọi là lác sữa, viêm da cơ địa, eczema ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát lại và không lây nhiễm. Trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi dễ bị chàm sữa nhất, bố mẹ cần lưu ý.
Biểu hiện trẻ sơ sinh bị chàm sữa?
- Khô da, đỏ da và mẩn ngứa. Ở giai đoạn khởi phát sẽ xuất hiện những mẩn đỏ sau đó thành mụn nước nhỏ li ti sau đó rỉ nước, đóng mày tóc vẩy.
- Chàm sữa thường có ở hai gò má trẻ, sau có thể lan xuống cằm, trán, da đầu hoặc nặng hơn có thể lan ra toàn thân, chân tay tuy nhiên nó không có ở mắt mũi, miệng.
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa sẽ có biểu hiện: Khô da, nổi mẩn đỏ, ngứa (Ảnh internet)
Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh:
- Do gen di truyền. Gia đình có tiền sử mắc các bệnh mề đay, dị ứng, hen suyễn… thì bé cũng dễ bị chàm sữa.
- Nguồn thức ăn của mẹ không đảm bảo. Trong thực đơn của mẹ ăn nhiều đồ tanh, giàu đạm sẽ chuyển hóa vào sữa mẹ, bé bú sẽ bị kích ứng, viêm da cơ địa.
- Môi trường. Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, khói bụi, lông động vật, đồ chơi, nơi sinh hoạt của bé bị nhiễm bẩn dẫn đến nguy cơ trẻ sơ sinh bị chàm sữa.
Chàm sữa ở bé sơ sinh có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên đây là bệnh mãn tính, nên khó điều trị khỏi hẳn và có nguy có tái phát lại nếu thời tiết thay đổi hoặc dị ứng đồ ăn.
2. Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả, dễ thực hiện
Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Trẻ bị viêm da cơ địa do sữa mẹ không đảm, khiến bé rối loạn tiêu hóa, hễ miễn dịch kém hơn. Do đó mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình, đảm bảo sữa chất lượng, giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ở trẻ.
Mẹ nên tránh ăn các đồ ăn có mùi tanh (hải sản, trứng, đồ sống...), đồ chiên rán nhiều dầu mỡ (Gà chiên, xúc xích, nem chua…).
Nếu mẹ không ăn kiêng sẽ khiến trẻ bị viêm da nặng, khó chữa khỏi và tái phát trở lại trong thời gian ngắn.
Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ
Mặt và toàn thân bé được vệ sinh sạch sẽ là cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh dễ thực, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé.
Mẹ chỉ cần tắm nước ấm cho bé ngày từ 1 - 2 lần, mỗi lần dưới 10 phút là đủ. Để diệt khuẩn, làm sạch da bé mẹ có thể dùng sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh tắm cho bé và sau đó tắm sạch bằng nước ấm và lau người bằng khăn khô cho bé.
Vệ sinh sạch sẽ là cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh dễ thực hiện (Ảnh internet)
Lưu ý:
Với vùng bé bị chàm sữa, mẹ không bôi chà sữa tắm lên để tránh kích ứng da, gây viêm da nặng hơn.
Dùng nước lạnh
Nếu trẻ khó chịu, quấy khóc do ngứa mẹ có thể dùng một chai nước lạnh sau đó áp nhẹ vào chỗ da bị ngứa của trẻ nhiều lần trong ngày. Nước lạnh có tác dụng làm dịu, giảm ngứa do chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
Thoa kem dưỡng ẩm cho bé
Sau khi tắm, vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm và thoa cho bé.
Lưu ý:
- Mẹ chỉ nên dùng loại kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh mà bác sĩ khuyên dùng.
Môi trường xung quanh sạch, thoáng đãng
Bé bị chàm sữa sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu trên da do đó mẹ nên phải đảm bảo môi trường bé nghỉ ngơi, sinh hoạt phải sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ phù hợp. Tránh để bé chơi, ngủ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh, phòng nhiều bụi bẩn, khói thuốc và lông động vật.
