Cách Chữa Chó Bị Ho Khạc Nhiều Tại Nhà Hiệu Quả - Kimi Pet

Cách chữa chó bị ho khạc tại nhà siêu đơn giản có thể bạn chưa biết. Việc biết và chữa sớm sẽ giúp cho chú chó của bạn tránh bệnh nặng hơn. Bài viết dưới đây có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề trên.

1. Chó ho khạc là bệnh gì?

1.1. Nguyên nhân làm chó ho khạc

Một số bệnh ho khạc ở chó liên quan tới phổi như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan, bệnh do cầu khuẩn gây nên, giãn phế nang,…

Ngoài ra, một vài trường hợp bên ngoài làm chó ho khạc như hóc xương, ra bọt trắng, ra máu,…

1.2. Ho cũi & Ho khạc ở chó khác nhau ở điểm gì?

Việc chó của bạn bị ho cũi hay ho khạc rất khó để nhận biết. Nhưng bạn có thể biết được chó đang bị ho như nào với những triệu chứng sau:

  • Chó ho khạc: chảy nước mũi màu xanh, đặc, sốt cao, chán ăn, nặng hơn thì hôn mê.
  • Chó ho cũi: liên tục, nhiều, có lúc ra máu, ra bọt trắng.
Chú chó đang ngặm khúc gỗ mới tìm được
Chú chó đang ngặm khúc gỗ mới tìm được

>>>>> Có thể bạn chưa biết: TOP 15 các bệnh thường gặp ở chó

2. Cách chữa chó bị ho khạc tại nhà

2.1. Chó ho khạc do các bệnh liên quan tới phổi

Nếu chó nhà bạn chỉ bị nhẹ thì chỉ cần cho uống thuốc là ổn, khoảng từ 2 – 3 ngày là chú chó sẽ đỡ hoặc khỏi bệnh. Bạn có thể tham khảo một số đơn thuốc dưới đây thường dùng để chữa trị cho những chú chó trong trại huấn luyện để trị chứng ho khạc:

  • Bromhexine: đây là thuốc giảm ho giúp giảm thiểu các cơn ho và hạn chế chó tiết dịch nhầy, giãn phế quản.
  • Dexamethasone: đây là thuốc sử dụng cùng với thuốc kháng sinh, giúp chú chó giảm thiểu được các cơn ho. Nhưng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi sử dụng.
  • Doxycyclin: đây là thuốc kháng sinh, điều trị bệnh viêm phổi ở chó do vi khuẩn gây nên.
  • Ambron: giúp triệu chứng chó ho khạc liên tục, kéo dài sẽ giảm dần từng ngày.
  • Theophylin: giúp chú chó của bạn giảm bớt tình trạng khó thở.

Nếu chó của bạn được phát hiện muộn và tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Bạn cần đưa ngay đến phòng khám hoặc bệnh viện thú y gần nhất có thể để khám và điều trị sớm nhất. Tại đây bác sĩ thú y sẽ biết tình trạng bệnh của chú chó như thế nào để chăm sóc đúng cách nhất.

Bài viết liên quan:

Top 4 Cách chữa chó bị tiêu chảy #HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

2.2. Chó ho khạc như hóc xương, ra bọt trắng, ra máu

Khi chó của bạn có những dấu hiệu ho khạc, đầu chúi xuống dưới đất nhiều để muốn đưa vật gì ra khỏi cổ thì có thể là do chúng hóc đồ vật nào đó. Bạn cần kiểm tra xem chó nuốt đồ vật gì, nó to hay nhỏ. Nếu:

  • Đồ vật to, dễ nhìn thấy bằng mắt thường: bạn có thể lấy ra khỏi miệng của chó.
  • Đồ vật nhỏ, không thấy rõ trong cổ họng: bạn không nên tự ý giúp chó đẩy dị vật ra, vì có nhiều khả năng khiến cổ chúng bị thương. Không có cách chữa chó bị ho khạc tại nhà nào tốt nhất, chính là bạn cần đưa chú chó đến bác sĩ thú y để được xử lý tình huống này nhé.
Chú chó được uống thuốc
Chú chó được uống thuốc

3. Những triệu chứng khi chó của bạn bị ho khạc

  • Bệnh viêm phế quản: thường gặp ở những chú chó lớn tuổi có biểu hiện như ho, sốt, chảy nước mũi nhiều, khó thở,…
  • Viêm amidan: chó bị nóng sốt thất thường, mệt mỏi, nôn mửa, hạch ở vùng cổ bị sưng, bỏ ăn uống,…
  • Giãn phế nang: chó ho liên tục, kéo dài, khó thở.
  • Bệnh do cầu khuẩn gây nên: chó bị kiệt sức, mệt mỏi, nước mắt, nước mũi chảy nhiều, tình trạng sốt nhẹ.
  • Viêm phổi: chó thường sốt, ho liên tục, khó thở, nôn mửa, mắt và mũi chảy dịch mủ.

4. Cách chăm sóc sau khi chó bị ho khạc liên tục

Sau khi được chữa trị kịp thời và tình trạng bệnh của chó được ổn định. Bạn có thể yên tâm nhường nào, nhưng việc chăm sóc rất quan trọng trong giai đoạn này.

  • Chế độ ăn uống: bạn cần bổ sung cho chú chó thêm nhiều vitamin C và chế độ ăn cũng chia nhỏ hơn so với ngày thường khoảng 4 – 5 bữa/ngày.
  • Vệ sinh: khi bạn muốn tắm rửa, vệ sinh cho chó thì hãy sử dụng nước ấm và tránh để nước tiếp xúc vào phần mũi của chúng.
  • Không gian: bạn cần giữ không gian sạch sẽ, thoáng mát vì bệnh do vi khuẩn chủ yếu gây nên.
  • Đồ chơi: khi mua đồ chơi cho chó, bạn cần tìm hiểu kích thước lớn hơn khuôn miệng của chó khoảng 3 – 4cm để tránh tình trạng chó ho khạc do hóc vật nào đó.

Trên đây là những thông tin về cách chữa chó bị ho khạc tại nhà. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về bệnh của chó cũng như là cách chữa trị và chăm sóc tại nhà tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Ho Cho Chó