Giữ da bé luôn khô, sạch
Mẹ giữ da bé luôn sạch sẽ, khô và tránh để trẻ bị đổ mồ hôi ẩm ướt, vùng da bị chàm sữa nhiễm trùng.
Sau khi cho trẻ bú, mẹ lấy khăn mềm lau sạch miệng trẻ và thay tã thường xuyên để trẻ không bị hăm, ngứa, dị ứng nhiễm khuẩn.
Cắt, dũa móng tay cho bé thường xuyên
Tránh tình trạng trẻ gãi vào vùng da bị viêm da gây viêm nhiễm, mẹ nên thường xuyên cắt dũa móc tay bé, tránh gây tổn thương da.
Mặc quần áo mềm cho bé
Khi trẻ bị lác sữa mẹ nên chọn loại quần áo có chất liệu bông, mềm mại mặc cho bé. Không nên mặc quần áo làm từ chất liệu len, sợi tổng hợp sẽ gây bí tắc da bé, làm tình trạng viêm da nặng hơn.
Khi trẻ sơ sinh bị viêm da, mẹ cần mặc quần áo mềm, thoải mái cho bé (Ảnh internet)
Thuốc chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị viêm da nặng, lan rộng, mụn nước nổi nhiều… mẹ có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp chữa trị tốt nhất. Tùy theo tình trạng bệnh của bé, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị chàm sữa cho bé.
Lưu ý:
- Mẹ không tự ý mua thuốc về cho trẻ uống hoặc bôi tránh những hậu quả đáng tiếc.
3. Trẻ bị chàm sữa mẹ không nên làm gì?
Chữa chàm sữa cho trẻ sai cách sẽ khiến tình trạng viêm da trở lên nặng hơn, bé ngứa rát, khó chịu mà quấy khóc, bỏ bú, khó ngủ. Ngoài việc trị lác sữa đúng cách, mẹ không nên làm những việc sau với bé.
- Áp dụng những mẹo chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian như các loại lá, hoa của cây.
- Không tự ý mua thuốc, kem bôi trị chàm ở trẻ.
- Không để trẻ tiếp xúc, chơi đùa với thú cưng (chó, mèo, chim, gà, vịt…).
- Không tắm bằng xà bông người lớn, bôi chà xà bông trực tiếp lên vùng da bé bị chàm sữa.
- Tránh để trẻ hít phải khói thuốc lá, khói bụi.
4. Phân biệt dị ứng thực phẩm và chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa và dị ứng thực phẩm ở bé khiến nhiều mẹ nhầm lẫn, khó phân biệt vì các dấu hiệu cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, 2 tình trạng bệnh này có thể phân biệt chính xác dựa trên các đặc điểm bệnh như:
|
Từ khóa » Nổi Chàm Sữa
-
Cách Chăm Sóc Bé Bị Chàm Sữa (lác Sữa) | Vinmec
-
Chàm Sữa: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc Bé | Vinmec
-
Bệnh Chàm Sữa Là Gì - Tất Tần Tật điều Mẹ Nên Biết Khi Con Bị Chàm Sữa
-
Trẻ Bị Chàm Sữa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Chàm Sữa ở Trẻ Em: Xử Trí Thế Nào Cho đúng
-
Chàm Sữa ở Trẻ Do đâu, Dùng Thuốc Nào để Chữa?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Chàm Sữa Chữa Trị Như Thế Nào? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Dấu Hiệu Bệnh Chàm Sữa ở Trẻ Sơ Sinh | BvNTP
-
Bé Bị Chàm Sữa - Mách Mẹ 7 Cách Chữa Nhanh Nhất Tại Nhà - Dizigone
-
CHÀM SỮA Ở TRẺ SƠ SINH VÀ 5 ĐIỀU CẦN LƯU Ý
-
Mách Mẹ 5 Cách Chữa Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Cực Hay, Vừa An ...
-
Trẻ Bị Chàm ở Má: Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Cho Bé Mà Mẹ Cần Biết
-
Bệnh Chàm Sữa ở Trẻ Nhỏ: Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc
-
5 Cách Chữa Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà